logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/05/2024 lúc 10:04:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
phỏng lược theo “15 ngày trong miền Thất Sơn của Nguyễn Văn hầu“
 
 
Từ rất lâu rồi, năm 2001, trong một mùa nghỉ hè, phái đoàn du khách Việt Nam chúng tôi từ Úc đi hành hương về quê. Đã lâu bọn họ muốn về bản quán ở cực Nam để được chiêm ngưỡng cảnh hùng vĩ tự nhiên của một mảnh non sông.
 
Ở cực Nam đất nước, một anh bạn nghĩ chỉ có Hà Tiên và Thất Sơn là có nhiều cảnh đẹp và những chuyện cổ tích hay huyền thoại xa xưa. Một chị bạn khác đưa ý kiến riêng :
 
Đúng vậy, Hà Tiên có hòn Phụ Tử, có núi Tô Châui, có biển Kim Dự và lăng họ Mạc, khung cảnh cực xinh.
 
Mà núi đá và biển chúng ta coi nhiều ở khắp nơi rồi. Hay dịp này chúng ta đi Thất Sơn đi, Thất Sơn không có biển như Hà Tiên nhưng Thất Sơn có núi non trùng trùng điệp điệp, có vô số đền, am, chùa, miếu… vậy mới gọi là đi hành hương. Ở đó cũng có những di tích lịch sử đặc biệt của quê hương.
 
Tới Việt Nam… và họ đồng ý thuê xe đi về hướng Thất Sơn.
 
Họ đến núi Sam vào một buổi chiều tà, nắng còn hơi gắt, nắng vàng miền núi.
 
Gọi là miền núi, chứ có nhiều ruộng thấp vườn cao chênh chếch nhau, xếp đăt khá thứ tự để chen vào lòng đất mượt mà.
 
Con đường từ Châu Đốc dẫn vào vào vùng bẩy núi toàn là đồng ruộng, thoai thoải khi lên khi xuống như một khung căng vải thô, nhuốm màu già, kéo ra phơi nắng, nhấp nhô theo gió nhẹ.
 
Nơi miền núi Sam, Châu Đốc cũng có những nông trại, gọi là nông trại cho xôm nhưng chúng đơn giản nghèo nàn, so với các nông trại giầu có ở Úc Châu, từ sau 1975, nông trại núi Sam xuống cấp với những hàng cọc tre vây quanh và một vài nếp nhà cô đơn nem nép ở góc một cuộc đất trống, một vài mảnh vườn trồng rau cải, khoai lang, khoai mì và những con gà mái, gà mẹ gà con cúc cúc dẫn nhau dãi đất kiếm ăn.
 
May mà linh động hơn, còn có trái núi Sam vẫn còn nằm giữa cánh đồng bằng. Trái núi mang hình thù một con sam xanh xanh màu cỏ khổng lồ, nó nằm trên nệm rạ lớn màu nâu màu của mầu của đất.
 
Khi xe hơi của đoàn du lịch càng đến lần lần gần, thì con sam xanh màu cỏ ngả màu xậm hơn, có chỗ loang loáng mầu nắng, có chỗ nâu xịt…
 
Rồi quang cảnh càng rõ hơn, cây, núi đá, núi đất, chùa, am, miễu rõ hình, đứng thành từng bậc từ thấp lên cao… cũng có khe suối róc rách, có đường trèo lên cao lên cao hơn.
 
Tới đây, hành giả thoạt nhớ lại cảnh thành phố ở một xứ Âu Tây, Monaco của bà hoàng Grace Kelly, nhìn từ bên này thuộc địa phận miền Nam nước Pháp, từ Menton nhìn sang xa hút bên kia, cũng nhà cửa, cũng cây cối, phố xá lên cao lên cao từng bậc thang, như xếp hàng lên trời, như những cái hộp vuông, những cái hộp chéo… rủ nhau bò bò. Nhưng đó là phố thị, đô hội, phồn hoa. Còn Thất Sơn là đồng quê, màu xanh ngút ngàn.
 
