logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/06/2024 lúc 07:59:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh tư liệu _ Phụ huynh chờ rút thăm may mắn cho con vào một trường mầm non công lập ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Washington DC —  ‘Thi vào cấp 3 trường công hiện còn khó hơn xét tuyển vào đại học,’ theo các phụ huynh tại Hà Nội được VOA phỏng vấn. Họ e rằng nếu con em không thi được vào trường công thì tương lai của các cháu và cuộc sống của gia đình sẽ có rất nhiều thay đổi vì những khó khăn liên quan đến học phí cao tại hệ thống các trường tư. Vì thế, lúc này những phụ huynh có con đến tuổi thi vào cấp 3 đều ‘phấp phỏng, nơm nớp’ về kỳ thi tuyển sinh trong ít ngày tới.
Anh Nguyễn Thành Hưng, một công chức làm việc cho một cơ quan nhà nước tại quận Hoàn Kiếm, cho biết những ngày gần đây gia đình anh như ngồi trên đống lửa. Con gái anh đăng ký thi vào một trường điểm gần nhà để đi học thuận tiện nhưng do là trường điểm nên không có nhiều khả năng cháu có thể đỗ vào học tại đây.
“Lo lắm. Bây giờ như con tôi thi là tỉ lệ chọi mấy chục cháu mới có một cháu vào được cơ,” anh Hưng nói với VOA.
“Lương tôi thì chỉ đủ đóng tiền học cho cháu thôi, thậm chí là không đủ. Bởi vì thực sự lúc đấy có lựa chọn nào khác đâu. Riêng trong kỳ thi tới, theo tôi biết, sẽ có 10.000 học sinh vào lớp 10 là không có chỗ ở trường công. Tức là trường công không đáp ứng được, quá tải. Như vậy là buộc phải học trường tư đúng không? Trong khi trường tư thì cứ 10 – 11 triệu/tháng mà còn chưa chắc đã thi vào được. Nhà nước ít ra cũng phải cho người ta có quyền lựa chọn. Trường công ít nhất cũng phải đảm bảo đủ cho học sinh nó học đã chứ,” anh Hưng than thở và cho biết nếu con gái không đậu vào trường công thì là một ‘thảm hoạ’ đối với một gia đình công chức nghèo như gia đình anh.
Chị Nguyễn Thu Thủy, một phụ huynh ở quận Đống Đa, cho biết con trai chị năm nay đăng ký thi vào lớp 10 một trường công gần nhà nhưng không chắc vào được vì có ‘hàng nghìn hồ sơ đăng ký mà nhà trường thì chỉ có thể nhận vào khoảng hơn 500 học sinh mà thôi’.
“Bây giờ thi vào cấp 3 trường công khó hơn vào đại học nhiều. Đại học thì nhan nhản ra, nhưng cấp 3 thì mệt lắm. Nhà nào cũng nơm nớp về việc làm sao con vào được cấp 3”, chị Thuỷ chia sẻ.
Là một gia đình công nhân với thu nhập chưa tới 20 triệu đồng/tháng, chị Thủy đã lên phương án nếu con trai không thi vào được trường công.
“Không vào được trường công thì nó sẽ phải vừa học vừa đi làm. Vào trường vừa học vừa làm dự kiến thì khi học hết lớp 12 nó sẽ được đi làm cho doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, vì trong 3 năm học nó đã học tiếng của nước đấy rồi. Khi nó ra nó làm thì nó sẽ công việc ổn định, rất là ổn chứ không cần phải đại học nữa,” chị Thủy nói.
Chị cho biết nếu con trai không vào được cấp 3 công lập thì phải chấp nhận nối nghiệp bố mẹ làm công nhân chứ gia đình chị không đủ tài chính cho cháu học trường tư.
Những phụ huynh có con học giỏi xuất sắc thì đỡ lo hơn, như anh Đặng Thành Nam, một phụ huynh ởquận Hoàn Kiếm.
Anh Nam cho biết vợ anh là một giảng viên đại học và kèm cặp con trai từ nhỏ nên khả năng cậu bé đỗ vào hệ chuyên hóa của trường chuyên là khá cao. Anh nói nếu con anh vào được trường chuyên thì gia đình anh hoàn toàn yên tâm và thảnh thơi.
“Như cái trường thằng cu nhà tôi thi vào thì nó thuộc đại học quốc gia, nên học phí của nó chỉ có 2 triệu đồng/tháng thôi,” anh Nam cho VOA biết.
Những phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì cho hay con của họ học trường công hay trường tư cũng không thành vấn đề.
Anh Nguyễn Minh Hòa, một phụ huynh ở quận Ba Đình, là một trường hợp như vậy. Con gái anh đã nộp hồ sơ vào một trường THPT gần nhà, nhưng anh nói nếu con không đỗ thì anh sẵn sàng cho học trường tư.
“Trường tư thì không phải học thêm nữa, trong khi trường công thì vừa phải học thêm ở ngoài lại còn học thêm cả ở trường nữa. Mỗi buổi mấy trăm nghìn. Tuần học 4 – 5 buổi thì cũng khác gì trường tư đâu,” anh Hòa lý giải và cho biết thêm rằng để cho chắc ăn, anh cũng đã nộp hồ sơ vào 2 trường tư khác nhau.
“Xin vào trường tư cũng khó đấy. Chứ không phải mất tiền mà dễ vào đâu. Một số trường thì dễ nhưng những trường chuẩn và được người ta đánh giá tốt thì họ cũng lấy điểm cao như trường công luôn,” anh nói.
Thành phố Hà Nội công bố lịch thi vào cấp trung học phổ thông năm học 2024 -2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 08 và 09/6, với 3 môn là toán, ngữ văn và ngoại ngữ.
Truyền thông trong nước dẫn báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội cho biết toàn thành phố trong kỳ thi năm nay có 135.000 em đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 công lập trong khi chỉ tiêu nhận là 81.000 học sinh. Như vậy, 54.000 học sinh không vào được công lập sẽ phải học trường tư hoặc vào các trường giáo dục thường xuyên và các trường nghề.
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố, Phùng Thị Hồng Hà, được báo nhà nước dẫn lời cho biết nguyên nhân của tình trạng thiếu trường cho học sinh hiện nay là do tốc độ tăng dân số, nhiều khu nhà ở và khu đô thị mới được hình thành nhưng số trường học được xây dựng lại không theo kịp.
Tại khu vực nội thành Hà Nội, trong nhiều năm qua hầu như không có trường học mới nào được xây. Ủy ban Nhân dân thành phố dẫn ví dụ như quận Hai Bà Trưng, với hơn 303.000 dân, thì cần có từ 6-10 trường trung học phổ thông nhưng hiện chỉ có 3 trường. Quận Hoàn Kiếm, với gần 213.000 dân, cần có từ 4-7 trường nhưng hàng chục năm nay vẫn chỉ có 2 trường mà thôi.
Truyền thông trong nước trích lời Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, Vũ Thu Hà, cho biết thành phố kiến nghị Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép xây dựng trường học theo tiêu chí diện tích sử dụng/học sinh thay vì diện tích đất/học sinh. Vẫn theo kiến nghị này, các quận nội thành không còn quỹ đất để xây dựng đáp ứng số lượng học sinh tăng nhanh thì cho phép Hà Nội nâng tầng các khối nhà và xây tầng hầm tại các trường học.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.