logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/06/2024 lúc 07:16:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thỉnh thoảng tôi vô nhà thờ, vô chùa như đi đường nắng quá thì bộ hành tìm một gốc cây để nghỉ chân giây lát, tôi dừng bước ta bà để nghe giảng Kinh thánh, giảng kinh Phật… như vịt nghe sấm chứ biết gì đâu. Người quen biết thấy rồi tự họ đoán già đoán non ra ý tôi là vịt biết trong trời đất có tiếng sấm và sấm cũng biết trong trời đất có con vịt. Thật là hoang tưởng mà nhớ câu nhìn bạn anh ta biết anh ta; trong mắt người điên là một thế giới điên loạn... nên chỉ có mấy thằng khùng chơi với nhau. Nhưng nói theo nhà Phật là duyên, tùy duyên gặp phải kỳ duyên, cười như con gà nuốt dây thun nên bỗng có cuốn kinh Phật hay Kinh thánh trong tay thì đọc, nhiều khi người khác lầm người cho thì cũng hãy cầm lấy cho vừa lòng nhau, làm vừa lòng cục đá nhô lên ở mặt đường bằng một cú vấp cũng thu hoạch được sự cẩn bước mà lâu nay thờ ơ, như không nhớ kẹp tiền trong cuốn sách nào trên kệ sách, đến lúc cần thì đi tìm, nhưng lại thấy cuốn kinh, tôi tin là bề trên sắp đặt nên tôi lật đại ra một trang, đọc đại một câu như bói Kiều xem sao?
 
Một lần còn nhớ tôi đọc được câu, “đời là bể khổ…” Ngẫm nghĩ khổ thật, tiền là vật dơ bẩn nhất, thứ đáng ghét và đáng quên nhất trên cõi đời thì người ta lại ôm chặt và nhớ nhất, nhưng dù có lật hết kệ sách cũng chỉ có những trang chữ thôi, có tiền dư để cất bao giờ mà đi tìm. Hiểu cao siêu hơn phàm đột xuất, đời là bể khổ thì tìm ra hay không cũng khổ, khổ từ quá khứ đi “tìm” khổ tới hiện tại là “thấy” hay “không thấy” đều khổ tới tương lai với tiền không thuộc về mình. Tiền là của vợ mình, việc của mình là kiếm ra tiền đem về nhà cho cô ấy cất giữ phòng thân chồng bị trời đánh chết bất tử, hay trót nghe theo lời u mê của con nhền nhện nào rồi… Tóm lại, muốn thoát khổ thì đừng tìm, nhất là tiền, là tiền thân của khổ mọi thời đại. Sống vô cầu ắt vô hoạ.
 
Nhưng gần đây có một hiện tượng sống vô cầu nhưng không có gì bảo đảm là vô hoạ đó là hiện tượng Thích Minh Tuệ nổi lên trong nước, nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết mọi trang mạng, cánh làm Youtube bu theo kiếm ăn, thiết kế thời trang cũng ăn theo cho ra mắt áo dài áo ngắn nhiều mảnh, nhiều màu. Đa số người Việt tự hào đó là tính nhanh nhạy, nắm bắt và sáng tạo của người Việt. Ở mặt thị trường không có gì sai nhưng đôi khi kiếm sống cũng cần ranh giới, sự tôn trọng tối thiểu với tâm linh người khác. Người ta có thể ăn cái bánh hình bông hoa, con rùa, con cá… không ai ăn cái bánh hình Phật bà Quan âm hay Đức Mẹ. Quẫy nhiễu người tu hành là tổn đức, mặc áo giả sư là ma tăng.
 