Nền trời quanh núi màu xám lạt, có chỗ xanh lơ, có chỗ xám đậm đặc, dàn hàng ngang thành vô số hình tướng xéo qua, xéo lại, nghiêng nghiêng như một bức tranh vân cẩu sơn khê đầy nhiệm màu huyền ảo, mà có chỗ cũng thanh thoát vì đất hẹp mà trời nhiều quá ! Bao la quá.
 
Đây là miếu bà Chúa Xứ. Người hướng dẫn giới thiệu. Miễu bà Chúa rộng, tường gạch, mái ngói, uy nghi và khang trang. Bên trong, hoành phi câu đối còn đầy đủ, chứng tỏ miếu được chăm sóc thường xuyên chu đáo. Miếu có hai tòa, nhà nghỉ và nhà trú phòng dành cho khách thập phương ở xa đến, muốn nghỉ lại.
 
Nơi chánh điện có tượng bà Chúa khá lớn, sơn son thiếp vàng, cao như một người thiệt, đẹp và oai. Không biết hôm đấy là ngày gì, có lẽ là một ngày vía, nên khách thập phương lui tới lễ bái theo tuần tự, người vào người ra nhẹ nhàng và rất cung kính.
 
Tôn tượng cao dễ hơn một mét. Người ta giải thích là qua nét khắc chạm và điểm tô, một nhà khảo cổ đoán chừng rằng là một thần tượng, do một bàn tay tạo dựng của đạo bà la môn từ khoảng trước Đế Thiên Đế Thích. Thế mới biết tín ngưởng của người dân Việt Nam ta dễ thương, đa nguyên và đa dạng. Nhưng cũng nghe tương truyền có một bà em gái của vua Gia Long được phong làm Chúa Xứ ở đây. Ban đầu, tượng được thờ ở dưới thấp hơn. Cho đến khi bà Thoại Ngọc Hầu theo chồng về đây an trú, bà mới phát tâm xây miếu trên cao, rồi rước tượng lên thờ phượng. Để thấu hiểu lòng sùng bái ngưỡng mộ của dân gian trong vùng, khách vãn cảnh ai ai cũng dừng lại, chăm chú đọc hai câu đối gắn ngay chánh điện :
 
« Cầu tất ứng, thành tất linh, mộng trung chỉ thị »
« Xiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lường »
 
Trên mặt kệ, ngay dưới bệ thờ tôn tượng, có cái khay bạc xinh xắn, chứa rất nhiều đồng tiền mới, đủ thứ tiền, tiền địa phương, tiền ngoại, tất cả rất mới và đẹp. Tiền đó đạo hữu tới cúng biếu. Mà người quản miếu cũng đồng ý, hoặc hoa trái, hoặc tiền, đều hợp lý và tiện, vì nhiều bông trái mau tàn.
 
Trong đoàn khách vừa du lịch vừa hành hương, có chị Kim vào lễ và cúng hai tờ 50 đô mới toanh.
 
Chị thì thầm khấn lễ xong, lui ra, giật lùi, phép tắc. Thì liền sau đó, có một anh đồng hành, cũng rất từ tốn tiến vô quỳ gối lặng lẽ lâm râm khấn vái, rồi anh chỉ xin bà tờ 10 đô… vì anh vừa phát hiện ra mình mất ví tay, mà không nhớ đã để lộn hay rơi ở đâu đó.
 
Viếng lạy xong nơi miếu bà Chúa Xứ, phái đoàn cùng nhau tới chùa Tây An.
 
Chùa cách miếu bà không xa. Chùa ở một bực chắc chắn trên triền núi Sam. Trước chùa là cổng, cạnh cổng tam quan đó, có tượng của một mẹ bồng con. Bên kia là tháp, sau chùa và xung quanh xa hơn tí chút, toàn là cây, vừa cây cảnh, vừa cây ăn trái xum xuê râm mát, cũng có vài cây cổ thụ cao, lâu năm như che chở cảnh quan xung quanh.
 
Thưa, từ xa vừa tới, ai cũng chú ý tới tượng mẹ bồng con, một cái gì êm êm dịu mát lâng lâng trong lòng, tình thương ưu ái là vậy… mẹ bồng hay cha bồng con ?
 
