logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/12/2024 lúc 10:03:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) vừa bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn giáo độc lập - bao gồm nhóm Phật giáo Khmer Krom, Tin lành người Thượng, Cao Đài Chơn truyền và nhiều tín đồ khác. Đồng thời, ủy ban này đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt (CPC).

“USCIRF lên án việc chính phủ Việt Nam gần đây nhắm mục tiêu vào các cộng đồng tôn giáo độc lập. Nhà chức trách đã kết án 5 nhà sư Phật giáo Khmer Krom với mức án từ 2 đến 6 năm tù, ngăn cản việc thờ phụng và tang lễ của các tín đồ Cao Đài độc lập, đồng thời tiếp tục cưỡng ép người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên phải từ bỏ đức tin của họ”, Chủ tịch USCIRF Stephen Schneck lên tiếng trong tuyên bố hôm 12/12.

USCIRF là cơ quan độc lập, lưỡng đảng tư vấn cho Quốc hội, Ngoại trưởng và Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại liên quan tự do tôn giáo.

“Hành vi này không phù hợp với tư cách của Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến đáng báo động này với sự quan ngại sâu sắc”, Chủ tịch Schneck nhấn mạnh.

Trong cùng tuyên bố, Ủy viên USCIRF Meir Soloveichik đưa ra lời kêu gọi: “Trước tình trạng xấu đi này, chính phủ Hoa Kỳ nên tăng cường nỗ lực gây sức ép để chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và thực hiện những cải thiện cụ thể đối với các điều kiện tự do tôn giáo, bao gồm cả việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018 và nghị định thi hành”.

“Chúng tôi cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào diện ‘quốc gia cần quan tâm đặc biệt’ (CPC), theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, như USCIRF đã khuyến nghị trong báo cáo thường niên năm 2024 của chúng tôi”, vẫn lời ông Soloveichik.

VOA đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đề nghị họ đưa ra bình luận về tuyên bố trên của USCIRF, nhưng chưa được trả lời.

Giới hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam bày tỏ sự đồng tình với lời kêu gọi của USCIRF.

Mục sư A Ga ở bang North Carolina, Mỹ, thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, một tổ chức bị chính quyền cấm hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ quan điểm của ông với VOA:

“Đối với tình trạng của Việt Nam hiện nay khi việc bắt bớ, đàn áp ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với những người theo hội thánh độc lập tư gia. Tôi nghĩ việc đưa chính quyền Việt Nam vào danh sách CPC là điều rất đúng đắn”.

Tương tự, ông Trần Manrinh ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, một thành viên của Liên đoàn Khmer Krom (KKF), là tổ chức bảo vệ quyền tự do của người Khmer Krom bản địa, bày tỏ sự đồng tình.

“Việt Nam rất đáng bị đưa vào CPC vì mọi tôn giáo đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước”, ông Manrinh nói.

“Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo”, ông Manrinh nói thêm. “Nếu ai không chấp nhận nằm dưới sự quản lý của nhà nước thì sẽ bị làm khó làm dễ và cuối cùng là bị tù đày”.
Như tin đã đưa, một phiên tòa ở Vĩnh Long vào ngày 26/11 tuyên phạt nhà sư Thạch Chanh Đa Ra 6 năm tù, nhà sư Dương Khải 5 năm 9 tháng tù, với hai tội danh “Lợi dụng các quyền tự do”, quy định tại Điều 331 của Bộ luật Hình sự và tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, các nhà sư Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương, Thạch Chóp, mỗi người bị tuyên 2 năm tù với tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Vào tháng 9/2024, USCIRF công bố một phúc trình về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, trong đó cho rằng các tổ chức tôn giáo do nhà nước dựng lên và được họ sử dụng như công cụ điều khiển, đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập. Báo cáo nói rằng chính quyền bắt bớ các chư tăng và Phật tử Khmer Krom phải quy phục và chấp nhận sự kiểm soát của tổ chức tôn giáo được nhà nước hậu thuẫn là Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

“Những báo cáo mới đây của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) không phản ánh đúng thực tiễn tại Việt Nam mà chỉ làm tăng thêm sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia trong lĩnh vực tín ngưỡng-tôn giáo”, một bài xã luận của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hôm 13/12 viết.

Bài báo của TTXVN cho rằng việc USCIRF nêu trường hợp phạt tù ông Thạch Chanh Đa Ra hồi tháng 11 ở Vĩnh Long và “báo động” về “sự thụt lùi của tự do tôn giáo ở Việt Nam” gần đây là “những đánh giá phiến diện”, do đã “dẫn những thông tin bịa đặt, vu cáo, sai sự thật để xuyên tạc về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”.

Cơ quan truyền thông của nhà nước cộng sản đưa lập luận: “Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều phải có luật pháp để duy trì trật tự xã hội. Vì vậy những đối tượng cố tình lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đều bị pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm minh”.

Kể từ năm 2002 đến nay, USCIRF liên tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là CPC, vì những hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, đang diễn ra và nghiêm trọng.

Vào năm 2022 và 2023, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vì cho rằng Hà Nội tham gia hoặc dung túng cho những “hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam lên tiếng phản đối việc việc chỉ định này của Washington.

Dự kiến vào cuối năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố chỉ định CPC và SWL cho năm 2024.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.