logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2024 lúc 10:16:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trường đại học Fulbright và nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh bị dư luận viên tấn công dữ dội
QPVN/VTV/RFA edit

Vụ nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, cựu thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, bị tấn công dữ dội trên mạng xã hội, được những người quan sát tình hình cho rằng,  là một trong hàng chuỗi các vụ tấn công, đấu tố trên mạng thời gian gần đây, nhằm triệt tiêu bất cứ tư tưởng, hình ảnh, biểu tượng nào đi ngược lại với lợi ích của chính thể Việt Nam hiện tại.
Cựu thí sinh Olympia chia sẻ sự đồng cảm
Ông Võ Ngọc Ánh, một người từng làm báo ở Việt Nam, bình luận với RFA từ nước Mỹ rằng, đối với một học sinh đặc biệt như Quang Vinh, khi em này dám nói ra suy nghĩ độc lập của mình đáng ra nên được khích lệ. Cho dù quan điểm em có thể chưa đúng, chưa chuẩn mực thì các nhà chức trách cũng nên khuyên giải một cách nhẹ nhàng hơn là bị cả chính quyền và công an vào cuộc điều tra; cộng đồng mạng dồn dập tấn công, đấu tố… 
Một sinh viên hiện đang ở TPHCM, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, bình luận với RFA rằng nhóm người chỉ trích Quang Vinh vô ơn, thật ra họ đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa Đất nước, dân tộc và Đảng. Họ đang đồng nhất cả ba khái niệm thành một, ngoài ra:
“Thứ hai, quyền tự do ý kiến và bày tỏ quan điểm không phân biệt đối tượng, bất kỳ ai không phân biệt đều có quyền này, vậy tại sao muốn nói về lịch sử lại phải cần tiêu chuẩn của “cộng đồng mạng”? Một “tiến sĩ luật” giảng bậy có đáng tin hơn một đứa trẻ nói thật? 
Thứ ba, trong lịch sử dân tộc không thiếu những con người có lòng với đất nước và dân tộc, dù bất kể tuổi tác, quan trọng là bạn trẻ nhận thức được vấn đề và lên tiếng cho những điều đó, đấy là điều đáng quý.”
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, cũng từng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia khoảng 20 năm trước, thể hiện sự đồng cảm với sức ép hiện nay mà Quang Vinh đang phải chịu. Với kinh nghiệm của một người từng có hoàn cảnh tương tự như Quang Vinh, ông Dũng nhận định: 
“Cái tư tưởng thì mình cứ giữ, không phải là mình không thể hiện quan điểm nhưng mà mình có thể thể hiện quan điểm trong các mảng khác mà cũng đang nhức nhối trong xã hội như là giáo dục, y tế, hay cả về vấn đề của chủ quyền đất nước… Có nhiều điều để thể hiện quan điểm mà tránh gặp sự đàn áp tức thời từ nhà cầm quyền.”
Dù đã viết lại dòng trạng thái bày tỏ xin lỗi với phát ngôn của mình nhưng truyền thông Nhà nước trong ngày 4/9 vẫn tiếp tục đăng những bài viết dẫn chứng sự phẫn nộ của cư dân mạng đối với Quang Vinh. Tờ VTCNews trích lời một số tài khoản bày tỏ sự bức xúc như: "Lời xin lỗi ấy liệu có đến từ tâm, hay do áp lực từ cộng đồng mạng ép buộc phải nói ra?"; "Không phải ai học hành tử tế cũng ''thành người'', không phải cứ xin lỗi là đổi thành "không có gì".
Đấu tố trên mạng ngày càng tăng
Bất kỳ ai, dù vô tính hay cố ý, thể hiện quan điểm hay xuất hiện cùng các dòng trạng thái  đi ngược lại với lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều có thể trở thành mục tiêu bị đấu tố, công kích trên không gian mạng. 
Điển hình như vụ vợ chồng ca sỹ Ngọc Mai - Quốc Nghiệp để lọt hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ trong một video clip sinh hoạt gia đình, hay loạt các văn nghệ sỹ từng biểu diễn ở hải ngoại dưới lá cờ vàng phải lên tiếng xin lỗi hay vụ trường đại học Fulbright bị đấu tố là “ổ làm cánh mạng màu”...
Ông Nguyễn Viết Dũng cho rằng, không khí xã hội Việt Nam trở nên ngột ngạt và bị đẩy đến mức cực đoan vì một loạt các vụ đấu tố mạng ồ ạt trong thời gian qua.
Theo quan sát của một sinh viên giấu tên, trong ba tháng gần đây, có hàng loạt vụ tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu như đại học Fulbright, các nghệ sĩ Việt Nam có hình ảnh liên quan đến lá cờ của Việt Nam Cộng Hoà, hay gần nhất xu hướng vẽ cờ đỏ sao vàng trên mái nhà, và bôi nhọ công khai, xúc phạm bất kỳ ai có liên quan đến lá cờ vàng ba sọc đỏ, những hành động này diễn ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, đặc biệt là trên TikTok:
“Thực chất những hành động này được tiến hành nhằm mục đích chia rẽ hòa hợp dân tộc, khơi gợi hận thù dân tộc, và gây mâu thuẫn ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Đài Loan. Đằng sau những lực lượng thực hiện hoạt động này là những nhóm lợi ích gắn chặt quyền lợi với việc chia rẽ dân tộc và khơi gợi hận thù Việt Nam và Hoa Kỳ, hưởng lợi từ những việc này.”
Lực lượng đấu tố tích cực nhất là các nhóm dư luận viên thân đảng. Theo ông Võ Ngọc Ánh, đội ngũ dư luận viên làm việc tích cực để duy trì cái định hướng của cái xã hội hiện nay. Họ có kế hoạch tấn công rất là bài bản và những điều họ nói rất là cũ nhưng vẫn được chia sẻ rộng rãi bởi mạng lưới của mình. Người nào có đủ nhận thức nghe thì người ta cảm thấy buồn cười và khinh bỉ cho những chuyện đó. Tuy nhiên, với phần đông người dân hiện nay, theo ông Ánh, họ rất sợ hãi trước những đợt tấn công mạng từ lực lượng dư luận viên:
“Người ta dùng cái nỗi sợ để củng cố cái xã hội này, chứ không phải khích lệ những sự khác biệt để tìm ra con đường phát triển đúng hơn, phong phú hơn. Người ta chỉ muốn áp đặt thôi. Không chỉ Việt Nam mà tất cả những xã hội Cộng sản, những cái xã hội độc tài đều như vậy hết trơn.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.