Lại nói về núi Thất Sơn, vùng núi Sam… từ thời rất xa xưa, khi có những người gốc Trung Hoa, không ưa nhà Thanh, ở thế kỷ 17, mới tìm đường xuôi phương Nam… và sau đó, người Miên, rồi người Việt đằng ngoài cũng tìm đến chỗ cực Nam của Việt Nam người người linh cảm nơi đó là phước địa, phước điền, ắt sẽ hưởng được thiên ân là ơn trời lộc phật. Đúng vậy, đất lành chim hội tụ. Vùng đất bao quanh châu Đốc đó, cây trái xum xuê. Sông cửu long bồi đắp lúa gạo phì nhiêu. Cuộc sống sung túc, thóc gạo đầy bồ bao năm.
 
Nhờ cảnh thái bình và phật quang vượng phát, nhiều vị cao tăng uyên thâm phật pháp từ rất xa về Thất Sơn tu tập, tu tiên, tu thiền và tu phật, tất cả, họ, hòa đồng tương kính.
 
Mãi sau này, nước ta có phật thầy Tây An ở núi Sam.
 
Theo tục truyền, chùa Tây An có trước khi phật thầy tới. Trước đó rất lâu, có một vị cao tăng đạo hạnh và đạo đức từ miền Hoa Nam nước Tầu vào tu luyện ở đó và ít năm sau, người phát tâm cùng đạo hữu địa phương xây chùa.
 
Ý nói là chùa có trước, và phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyền tới sau. Và những gì đã có từ trước, dù có chiến tranh tàn bạo, phật thầy Tây An không hề phá bỏ, chỉ sửa chữa, gìn giữ và trùng tu thêm.
 
Phật thầy Tây An thờ phật. Đạo hữu rất yêu mến, kính nể. Căn gốc của thầy Tây An là đạo phật. Nhưng cách diễn đạt có khác các nhà sư đồng thời, ở chỗ thầy giản dị hóa hình thức tu hành để trở về với bản lai thanh tịnh của phật tổ.
 
Hành giả tu ở đâu cũng được, không bị bó buộc phải thờ phật cốt.


 
Không bó buộc phải gõ mõ, tụng kinh.
 
Không quy định đầu tròn áo vuông.
 
Điều cốt yếu là tránh ác, làm lành, giữ tâm ý thanh tịnh (= tam quy của phật giáo).
 
Điều cốt yếu là nên năng tri hành bốn ân bảo trọng:
Ơn cha mẹ tổ tiên, ơn đất nước quê hương, ơn tam bảo và ơn đồng loại.
 
Xin lưu ý lần nữa là chùa Tây An có trước, phật thầy Tây An tới sau, nhưng khi trùng tu chùa, ngài luôn luôn trân quý giữ gìn những thánh tích có từ xưa, cho nên đến ngàn sau, thiên thu, người ngoài đến, là đạo hữu hay khách vãn lai còn hữu duyên mà được chiêm bái tượng phật bà Quan Âm Thị Kính trụ ngàn năm ở trước cổng, cạnh tam quan.
 
 Người ta truyền tụng đó là bà Quan Âm Thị Kính ôm con ra đứng đó, khi bị người ta đuổi ra. Và bà đứng đó chớ còn biết đi đâu ?
 
… Nhưng vị sư già trụ trì chùa Tây An đồng thời đó, còn kể rằng có nhiều phật tử tin đó là bà Quan Âm Thị Kính ôm con, và còn có, cũng có nhiều đạo hữu, tín hữu nói rằng đó không phải tượng bà Quan Âm Thị Kính, mà là tượng bố con ông Sam đã vãng sanh, đã hóa đá… vì nét mặt người đứng bồng con đó có nhiều nét vô tư, khắc khổ và khô cứng của đàn ông, dĩ nhiên đàn bà và đàn ông khác nhau, phật bà Quan Âm Thị Kính nhiều từ bi và đậm nét khoan hòa từ ái… có lẽ thế ? Hẳn đúng thế ?
 
Chẳng hay câu chuyện cha và con ông Sam ra làm sao mà đứng thiên thu trước cổng chùa, bạch thầy.
 
