logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/12/2024 lúc 04:11:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,228

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hoàng theo gia đình di cư vào miền Nam năm 1954, định cư tại miền ngoại ô quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Với chương trình trợ giúp của Tổng Ủy Di Cư, các gia đình đã tương đối ổn định đời sống và năm học mới của Trường Tiểu học Di Chuyển Xóm Mới cũng được khai giảng. Các lớp học bắt đầu từ 2 giờ chiều mỗi ngày, sau khi các lớp học buổi sáng của các xứ đạo “tan trường” thì các cha cho mượn các phòng ốc, các lớp học nằm rải rác trong các xứ đạo lân cận nhau.

Các thầy giáo và đám học trò đều là “dân Bắc kỳ di cư”, một từ ngữ quen thuộc mà người dân địa phương thường gọi khi nhắc đến làn sóng những người di cư chạy trốn Cộng Sản từ miền Bắc vào miền Nam. Phải đối diện với nhiều khó khăn trong những ngày tháng mới định cư, nên ngoài những giờ dạy học, các thày phải lo ổn định cuộc sống gia đình tương tự như những gia đình di cư khác. Vì vậy, không có những chương trình văn nghệ hay vui chơi mùa hè như những năm tháng sau này.

Được Tổng hội giáo giới cấp học bổng khi theo học các lớp bậc trung học, Hoàng đạp xe từ miền ngoại ô quận Gò Vấp lên Tân Định để theo học các lớp thuộc chương trình trung học, từ lớp đệ tứ (lớp 9 ) đến lớp đệ nhất (lớp 12) tại các trường trung học Huỳnh Thị Ngà, Vạn Hạnh và Cứu Thế Học Đường mỗi ngày. Tên trường Hoàng theo học được thay đổi mỗi năm, tùy theo học bổng do Tổng hội giáo giới nhận được từ các vị hiệu trưởng của mỗi trường trong niên học. Một vài tuần trước khi nghỉ hè, các bạn cùng lớp thường trao cho nhau quyển“Lưu bút ngày xanh “để viết, và Hoàng lại được nghe các bạn học người miền Nam kể cho nhau nghe về những dự tính, những câu chuyện đi về quê ngoại, quê nội trong những tháng hè năm nay, năm ngoái hay năm xưa.

Hoàng ngồi nghe các bạn cùng lớp nói chuyện về những ngày nghỉ hè và chợt nhớ mình không còn quê nội quê ngoại để về. Tuy nhiên, hình ảnh quê nội quê ngoại trong ký ức thời niên thiếu đã như những vết hằn khắc sâu vào tâm trí của Hoàng sau những ngày đêm “chạy giặc” và “tản cư “liên tục. Những người ra đời vào thập niên bốn mươi là “những trẻ em sinh ra trong những năm ôn dịch, mất mùa, giặc giã ”. Với nạn đói, dịch tả, đảo chính Nhật năm Ất Dậu 1945, cùng với sự kiện người Cộng Sản Việt Nam dùng bạo lực để cướp chính quyền - mọi sinh hoạt xã hội bị xáo trộn, sinh mệnh con người như sợi chỉ treo mành, và tuổi thơ tan nhanh như nắng chiều mùa Thu.

Theo lời mẹ Hoàng kể, Hoàng ra đời giữa năm Ất Dậu, cả nước đang lâm vào nạn đói và dịch tả, những người già yếu và trẻ em chết đói nằm rải rác khắp nơi. Chiến tranh Quốc Cộng với thực dân Pháp và bọn phát xít Nhật đã tạo ra nạn đói Ất Dậu khi phát xít Nhật ra lệnh “bỏ lúa trồng cói” để phục vụ nhu cầu chiến tranh. Nạn chết đói xảy ra khắp hang cùng ngõ hẻm, trên đường phố, trong làng thôn. Thời khí ô nhiễm sinh ra bịnh tật, nạn dịch tả lan tràn khắp nơi.