Hiện tượng Thích Minh Tuệ không còn là một phát hiện nhỏ lẻ của một người làm YouTube kiếm sống mà trở thành hiện tượng cả nước. Tôi theo dõi báo đài trong và ngoài nước, ngoài những người theo gót chân thầy để kiếm sống thì không trách họ được vì ai không phải kiếm sống, và họ có vi phạm pháp luật gì đâu như trộm cắp mà trách họ, chỉ xin họ đừng quấy rầy thầy Minh Tuệ tu hành quá đáng, thầy là tu sĩ, tu nhân thì cũng còn là người có thân xác cần nghỉ ngơi, cần yên tịnh để tu thiền. Xin người có tiền mua áo mốt nhất, đang cháy hàng ở Việt nam cũng nên chừng mực với bề trên, với tâm linh đại chúng, không có sự xúc phạm nào đáng trách hơn xúc phạm niềm tin của người khác.
 
Nhưng tôi để ý đến những người có tên tuổi trong và ngoài nước thì rất cân nhắc, kiệm lời khi nói đến thầy Thích Minh Tuệ bởi chê một nhân vật đang được quần chúng tôn sùng là tự khép án tử cho mình, mà khen thì không được gì ngoài tiếng đời thấy sang bắt quàng làm họ, hay xu nịnh bình dân từ hơn. Còn việc đáng lo là việc sụp hầm sụp hố bất tử theo nhân vật chính khi sự thật được phơi bày. Tôi không có thành ý hay ác ý gì với sư Minh Tuệ, nhưng thời gian là yếu tố quan trọng nhất của sự thật, chúng ta có hiện tượng chưa đủ để kết luận đó là sự thật, cần thời gian để hiện tượng hoá sự thật theo tự nhiên.
 
Lấy câu cao dao, “ớt nào mà ớt chảng cay…” hay câu, “mấy đời bánh đúc có xương…” là bằng chứng của hiện tượng đủ thời gian hoá sự thật, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ là gái không ghen chồng, mẹ ghẻ mà thương con chồng trong vũ trụ tương đối này, không có gì tuyệt đối. Tôi đã tìm đến một nhà sư khả kính ở hải ngoại để nghe chính kiến của ngài, nhưng thầy Thích Pháp Hoà cũng là trường hợp của một người có tên tuổi ở hải ngoại, không lên tiếng hay lên tiếng cũng có cái hay cái dở song hành nên thầy Thích Pháp Hoà chỉ giảng giải cho Phật tử nghe về phép tu Hạnh đầu đà của thầy Thích Minh Tuệ qua một buổi pháp thoại mà thôi, không có lời nào nói lên suy nghĩ riêng của thầy Pháp Hoà về thầy Minh Tuệ. Đừng tin vào chiêu thuật câu “view” trên Youtube cứ phán cái tựa đề “thầy Pháp Hoà đã lên tiếng về thầy Minh Tuệ…” hay “để đồng hành cùng chúng tôi, xin quý vị hãy nhấn “like” “share” và “surprise”… để không bỏ lỡ tin tức cập nhật về hiện tượng tâm linh chỉ có ở Việt nam…”
  
Một bất ngờ thú vị là tôi có cô cháu gái là một tín đồ Kitô Giáo thuần thành, lắm hôm thấy nó vừa đánh răng vừa ngủ gật để đi lễ sớm sáng Chủ nhật cho kịp về còn đi dũa neo kiếm thêm… Tôi nguyện Ơn trên cho cháu bớt khổ đời du sinh, Xin Thiên Chúa ban phước lành cho cháu và gia đình còn ở Việt nam được bình an, sức khoẻ hằng ngày để vượt qua khó khăn đời sống. Không ngờ một hôm cháu hỏi tôi rất bất ngờ, “Chú nghĩ sao về thầy Minh Tuệ?” Tôi không ngờ cô bé cũng quan tâm. Dĩ nhiên tôi thấy vui trong lòng với một người trẻ còn quan tâm đến việc đi lễ là không bỏ được, quan tâm đến việc tu hành, chùa chiền, nhà thờ… nên câu trả lời cũng cần hai yếu tố chính là không xúc phạm tới thầy Minh Tuệ và không làm nản lòng cô bé đi Nhà thờ, đi làm, đi học bù đầu nhưng tôi cũng có thấy khi rảnh rỗi đôi chút, cháu xem và nghe thầy Pháp Hoà thuyết pháp. Tôi nói, “con kiến đi tu cũng đáng chúc mừng thì nói gì con người, vì ít nhất con kiến cũng để cho con cá không may mắc cạn được siêu thoát tự nhiên thay vì con kiến bình thường như chúng ta sẽ nói, ‘cá ăn kiến ơi, hôm nay tới ngày kiến ăn cá… khà khà’. Chú không biết từ bao giờ trong văn hoá của người Việt có quan niệm trong gia đình có một người đi tu là vinh dự, vinh hạnh, phúc đức của gia đình. Gia đình thầy Minh Tuệ đã lên tiếng, cho biết thầy có căn tu từ nhỏ qua những biểu hiện, gia đình không ngớt lo lắng cho thầy rày đây mai đó, một nắng hai sương. Nhưng nay thấy thầy trên Youtube tuy gầy nhưng mạnh khoẻ, được đồng bào yêu thương là gia đình đã yên tâm và vui cho người con của gia đình đã và đang theo đuổi ước mơ trên con đường tự chọn… Nhưng chú thấy thầy không còn trẻ, không biết đã tu hành lâu chưa, chú thấy mắt thầy đã sáng quang minh nhưng hào quang còn yếu.”
 