Thỉnh thầy kể cho tụi con nghe, bạch thầy là tụi con từ xa xôi lắm, mới đủ duyên gặp thầy, A Di Đà Phật !
 
Chuyện rằng: từ rất xa xôi, đàng ngoài, giặc giã loạn ly triền miên, có một người đàn ông tên Sam, tên cúng cơm là Kham, mà qua nhiều phát âm, nhiều địa phương thay đổi, đọc trại, người ta gọi là ông Sam, dắt vợ từ Bắc, di cư vào Nam, cực Nam, chồng là Kham vợ là Nhẫn.
 
Vợ chồng họ vào miệt Châu Đốc sinh sống làm ăn, ngay tại Thất Sơn. Ông Sam lo trồng tỉa cây trái, làm lúa mà ăn. Vợ ông, bà Nhẫn là một phật tử thuần thành của chùa Tây An một thuở. Bà năng lui tời chùa lễ bái, tụng kinh, niệm phật, công phu đều đặn.
 
Ông Sam lo làm ăn. Ông không đi lễ chùa siêng năng như bà, nhưng bản tính chân chất hiền lành, chỉ lo việc trồng tỉa, rảnh rỗi ông đọc sách… ông không hề ngăn cản việc đi về cửa phật luôn luôn của bà. Ông chỉ nhắc nhở bà, “tu cho giỏi, ai tu thì người đó được. Tu làm sao để có phật tại tâm…”
 
Có nhiều dịp lễ vía hay đản sanh bồ tát, bà nán lại làm công quả thu vén bếp núc cả ngày ở chùa, ông vẫn chăm lo việc nhà một mình, không phàn nàn, không than vãn.
 
Có khi ông lưu ý bà là bà chậm hiểu, tối dạ, cứ thắp nhang, lạy lên lạy xuống cả ngày, niệm kinh sang sảng thì còn lâu mới thành quả vị.
 
Bà nói bà tu chân chất và nếu như, càng chậm hiểu thì bà càng phải siêng năng học kinh lễ phật.
 
Bà có hỏi ông nhiều lần tại sao ông không chịu tu phật ? Ông bảo ông lười và nói vắn tắt ông tu tại tâm.
 
Bà cho là ông lười, nhưng thôi, miễn là ông hoan hỉ để bà năng lui tới với tam bảo là thiện duyên.
 
Còn như ông nghịch duyên với tự thân, thì mặc kệ ! Không sao, bả sẽ tu siêng năng chăm chỉ hơn đặng san sẻ cho ổng phần nào phước đức. Bà tự hứa trong thâm tâm là như vậy.
 
Rồi từ bao năm nay họ không có con cái chi. Chợt khi đã lớn tuổi, ngoài 40 tuổi, tự nhiên ông bà Sam lại sanh được một mụn con trai xinh đẹp, đúng là phước báu trời phật cho.
 
Ông phụ bà chăm con. Con lớn lên, bà lại rảnh rang lên chùa theo tiếp các thời khóa tu tập. Công phu.
 
Thầy trụ trì ở chùa Tây An, đồng thời đó, là một vị cao tăng đức độ, đạo hữu quanh vùng tôn kính, quý trọng.
 
Ngài linh cảm thấy là trong mùa pháp hội vu lan của một năm đó, sẽ có các vị bồ tát quang lâm thiết lập mạn đà la… và có thể, chư thiên, có thể đón những người hội đủ phước lành, hội đủ nhân duyên về một khung trời cao rộng.
 
Bà Nhẫn đi đi về về chùa, có một lần vui miệng mà khoe với chồng là thầy trụ trì nhờ có thiên nhãn, thầy thấy chư thiên sắp tới. Ông vẫn bình tâm, rồi ông thủng thẳng nói với bà: bà thì chuyên tu, mà không sáng suốt, bà chậm hiểu, hơi dốt nát nữa, lẽ nào bà thành một chư thiên, bồ tát mau như vậy ? Ngưng một lát, ông lại nói thêm:
 
Đồng ý là thầy ở chùa mình đạo cao đức cả, hoàng dương chánh pháp rộng sâu, khai thị cho rất nhiều phật tử, nhưng…
 
Nhưng… làm sao ?
 