Năm Hoàng được sinh ra thì bà nội cũng như ông bà ngoại Hoàng đã qua đời, nên Hoàng không có diễm phúc được nghe những chuyện cổ tích từ bà nội hay bà ngoại trong thời thơ ấu, mà chỉ được nghe những lời mẹ kể về quê nội quê ngoại thay cho những câu chuyện thần tiên khi Hoàng theo cha mẹ di cư vào miền Nam.

Với ba người anh trai, năm chị em gái, trùng hợp với câu mà thiên hạ thường ví von là “ngũ long công chúa“. Mẹ Hoàng là con thứ sáu sau hai người chị và ba anh trai trong gia đình thuộc hai dòng họ Trần Hoàng ở làng Lai Tê, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Theo lời mẹ Hoàng kể, thời con gái của chị em mẹ Hoàng thì đất nước đang ở trong thời kỳ “thanh bình thịnh trị“, nội ngoại là dòng tộc gia thế trong thôn làng được mọi người quý mến. Làng quê với những ruộng lúa chín vàng, những đàn trâu sáng đi chiều về và những ngày mùa rộn ràng tiếng cười trong những đêm trăng đập lúa giã gạo, hội hè, đình đám....Những năm sống an bình, vô tư của thời con gái cũng như những năm tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên quê nội quê ngoại được mẹ Hoàng nhắc nhớ như những kỷ niệm ẩn kín trong đời.

Mẹ Hoàng kể: “Khi con chưa ra đời thì bá Lý (chị cả của mẹ Hoàng) gởi “thằng Quận” lên ở với thày (bố) mẹ để đi học vì quê nội ở ngay cạnh thị trấn Thứa, có trường học và cũng là trụ sở của huyện Lương Tài. “Nó“ học giỏi nhưng nghịch ngợm lắm, mẹ cứ phải đi xin lỗi bà con láng giềng thường xuyên. Nhưng cũng nhờ được đi học như thế mà sau này thành ông ký ông phán ở tỉnh Hải Dương đấy. Bao lâu nay bà con gọi “nó” là anh Ký Quận là vậy đó. Con cố gắng học và theo gương anh ký con bác Lý nhé”. Có lẽ, với những “ ân sâu nghĩa nặng “ như vậy, nên năm Hoàng được sáu bảy tuổi bị những cơn ho dai dẳng hành hạ, mỗi lần ho là hai chân nhẩy cẫng lên theo cơn ho (Grasshopper cough) thì mẹ Hoàng lại dẫn Hoàng đi bộ đến huyện Cẩm Giàng để lên xe lửa xuống tỉnh Hải Dương cho anh Ký Quận chữa trị. Tình nghĩa dì cháu của mẹ Hoàng và anh Ký thật đậm đà, khó phai, dù với những năm tháng định cư tại miền Nam, từ Long Khánh anh vẫn thường về Xóm Mới khám bệnh và chích ngừa cho mẹ Hoàng và các chị em của mẹ Hoàng. Tình yêu thương quê ngoại như một sợi dây vô hình bàng bạc, đã nối kết mọi người trong các năm tháng thanh bình cũng như lúc loạn lạc. Những lúc rảnh rang, mẹ Hoàng thường kể cho Hoàng nghe những chuyện về quê hương. Với nét mặt mặt đăm chiêu, giọng nóii chậm rãi, mẹ Hoàng đã nhắc đến năm ông bà ngoại Hoàng qua đời thì mấy anh chị mẹ Hoàng đã yên bề gia thất, mỗi người đều có những bổn phận và bận rộn với những sinh hoạt riêng tư của gia đình, ngoại trừ người em gái út mồ côi cả cha lẫn mẹ, bơ vơ trong tuổi con gái vừa mới lớn – dì út của Hoàng.

Khi Hoàng đã lớn khôn, tương tự như những chuyện của mẹ Hoàng – dì út kể lại cho Hoàng nghe những ngày tháng mồ côi, mẹ Hoàng đã đón dì về, dì đã sống và làm ruộng với thày mẹ Hoàng, cũng như dì đã “thay tay” mẹ Hoàng, bồng bế Hoàng trong những năm tháng đảo chính Nhật, với nạn dịch tả. Dì út Hoàng nói: “Trời nóng như đổ lửa, cháu bị đậu mùa nặng, những mụn đậu sưng lên, làm mủ, mà căn buồng lúc nào cũng phải đóng kín mít để tránh gió nên không khí rất ngột ngạt, oi bức, nặng mùi kinh khủng. Tuy vậy, mẹ và dì vẫn thay phiên nhau bế con bế cháu, cầu mong cho con cho cháu mau qua cơn dịch bệnh”.