   “Con không hiểu ý chú!”
 
   “Hào quang mà chú nói đây không phải là hào quang sân khấu của nam tài tử, nữ minh tinh đoạt giải Oscar. Hào quang chú muốn nói đến là con hãy quan sát một vị chân tu, ngoài sự bình thường, giản dị như người thường chúng ta nhưng sự xuất hiện của vị chân tu như có hào quang xung quanh người, mắt chúng ta không thấy hào quang lấp lánh như những tia sáng phát ra nhưng tâm chúng ta cảm nhận được sự sáng ngời của thiên sứ khiến ta ấm lòng tin tưởng, vui vẻ nghe và làm theo lời thiên sứ. Dù thiên sứ chưa nói với chúng ta lời nào để thuyết phục từng cá nhân nhưng cả tập thể đã có sự hưng phấn, lòng tự nguyện dẹp bỏ ham muốn cá nhân để hướng đạo. Kết quả là sau buổi thuyết pháp nhiều người thấy nhẹ lòng, bớt muộn phiền. Cái hào quang của một bậc chân tu là sự thu phục không lời chứ không phải sự thu hút bằng ngoại hình và tài ăn nói… Ông cha trẻ xuất hiện trên bục giảng, tín hữu phía dưới như được tiêm thuốc tăng lực tạo thành những cơn sóng nhỏ râm ran… nhưng vị linh mục già xuất hiện thì nhà thờ bao trùm trong im lặng, sự im lặng không mang tính chất sợ hãi mà thể hiện lòng kính trọng. Đó là hào quang của vị linh mục già, sự có được từ đức độ và lòng tín thác của ngài với Đấng Kitô. Dù ngài và linh mục trẻ cùng nói về một chủ đề, thuyết phục tín đồ sống đạo, kính Chúa. Sau buổi lễ người ta lại râm ran về ông linh mục trẻ mới về, tám ba trăm sáu độ quanh ông linh mục trẻ, bài giảng của cha tuột hạng thứ yếu mà chủ yếu là làm linh mục đâu cần phải đẹp trai quá khiến tín nữ phân tâm. Nhưng cũng sau buổi lễ, người ta suy nghĩ nhiều về lời vị linh mục già đã nói. Tự nhắc nhở mình là tự hứa với cha bao nhiêu lần rồi sao vẫn thế? Tự hứa thì phải giữ lời, hứa với những lời cha thành tâm kính Chúa sao mau quên? Không phải ta đã tự hứa sống thành tâm kính Chúa như cha xứ già nhưng… đã đến lúc ta phải tự trọng!
  


