logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2024 lúc 10:17:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Những người biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Sydney, Australia, ngày 18/11/2024. Photo by Kate Hoang.

Một số người gốc Việt ở Úc hôm 18/11 xuống đường kêu gọi chính phủ Thái Lan và Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền Y Quynh Bdap, cho rằng việc Thái Lan dẫn độ ông về Việt Nam là “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế.
Một nhóm khoảng 15 người biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Thái Lan và Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Sydney ngày 18/11 để phản đối việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội.

Ông Y Quynh Bdap đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn tại Thái Lan cấp quy chế tị nạn, nhưng lại bị chính quyền Thái Lan bắt giữ theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam vào tháng 6/2024. Ông đang bị giam giữ ở Bangkok chờ dẫn độ sau phán quyết của Tòa Hình sự Bangkok hồi cuối tháng 9/2024.
“Vào ngày 18/11, nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ) ở Úc tổ chức cuộc biểu tình tại Tổng lãnh sự quán Thái Lan, yêu cầu nhà cầm quyền Thái Lan trả tự do cho Y Quynh Bdap, đồng sáng lập MSFJ, và biểu tình tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam để nói lên mong muốn cũng như yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngừng đàn áp tôn giáo đối với những dân tộc thiểu số, nhóm người Thượng, cũng như các vấn đề nhân quyền”, ông Quân Văn Đậu, thành viên của nhóm MSFJ ở Australia, nhóm tổ chức cuộc biểu tình, chia sẻ với VOA các thông điệp mà những người biểu tình muốn gửi đi.

Bấm vào để nghe xem
https://voa-video-ns.aka...4a-bf77-bad04d3e240a.mp4

Trong những đoạn video được những người biểu tình phát đi trực tiếp, họ hô to những lời kêu gọi hai chính phủ Thái Lan và Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế và hủy bỏ việc dẫn độ ông Y Quynh.
“Nhà cầm quyền Việt Nam đã liên lạc với nhà cầm quyền Thái Lan và yêu cầu dẫn độ ông Y Quynh từ Thái Lan về Việt Nam và đây là một việc làm rất là sai trái, bởi vì nó vi phạm nhân quyền”, bà Kate Hoàng, một luật sư gốc Việt ở Úc, người tham gia cuộc biểu tình, trao đổi với VOA.
“Việc vi phạm nhân quyền này xuyên quốc gia bởi vì Y Quynh đã được công nhận là người tị nạn tại Thái Lan rồi. Để lên tiếng và bảo vệ nhân quyền nói chung, và trường hợp riêng của Y Quỳnh, tôi và một số anh chị em ở Úc châu quyết định là chúng tôi phải làm cái gì đó để thế giới biết được việc vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam và nó đang lan sang Thái Lan, một quốc gia trung lập mà giờ phải làm theo chỉ thị của chính quyền Việt Nam là không đúng”, bà Kate Hoàng, cựu chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự do Úc châu và hiện là nghị viên Hội đồng thành phố Fairfield, bang New South Wales.
Những người tham gia biểu tình cho VOA biết ban tổ chức đã xin phép chính quyền của thành phố Sydney để tổ chức những cuộc biểu tình này. Những hình ảnh trên Facebook của MSFJ cho thấy có sự hiện diện của cảnh sát thành phố đứng quan sát những người biểu tình trong trang phục là áo thun trắng với dòng chữ “nhân quyền” bằng tiếng Anh và logo của MSFJ.

UserPostedImage
Biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Thái Lan ở Sydney, ngày 18/11/2024. Photo Quan Dau.

VOA đã liên lạc với Tổng lãnh sự quán Thái Lan, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Bộ Ngoại giao Australia, đề nghị họ đưa ra bình luận về cuộc biểu tình này, nhưng chưa được trả lời.
Ngày 11/6/2024, ông Y Quynh Bdap, 32 tuổi, bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của chính phủ Việt Nam. Vào ngày 30/9/2024, Tòa Hình sự Bangkok ra phán quyết rằng việc dẫn độ ông có thể được tiến hành và ra lệnh giam giữ ông trong thời gian chờ một quyết định cuối cùng của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan.
Chính quyền Việt Nam hồi tháng 10/2024 nói rằng họ kiên quyết hợp tác với chính phủ Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh, khẳng định rằng ông là bị can bị tuyên án 10 năm tù với tội danh khủng bố do “tham gia chỉ đạo” cuộc bạo động ở tỉnh Đắk Lắk hồi tháng 6/2023.
“Chúng tôi cũng muốn cho thế giới thấy được rằng nhóm MSFJ không có liên quan đến tổ chức chính trị nào hay một đảng phái nào. Chúng tôi chỉ hoạt động cho tự do, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tôi cũng khẳng định rằng Y Quynh Bdap không có liên quan gì đến vụ bạo loạn ngày 13/6/2023”, ông Quân Văn Đậu khẳng định.

“Việc dẫn độ Y Quynh Bdap là phù hợp và nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói và cho biết thêm “Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng Thái Lan để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật hai nước”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao được đưa ra một ngày sau khi các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc cho biết họ “vô cùng lo ngại” trước quyết định dẫn độ ông Y Quynh Bdap của Tòa Hình sự Bangkok và bày tỏ lo ngại rằng nhà hoạt động nhân quyền này có thể có nguy cơ “bị cưỡng bức mất tích, tra tấn hoặc các hình thức ngược đãi hoặc trừng phạt khác và giam giữ tùy tiện”.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.