Dì út Hoàng cũng thường nhắc và kể lại cho Hoàng nghe về những năm tháng mồ côi, sống với bố mẹ Hoàng và săn sóc Hoàng. Dì út kể lại như kể truyện cổ tích. Dì nói : “Những lúc không chăm sóc cháu, dì ra đồng phụ với bác (bố Hoàng) cùng với những người đang cày thuê, gieo mạ, cấy lúa từ sáng đến trời sẩm tối mới về. Có những ngày, mặt trời đã đứng bóng từ lâu, những người nông dân trên cánh đồng quanh làng đã nghỉ trưa, bá (mẹ Hoàng) đã gánh cơm nước ra mà bác vẫn mải mê làm, bụng đói cồn cào, dì phải lên tiếng nhắc bố cháu: Anh ơi, chị đã gánh cơm nước ra lâu rồi, quá trưa rồi, anh nghỉ tay cho mọi người ăn cơm đi. Nghe dì nói vậy, bác mới chịu nghỉ trưa, bác làm việc siêng năng cần cù lắm”.

Quê Hoàng, làng Phượng Giáo, cách đồn Thứa khoảng một cây số, đồn trấn đóng tại ngã ba thị trấn Thứa, một thị trấn đã bị bỏ hoang từ ngày Việt Minh phát động phong trào “Tiêu thổ kháng chiến “. Năm 1951 đồn đã bị bộ đội Việt Minh tràn ngập. Sau chiến dịch bình định, thực dân Pháp đã chiếm làng, lập thành đồn bót mới, biến ngôi thánh đường thành một pháo đài kiên cố, đuổi dân làng ra ngoài khu vực thị trấn bỏ hoang. Từ đó, huyện Lương Tài rơi vào tình trạng ”xôi đậu”, ngày quốc gia đêm Việt Minh, dân làng chỉ còn lại các cụ già, phụ nữ và trẻ em, những người thanh niên đã đi lính hay chạy ra tỉnh kiếm việc, trốn tránh gia nhập Mặt trận Việt Minh. Bố Hoàng là một viên chức hàng Tổng, có tên trong sổ đen của Mặt trận Việt Minh, nên nay ở nơi này mai ngủ nơi khác, gia đình Hoàng cũng như dân làng sống trong tình thế tản cư bất thường khi có tin quân Pháp đi càn, hoặc Việt Minh sẽ đánh đồn hay về làng thu thuế, bắt dân công. Dân làng sống trong cảnh một cổ hai tròng, như có sợi dây thòng lọng vô hình trên đầu, không biết bị treo cổ và chết khi nào!

Trong đêm khuya, nếu phải chạy loạn, mẹ Hoàng thường dẫn các con chạy băng cánh đồng, xuyên qua làng Bích Khê Lạng Dương để đến làng Thọ Ninh (quê bà nội Hoàng) là làng gần nhất so với quê ngoại. Nhưng, dù là đứa bé bẩy tám tuổi, Hoàng cũng biết chú áp út - con cậu mợ ruột bố Hoàng - không ưa mẹ con Hoàng, nên luôn luôn tạo ra những xích mích với anh trai Hoàng, bà mợ than phiền với mẹ Hoàng và tỏ vẻ khó chịu về việc mẹ con Hoàng “ăn nhờ ở đậu”mỗi khi tản cư. Từ đó, mẹ Hoàng dẫn các con chạy sang tá túc dài hạn bên quê ngoại.