Chú có suy nghĩ từ khi còn trẻ, ở trong nước. Tiếp xúc với thầy Tuệ Sỹ, không cần nghe ngài nói gì, chỉ nhìn ngài ngồi thiền, ngồi kiết già bất động đã tự thấy xấu hổ trong lòng mình với sự thoát tục lan toả từ ngài, sao ta còn quá nhiều tham sân si trong lòng đã đủ xấu hổ. Đó là hào quang của ngài Tuệ Sỹ… Mẹ Teresa rất đỗi bình dân, giản dị như một bà già quê, nhưng có nguyên thủ quốc gia nào dám hỗn với bà? Con đừng hiểu ông ta sợ quần chúng phản kháng ông xúc phạm đức tin quần chúng mà hiểu hào quang của mẹ Teresa thu phục lòng người dù đó là nguyên thủ quốc gia hay một người bình thường, người ngoại đạo còn kính ngưỡng mẹ thì người có đạo tôn sùng mẹ là đương nhiên…”
 
“Chú thật sự chưa thấy hào quang như chú nói ở thầy Thích Minh Tuệ sao?”
  
“Tùy con tin hay không? Chú chỉ cảm nhận được đường tu hơi ngắn so với đường đời của thầy, không đi tu từ nhỏ như thầy Tuệ Sỹ mà chú kính ngưỡng. Điều chú quan tâm hơn là sự an toàn của thầy khi chú nghĩ đến những cáo buộc không cần minh chứng như làm mất trật tự công cộng, quấy rối trật tự trị an, tăng cấp lên âm mưu chống phá nhà nước, lật đổ chính quyền là toi mạng. Họ sẽ đem cất đi những tiếng nói có vạn người nghe để bảo toàn chế độ toàn trị của họ.”


   “Chú giống ba con quá!”
   “Cái gì cũng mặc áo chính trị vào sự việc…”
   “Con không dám nói vậy…”
   “Cái gì con nghĩ trong đầu là đã có một nửa. Nửa hành động còn lại không khó nữa, kẻ chủ mưu giết người đôi khi bị ông toà xử nặng tội hơn hung thủ., có phải hành động là sản phẩm, hệ lụy, tiếp diễn… của suy nghĩ?”
   “Con thấy ở Việt nam bây giờ tu hành dễ mà, đâu ai làm khó người tu hành…”
   “…”
 
Ngưng, có những chuyện không thể trò chuyện tiếp giữa hai thế hệ để giữ hoà khí trong nhà, ngoài xã hội. Nhưng vào hãng sáng sớm, gặp cô em mặc cái áo bà ba đẹp, nhưng không đơn giản dừng lại ở từ “đẹp” được vì nó “nhạy cảm” quá! Tôi chắp tay xá cô em một xá cùng lời khen thực lòng, “Mặc áo bà ba đẹp quá vậy ta? Áo đẹp nhờ người mặc, dứt khoát vậy đi. Nhưng hơi nhạy cảm nha em gái.”
  
Em tôi có tóc bạc rồi nên hiểu ý nhanh lắm! “Hôm nay hãng đãi tiệc Hợp Chủng Quốc, anh không thấy xà rông Ấn độ, áo thầy cúng châu Phi phơi phới rồi sao? Em mặc áo bà ba, đội nón lá cho ra Việt nam. Anh tưởng em không hiểu nhạy cảm mà anh nói hả, em không có bắt chước thời trang bắt chước thầy Minh Tuệ trong nước à nha. Cái áo này em có đã lâu rồi, nhưng hôm nay muốn thể hiện y phục truyền thống nên đành bó chả lụa đi trình làng quốc tế. Hơi chật nên trưa nay em ăn ít thôi…”
 
  
“Nếu vậy thì đẹp gấp đôi, người đẹp, áo đẹp. Anh cứ tưởng em nhanh nhạy quá sức tưởng tượng của anh, mới đây đã có áo bà ba Minh Tuệ trong nước gởi ra…”
  
“Ừ. Em ghét thiệt đó! Copy, bắt chước cũng chừa đạo ra chứ! Việt nam mình bây giờ giống Trung quốc quá, cái gì cũng bắt chước, copy, làm hàng nhái rồi tự sướng là thông minh, sáng tạo…”
  
“Em là phật tử đương nhiên rành hơn anh về thầy Minh Tuệ, nhưng anh lo ngại cho thầy bị tụi nó cất.”
  