Nhưng chẳng hiểu là thầy đã đủ gỗ, đủ hồ, đủ ván để đóng xong con thuyền bát nhã tự thân chưa ? Nếu mà các phật tử, có cả bà trong đó nữa, cứ tới chùa kèo nài xin ván vụn, cứ lui tới đòi nương nhờ vào phước đức của ngài, sợ rồi làm trễ nải công tu tập của ngài, mà việc của mình cũng không chắc có xong không ?
 
Nghe chồng nói như vậy, từ đó bà Nhẫn không có chủ ý tu học để được vãng sanh hay thành bồ tát nữa, mà bà chỉ khấu đầu đảnh lễ tụng niệm cầu xin cho đứa con trai duy nhứt của ông bà, cầu sao cho nó khỏe mạnh, thông minh, mau mau đi học, học vào đạo pháp tinh tấn… và thoát vòng vô minh tăm tối.
 
… Rồi ngày đại lễ vu lan, kiết hạ cũng đến. Bà Nhẫn sửa soạn lo sám hối từ nhiều ngày trước. Trong ngày đại lễ, bà đến chùa sớm, để con trai ở nhà, có cha nó lo.
 
Đến trưa trưa cùng ngày, con đói và đòi mẹ. Ông phải mượn cái áo già lam của bà, mà mặc vào người và ẵm con trai đi tới chùa Tây An mong tìm mẹ nó cho nó.
 
Ông Sam đứng trước cổng chùa, chờ mãi không thấy vợ ra. Mà một hồi sau, ông lại thấy các vị bồ tát tiên thiên tìm tới hỏi, trắc nghiệm xem ổng có xứng đáng lên trên cao là cõi trời không. Ông trả lời là khi xưa, ông rời bỏ đất Hoa Nam vô đây khởi nghiệp lại, sinh sống là vì tránh cảnh con người ngoài đó tham sân si, tranh giành nhau đồ ăn, của cải, quyền vị… rồi vô đây, vẫn thấy cảnh bon chen tồn tại…
 
Chư thiên hỏi vậy thì ông có muốn lên Nirvana là chỗ chân như không ?
 
Ông Sam từ chối, ông không muốn ôm con đi một mình, hưởng hạnh phúc an hòa một mình.
 
Vì lý do : nơi đây vẫn còn tham sân si lộng hành, ngày ngày càng tợn ! Nơi đây vẫn còn chiến tranh hung ác gây chết thảm cho thế giới muôn loài…
 
Vậy nên ông không nỡ mà bồng con bỏ đi ! Chư thiên phán đoán ông quả là thiện nhân. Chư thiên lại nói, đi không chẳng lẽ lại về không. Nhưng ông Sam quyết liệt từ chối lần thứ hai và lạy tạ, trình thưa rằng :
 
“Cha con tôi xin phép được ở lại nơi này, nơi khổ đau, cùng nhân thế, cùng đồng loại…
 
Cúi xin các bồ tát, quý vị chư thiên cảm lòng thành, hãy phát tâm phát một đại đại nguyện miễn trừ cho nhân loại và muôn loài tai họa chiến tranh.
 
°         °         °
 
Câu chuyện về cha con ông Sam, tại sao họ lại đến đứng trước cổng chùa Tây An này, thì vị sư trọng tuổi, đồng thời, chỉ kể đến đó thôi. Rồi ngưng. Uống trà !
 
Nhưng người đời sau, đời đời sau, đoan quyết rằng : câu trả lời là thỉnh cầu của người đàn ông bế con có một nhiệm màu, là biến hai cha con thành tượng đá, linh hồn cả hai đó đã được vãng sanh về tây phương tịnh độ.
 
Còn tượng đá của hai cha con vẫn đứng vững thiên thu nơi này, là nhờ được phật thầy Tây An trân truyền lưu giữ để giáo dục cho hậu thế rằng :
 
“Phât tức tâm”
 
A Di Đà Phật


Mùa Phật Đản 2024
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.