Những tháng ngày tản cư bên quê ngoại, mẹ con Hoàng và cô em út của bố Hoàng sống trong căn nhà ba gian hai chái của gia đình em gái mẹ Hoàng, căn nhà bỏ trống từ ngày chú tư bỏ làng đi Hiến binh ở tỉnh Hải Dương. Thời gian chạy loạn và tá túc nơi quê ngoại với những tháng năm dài, nên Hoàng nhớ như in trong đầu từng ngôi nhà của các gia đình bên quê ngoại. Bên trái căn nhà dì tư Hoàng cũng bỏ trống vì gia đình cậu mợ Dinh đã bỏ làng, phó mặc cho cỏ mọc cùng rêu xanh phủ đầy sân trước và phía sau nhà. Căn nhà của chú dì tư Khang mà mẹ con Hoàng tá túc bỏ hoang đã lâu nên khu vườn đầy cỏ dại, sân trước cũng đã phủ những lớp rêu màu xanh như nhà cậu mợ Dinh. Phía sau nhà chú dì tư, cách một cái ao nhỏ và cây khê chua là nhà ông Chánh Hải, em ông ngoại và cũng là bố chồng cô ruột Hoàng, cô góa chồng, ở vậy nuôi con và phụng dưỡng bố mẹ chồng. Bên phải nhà chú dì tư là ba ngôi nhà của các bác, anh mẹ Hoàng - theo vai vế từ nhỏ đến lớn là Bác Ba Nê, bác Chánh Duyên, bác Chánh Lãng.

Bác Ba là nhà nông thuần túy. Ngoài công việc đồng áng, bác kéo vó, đặt hom bên bờ con sông đào chạy uốn khúc đến cống đá, gần nhà cha xứ Lai Tê với ngôi Thánh đường nguy nga, cổ kính, để bắt cá bắt tôm, tiết kiệm được một phần nào tiền chợ và gia đình lại có những món ăn tươi, ngon.

Nhà bác Chánh Duyên với sân gạch và ao cá trước mặt, còn nhà bác Chánh Lãng rộng lớn hơn, với một khu vườn và những cây mít to và cao như những cây cổ thụ – đây là ngôi nhà thừa tự, dinh cơ của ông bà ngoại Hoàng để lại cho người con trưởng. Gia đình hai bác đã chạy trốn Việt Minh xuống tỉnh Hải Dương sinh sống sau ngày bốt Lai Tê bị tấn công, đánh phá. Vì vậy, hai ngôi nhà đều bỏ hoang. Ngay bên phải cánh cổng ra vào “dinh cơ của bác Chánh Lãng” là cơ ngơi của ông Chánh Ngát em ruột ông ngoại Hoàng, cũng to lớn nhất nhì trong làng, ông đã già yếu và gia đình cậu Trùm Ngát, người con trai trưởng sống an phận sau những năm tháng hăng say hoạt động trong các tổ chức của dân làng. Khi huyện Gia Lương rơi vào vùng xôi đậu, cậu đành bó tay và sống qua ngày bên mấy mẫu ruộng trước khi bỏ làng di cư vào miền Nam.


Từ ngày hai huyện Lương Tài và Gia Lương nằm trong vùng xôi đậu, sinh hoạt quê ngoại Hoàng thật buồn tẻ. Là một xứ đạo lớn trong Giáo phận Bắc Ninh với ngôi thánh đường nguy nga, cổ kính, kiến trúc theo kỹ thuật Âu Châu với các đường nét hoa văn thật mỹ thuật và đường kiệu lát gạch chạy quanh khuôn viên ngôi thánh đường. Tất cả đã đổ vỡ và hoang phế theo thời gian. Dãy nhà cha xứ với các phòng ốc đầy đủ tiện nghi, nằm cạnh con sông đào đã hoang tàn và mục nát cùng những lỗ đạn trên các bức tường loang lổ, rêu phong.

Từ ngày Việt Minh nổi lên, không còn bóng dáng vị linh mục ngày đêm bên đoàn chiên cũng như các sinh hoạt hội đoàn của giáo xứ như những năm tháng thanh bình xa xưa. Những giao tiếp thường nhật của dân làng mang sắc thái buông xuôi trong bầu khí bất an, nghi kỵ, dè dặt. Làng đã vắng tiếng cười, chỉ còn những nét đăm chiêu trên khuôn mặt không còn sinh khí, thấp thoáng bóng dáng các cụ già, đàn bà và con trẻ trên các con đường làng quanh co khúc khuỷu không được tu bổ, sửa chữa. Đời sống thầm lặng như chờ đợi những tai ương không biết sẽ phủ chụp lên đầu dân làng lúc nào. Từng lớp thanh thiếu niên đã bỏ làng, chạy trốn Việt Minh bắt tham gia hoặc bắt đi dân công.