“Sức mấy. Thầy đi tu chứ có đi chống phá nhà nước đâu. Ai muốn theo thầy là tự ý họ đi theo, ai muốn về nhà cũng tự ý trở về nhà họ. Thầy không kêu gọi ai theo, không trách ai bỏ về, không kích động biểu tình chống chế độ… ai làm gì được thầy?”
   “…”
  
Thêm một cô em đã có tóc bạc còn ngây thơ với cộng sản. Nhưng nói với thế hệ sau mình là đàn em, người đời sau là thế hệ con cháu có lời hay nhất là im lặng. Trong chế độ độc đảng thì người có lời nói được triệu người tin thì đó là hiểm hoạ của đảng. Người được quần chúng ngưỡng mộ hơn lãnh tụ là cái gai phải nhổ, đâu cần người đó có tội vì tội do nhà nước ban cho chứ người dân cũng đâu được tự thú tội của mình.
   
Nếu Việt nam có tự do tín ngưỡng thì có cái Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất để làm gì? Tại sao phải thay thế (xoá bỏ) Viện Hoá Đạo đã có từ trước, đạo không dính với đời thì dẹp bỏ chi? Tất cả là sau biến cố lịch sử, cụ thể là năm 1981 Hà nội mới quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Quốc doanh để trói tay sư, tăng chân đạo nên miềm man mới có cụn từ “sư quốc doanh” để chỉ những ông sư từ bỏ chánh đạo theo tà đạo, đảng đạo. Cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đó, những người mặc áo tu làm việc đảng. Họ hoàn toàn trái ngược với thầy Tuệ Sỹ đã vẽ nên chân dung chế độ, thời mạt pháp của Phật giáo Việt nam qua chính hình ảnh thầy, “Người ở lại với bàn tay bạo chúa/ cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương…” Đến thằng nhóc của chế độ cũ đọc còn hiểu nhưng người lớn của chế độ mới chỉ là quá độ của bé quàng khăn đỏ, biết thế giới một chiều thôi, không có tư duy.
  
Sự im lặng là tử tế của người đi trước với người sanh sau đẻ muộn, họ sinh ra dưới vòm trời chỉ có cờ đỏ sao vàng huy hoàng thôi, lớp trẻ không biết lá cờ đỏ trong thơ Trần Dần, “tôi đi giữa phố phường/ chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ…” nên họ tin Việt nam tự do tôn giáo như thầy cô nói, không cấm tu hành, không bắt sư, giải cha xứ về nhà giam. Năm mươi năm là bao thế hệ trong trời đất Việt nam mang quan niệm sáu mươi cuộc đời? Đã đến lúc có thể trả lời được lịch sử: Việt nam Cộng hoà là một giai đoạn lịch sử trên trang sử, chấm hết.
  
Nhưng nhìn vào hiện tượng Thích Minh Tuệ xuất hiện, ngày càng được quần chúng ngưỡng mộ trên cả nước nói lên điều gì? Những sư hổ mang của cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã lộ nguyên hình ăn cơm Chùa làm việc đảng. Họ đã lặng lẽ giết chết Phật giáo Việt nam bằng hình ảnh những nhà sư sa đoạ, trụy lạc, phát ngôn bừa bãi làm quần chúng hao mòn niềm tin tới chán nản mà bỏ chùa bỏ đạo thì nay xuất hiện một vị chân tu như thức tỉnh lại đạo Phật trong lòng người dân Việt.  Ô hô, phúc bất trùng lai hoạ vô đơn chí là ở đây, công lao vô thần hoá người dân của đảng đã trôi sông đổ biển cả rồi vì cái ông thầy tu chân đất áo vá. Tội có đáng chụp cho cái mũ gây bất ổn xã hội chưa?
  