Anh chị em mẹ Hoàng đã phân tán khắp nơi, chỉ còn có bác Tiên Yên và bác ba Nê đã luống tuổi ở lại làng. Hoàng đã theo anh Phẩm con bá Tiên đến nhà hai bác nhiều lần - ngôi nhà khang trang nằm cạnh bờ sông đào với chiếc vó nhỏ bé cạnh bờ sông, bên những hàng hoa dâm bụt đỏ thắm nhưng vắng tiếng cười, nếp sống thanh đạm với đức tin phó thác của hai bác là nguồn cậy trông trong thời buổi khó khăn bủa vây, nhưng nét mặt vẫn hằn lên những buồn phiền cho cuộc đời bất định của dân làng. Cho đến bây giờ, khi nhắc đến quê ngoại, Hoàng vẫn tiếc nuối lẫn ước mong: “Giả như không có những người Cộng Sản Việt Nam thì đất nước Hoàng cũng độc lập và thanh bình, an vui như các quốc gia Thái Lan, Singapore...và như vậy, mỗi mùa hè Hoàng lại có dịp về quê ngoại theo bác Ba đi kéo vó, đặt hom và xuống nhà bác Tiên Yên ngồi bên bờ sông đào câu cá, tắm sông... thì thú vị và sung sướng biết bao”.

Trong những năm tháng mẹ con Hoàng tá túc bên quê ngoại thì dì út Hoàng đã về sống với gia đình nhà chồng ở làng Nghĩa La, cách quê ngoại Hoàng chừng một hai cây số. Lâu lâu, Hoàng thấy mẹ xuống thăm dì út hoặc dì về quê ngoại thăm mẹ con Hoàng, dì út đem cho mẹ Hoàng những rổ khoai lang, hay sắn (củ mì) và những trái Sung, trái Trám để muối chua ăn cơm, đôi khi dì cho những trái Chay vỏ xanh ruột hồng có vị chua như trái Sấu. Hàng ngày mẹ con Hoàng ăn cơm với dưa mắm hoặc canh cà chua lõng bõng nước, sống qua ngày. Cũng có ngày bác ba Nê câu hay kéo vó được cá, cho bớt mẹ con Hoàng để kho mặn ăn dần. Mỗi khi gần hết gạo, cô út - em bố Hoàng lại “băng đồng” về nhà ở phố Thứa lấy và gánh gạo cùng những thứ gia dụng mang xuống quê ngoại.

Có một lần, trời đã về chiều, nhá nhem tối mà cô Hoàng vẫn chưa trở lại, mẹ Hoàng bảo hai anh em Hoàng cùng với anh Phẩm, con người chị thứ hai của mẹ Hoàng đi ra cống đá xem cô Hoàng đã về đến cổng làng chưa. Ba đứa trẻ vừa đi đến gần nhà ông Chu, cạnh cái cống đá và giếng nước, gần ngôi nhà cha xứ đã bỏ hoang, thì nghe thấy những tiếng kích hỏa của đại bác (depart) từ xa vọng lại cùng với những tiếng đạn đang bay sè sè ngang qua đầu. Sống trong vùng bom đạn đã lâu, ba đứa đã quen thuộc với những âm thanh của súng đạn, nên như một phản xạ tự nhiên, tất cả nằm sấp, duỗi dài trên mặt đất cạnh cống đá, chờ cho tầm đạn bay qua đầu rồi nổ tan ở đâu đó mới ngóc đầu đứng dậy. Rất may, cô Hoàng không bị lạc đạn giữa đường, cô về trễ sau trận pháo, nhưng an toàn.

Nằm dài trên cống đá tránh pháo kích là một kỷ niệm khó quên, khiến Hoàng nhớ đến câu chuyện mấy người dân làng đã kể về cái cống đá và ngôi thánh đường xa xưa: “Để có nền nhà thờ cao, phòng tránh lụt lội, dân làng đã bỏ công sức mấy tháng trời ròng rã để đào và cắt ngang mặt đường đá, đặt cống dẫn nước từ con sông đào chảy qua khu đất bên trái ngôi nhà thờ, tương tự như “dẫn thủy nhập điền”để đào và lấy đất làm nền nhà thờ, biến dải đất trũng sâu, lớn như một con suối, cắt ngang làng, chạy đến tới sát bờ hào ngăn cách giữa ngôi “chợ phiên” với rặng tre làng.

Theo năm tháng, như vết dầu loang, Việt Minh đã lấn sâu và hoạt động công khai trong quê ngoại Hoàng, những tiếng loa vang lên trong đêm khuya tuyên truyền và đe dọa những người mà Mặt trận Việt Minh gọi là Việt gian. Những đứa trẻ như anh em Hoàng hàng ngày phải đi lên Giáp tây để “học chữ quốc ngữ”. Căn nhà cụ trùm Vần bỏ hoang, nằm sâu bên phải ngôi thánh đường - nơi có những gia đình lương dân sinh sống xen kẽ, sân gạch nhà cụ là nơi tổ chức những đêm “Văn công”, còn căn nhà là lớp học, ông giáo Hoàng - một người lương dân từ làng Nga Hoàng đến dạy những bài ca, bài vè chống thực dân Pháp và “bè lũ Việt gian” mỗi ngày. Bài học là những bài thơ, những bài học thuộc lòng, những câu vè tuyên truyền có mục đích cài cắm vào trí óc non trẻ của đám con nít. Cho đến nay, Hoàng còn nhớ lõm bõm mấy câu thơ, câu vè mà ông giáo Hoàng bắt nghêu ngao đọc đi đọc lại:

Kìa ai nhà ngói cổng ngăn

Kìa ai thiếu cả bát cơm hàng ngày

Hôm qua đi chợ bán gà

Thấy thằng quận trưởng quét nhà cho tây

...

Ngày ngày chào lá quốc kỳ

Nhớ người chiến sĩ chết vì non sông

Nhớ xưa bao vị anh hùng

Phất cờ độc lập thành công hoàn toàn

Mất quê nội, xa quê ngoại, nhưng dù đã phiêu bạt vào miền Nam, bà con nội ngoại vẫn khăng khít và tìm về sống bên nhau. Gia đình chú dì út sống cách nhà bố mẹ Hoàng ba căn nhà, chú Giáo Thuấn có trình độ văn hóa và điêu khắc tượng ảnh mỹ thuật, cùng với sự quán xuyến, hoạt động trong ngành chăn nuôi của dì út, nên sau vài ba năm gia đình chú dì Hoàng đã ổn định và sung túc. Vào thập niên sáu mươi, vừa bước lên ngưỡng cửa trung học, Hoàng đã cảm nhận được những lo lắng, những băn khoăn của dì út khi thấy bố mẹ Hoàng thất bại trong kỹ nghệ dệt vải tám, vải the, phải bán cho ve chai, lạc-xoong (l’auction) những khung cửi trị giá hàng chục ngàn, kéo theo những khó khăn về tài chánh cho các con ăn học và sinh sống. Hai ba lần trong một ngày, Hoàng thấy dì út qua nhà, nhỏ to với mẹ về những câu chuyện làm ăn, tìm cách gây vốn và làm lại từ đầu. Tình chị em sống chết bên nhau giữa mẹ Hoàng và dì út như hình với bóng, thật khó diễn tả. Qua dì út, cộng với sự đảm đang, tài quán xuyến và chắt chiu thật khôn ngoan, mẹ Hoàng đã vực dậy một gia tài tưởng chừng gãy đổ về tài chánh, tránh được nguy cơ kéo theo một đàn con thất học.