Thầy Thích Minh Tuệ tiếp tục thân gầy như cọng lau nhưng bền bỉ với gió sương mưa nắng, con người đôn hậu, chất phác tiếp tục kiên trì tu tập theo Hạnh Đầu đà khổ sở đã sáu năm, thêm sáu năm, rồi sáu năm nữa… triệu con tim từ xúc động tới yêu thương kính ngưỡng ngài hiện tại cũng tăng lên sáu lần, rồi sáu lần nữa theo cấp số nhân thì ngài không phải tổng bí thư đảng nhưng một lời nói của ngài có thể xoá bỏ, lật đổ cái đảng bán nước hại dân. Ngài đủ tội lật đổ chính quyền, chống phá nhà nước chưa? Đừng khờ dại nghe những gì cộng sản nói, cố tổng thống Thiệu đã không vô cớ để lại di ngôn. Người đời sau lẽ ra thấy rõ những gì cộng sản làm để thực hiện di ngôn của cố tổng thống mới đáng chứ! Khắc tinh của Phật giáo Việt nam là ông trùm công an Mai chí Thọ từng nói với tu sĩ Phật giáo, đại khái là, “các thầy có hai chọn lựa, theo chúng tôi thì các thầy được hưởng nhiều ưu đãi; chống lại thì chúng tôi có đủ xe tăng, thiết giáp…” Từ đó Phật giáo Việt nam có hai phái theo và không theo nhà nước, theo thì thầy trụ trì chùa mặc áo gấm sang hơn hoàng thượng trong cung bên Tàu, không theo thì phải sống khó nhọc như thầy Tuệ Sỹ dưới bàn tay bạo chúa. Nay vui quá cho quê hương xa có vị chân tu xuất hiện Thích Minh Tuệ như điềm lành của Phật giáo trong người dân bị loãng đạo từ ngày mất nước, Xin Bồ Tát độ trì ngài Minh Tuệ giữ giới luật hạnh đầu đà của Phật dạy. Xin Bồ Tát thương ngài không nhà không cửa, không chùa viện, am thất, rày đây mai đó, ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây, ngoài hoang dã, nơi nghĩa địa… sống đúng phẩm hạnh một vị tu sĩ Phật giáo, được người đời kính phục, noi theo, làm thức tỉnh phật tâm, niền tin và hy vọng trong muôn dân… Xin Bồ Tát phù hộ cho thầy Minh Tuệ không bị xe tông, côn đồ hành hung theo bàn tay lông lá của đảng chỉ đạo. Đã có dấu hiệu thủ tiêu ngài như tin từ RFA ngày 05 tháng 06, “Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại.”
 
Đó là tin giả hay thật vẫn tồn tại một sự thật đáng quan ngại là ngài không tuyên chiến nhưng quần chúng đã biến ngài thành đối thủ không đội trời chung với chủ nghĩa vô thần đảng trị. Và loài ma quái ngu si ấy cũng không bao giờ từ bỏ việc hủy hoại người mang chánh pháp trở lại cho người dân cả nước tin vào Phật pháp; người không vung đao to búa lớn mà chủ nghĩa vô thần chết tươi. Âu cũng là số phận của ngài và Phật giáo Việt nam. Phần ngài không cần chiếm lĩnh hết mặt báo, trang mạng xã hội để ngày càng trở thành cái gai to hơn, cần phải nhổ gấp trong lo sợ của đảng. Mong người dân và những người kiếm sống nhờ YouTube biết nghĩ cho ngài, cũng là cách giữ gìn Phật pháp qua ông Phật sống là tặng thưởng từ trời cho dân tộc Việt nam.
 
Cá nhân tôi tin thầy được tĩnh tu thì hào quang của ngài lan toả như những vị chân tu trong lịch sử Phật giáo của nước nhà. Tôi không mong chờ ngày thành tâm hướng về Việt nam, lạy bốn lạy tạ ơn thầy tử đạo Thích Minh Tuệ. Xin mọi người ban ơn…
 
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.200 giây.