Trong số các anh chị em bên ngọai, dì út và mẹ Hoàng rất thân nhau. Cả hai đều rất đảm đang, hy sinh và quên mình vì đàn con, với ước mong duy nhất là các con chăm lo ăn học để vươn lên “cho bằng với người ta”. Yêu thương các con đồng đều, nhưng rất yêu quý “con trưởng”. Khi anh trai Hoàng bước lên ngưỡng cửa đại học là mẹ Hoàng “chạy trước lo sau” mua cho anh Hoàng cái xe máy ngay. Cũng vậy, khi vừa biết tin con trai trưởng đậu tú tài, dì út đã bảo Hoàng lấy xe máy của anh Hoàng chở dì út lên nhà máy lắp ráp xe gắn máy Ngô Văn Luông ở ngã sáu Sài Gòn để đặt cọc và ráp cho con dì út cái xe máy hiệu Gobels – một hiệu xe đang nổi tiếng nhất trong các loại xe gắn máy trên thị trường thời bấy giờ.

Năm 1991 gia đình bố mẹ Hoàng được đi định cư theo diện HO (Humanitarian Operation) của anh hai Hoàng. Sau khi đặt chân tới Hoa Kỳ, bác sỹ thuộc bệnh viện Stanford xét nghiệm mẹ Hoàng đã bị ung thư đường tiểu, nếu giải phẫu thành công thì sẽ qua khỏi, nhưng vì tuổi già nên xác xuất nằm trong tỷ lệ 50/50. Mẹ Hoàng không chấp nhận giải phẩu dù được bác sĩ và các con giải thích thật lạc quan. Không còn cách nào khác, anh em Hoàng gọi điện thoại cho dì út. Từ San Diego dì lấy vé phi cơ bay lên thăm, và mẹ Hoàng đã đồng ý vào bệnh viện Stanford để giải phẫu, sau khi hai chị em hàn huyên và tâm sự với nhau trong nước mắt cả giờ đồng hồ. Những tình nghĩa yêu thương cao vời giữa dì út và mẹ Hoàng, đã giúp mẹ Hoàng sống với con cháu thêm mười bốn năm nữa. Những lúc rảnh rỗi, Hoàng thường hát nho nhỏ một mình bài “Lòng mẹ” khi nghĩ đến tình yêu thương của mẹ và dì út. Những kỷ niệm của một đời người về quê ngoại vẫn bàng bạc và nằm sâu trong ký ức của Hoàng.

Buổi sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Patechaud, Hoàng nói chậm dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu. Tôi lắng nghe Hoàng kể như đang ngồi nghe một câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Kể xong câu chuyện quê ngoại, Hoàng nói: “Sống đời viễn xứ, đất lạ quê người, những mùa nghỉ lễ cuối năm như Thanksgiving, Christmas, thấy thiên hạ kẻ lái xe, người lấy vé về quê làm Hoàng nhớ đến những ân nghĩa trong đời, nghĩ đến quê nội, quê ngoại xa xưa trong tiếc nuối.

Bất giác Hoàng hỏi tôi:

- Anh có nghe ai đó đã nói: “Biết làm sao định nghĩa được tình yêu” không? Nói xong, Hoàng lại tự trả lời.

- Câu văn mang ý thơ, tưởng chừng chỉ liên hệ tới tình yêu lứa đôi. Nhưng Hoàng không nghĩ như vậy. Hoàng cảm thấy từ tiên thiên, trong cõi nhân sinh, tâm hồn con người đã có một tình yêu vô hình, bất biến, khiến con người đã sống hay chết cho nhau.

Nghe Hoàng giải thích xong, tôi nói: Hoàng nói và quan niệm giống như một tu sĩ quá. Hoàng lắc đầu, nói: “ Không phải là tu sĩ mới nghĩ như vậy. Đời sống của dì út Hoàng bên quê ngoại đã giúp Hoàng tìm được ý lực của tình yêu trong đời, vì sau ngày dự tang lễ mẹ Hoàng ở San Jose, về lại SanDiego, sức khỏe của dì út Hoàng bỗng nhiên sa sút một cách khác thường, dì trở lên trầm tư với những năm tháng trên giường bệnh, rồi ra đi một cách thanh thản trong tiếc thương của con cháu.

Chia tay Hoàng, trên đường về nhà, tôi nghĩ Hoàng nói thật chí lý.

Chu Kim Long
**Trùng chủ đề
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.359 giây.