logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/12/2024 lúc 04:16:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội.

Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam.
Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.

Tác giả phác họa chân dung từng nhân vật tầng lớp nông dân, võ biền “thế thiên hành đạo” chống lại ách độc tài của triều đình.

Sau khi Thi Nại Am đã sáng tác xong 70 hồi truyện Thủy Hử, vua nhà Nguyên tuy đã cướp ngôi nhà Tống nhưng đọc xong truyện đã nổi giận bắt giam Thi Nại Am và hạ lệnh phải viết tiếp đoạn sau, kể về việc Lương Sơn Bạc bị dẹp, nếu không sẽ bị xử tội. Lý do của vua Nguyên là sự nổi dậy của “nghĩa quân” sẽ ảnh hưởng cho chế độ hiện tại.

Thi Nại Am lo lắng, liên lạc với học trò là La Quán Trung (1330-1400, tác giả Tam Quốc Diễn Nghĩa) tới nhà lao cùng bàn bạc. Hai người cùng viết tiếp Hậu Thủy Hử kể việc thất bại của quân Tống Giang. Sau 1 năm, Hậu Thủy Hử hoàn thành, hai thầy trò mang dâng vua Nguyên. Vua Nguyên xem xong bằng lòng, hạ lệnh thả Thi Nại Am.

Chương đầu của Thủy Hử, khi kể về sự hình thành của nhóm hảo hán Lương Sơn Bạc, Thi Nại Am viết: “Những người trong giang hồ có nghĩa khí đều tụ hội ở Lương Sơn Bạc”.

Khi Chu Nguyên Chương (1328-1398), xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ, khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, dần dà lập công trạng tiêu diệt Trần Hữu Lượng rồi dẫn 25 vạn đại quân Bắc phạt chiếm được Sơn Đông. Quân nhà Nguyên chạy về Mông Cổ. Tháng Giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng Đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ. Chu Nguyên Chương gọi Thi Nại Am làm quan nhưng ông từ chối, ông nhuận sắc lại Thủy Hử viết chung với La Quán Trung (có tài viết chương, hồi và hư cấu) lưu lại hậu thế. Vì Chu Nguyên Chương gốc gác như như các nhân vật của Lương Sơn Bạc và sự đời “Được làm vua, thua làm giặc” nên chữ nghĩa văn chương biến hóa từ “giặc” (khi thua) thành “nghĩa quân” khi lật đổ quan quân, triều đình… Trong quyển Ỷ Thiên Đồ Long của Kim Dung đề cập đến Chu Nguyên Chương với hình ảnh hư cấu “Chu Nguyên Chương thống lĩnh Minh Giáo và nhờ binh pháp trong Vũ Mục Di Thư đánh đuổi người Mông Cổ, lập ra nhà Minh”.

“Giang hồ” từ Việt gốc Hán. Chữ “giang” thuộc bộ thủy, nghĩa là “sông”; “hồ” cũng thuộc bộ thủy nên “giang hồ” chính là “sông và hồ”. Danh từ “Giang” và “Hồ” khi đi với nhau thành tính từ, không còn liên quan gì đến nghĩa của từ gốc

Trong Tầm Nguyên Từ Điển của Bửu Kế (Sài Gòn 1955): “Giang là sông; Hồ là hồ nước... nghĩa bóng là người sống lang bạt, bất định. Cảnh sống nay đây mai đó, tự do, phóng túng như “thú giang hồ, giang hồ lãng tử” không bị ràng buộc trong phép vua, lệ làng…

Theo học giả Đào Duy Anh “Nghĩa đen là sông hồ, xuất phát từ chữ Tam Giang (sông Trường Giang, sông Hán Giang và hồ Bành Lãi; Ngũ Hồ (năm hồ lớn của Trung Hoa) nơi người ta hay đến chơi, sau đó chữ giang hồ chỉ những người ngao du nay đây mai đó, hoặc những người lang thang không theo triều đình. Khi áp dụng cho đàn bà, nó chỉ người làm gái điếm”.

Trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã linh động sử dụng hai chữ giang hồ uyển chuyển tùy theo mỗi trường hợp.
Từ Hải có ý chí độc lập ngang tàng, không chấp nhận sự khuất phục của triều đình nên:

“Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
(Câu 1791-1793)

Nhưng khi Thúc Sinh nói với Hoạn Thư về nàng Kiều thì Nguyễn Du đã dùng giang hồ theo một hàm ý khác:
“Tiếc thay lưu lạc giang hồ,
Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”.
(Câu 1989-1990)

Hay hình ảnh khi Hoạn Thư nổi cơn ghen vì vậy Thúy Kiều cảm thấy:
“Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,
Một màu quan tái bốn mùa gió trăng”
(Câu 1595-1596)

Trong thi ca cũng thường đề cập đến hai chữ giang hồ, điển hình như các bậc tiền nhân:
Giang Hành, bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi

“Tây tân sơ nghĩ trạo
Phong cảnh tiện giang hồ
Vũ quá sơn dung sấu
Thiên trường nhạn ảnh cô…”
(Bến tây thuyền mới ghé mái,
Phong cảnh đã là giang hồ rồi.
Mưa qua rồi trông dáng núi gầy;
Trời rộng bóng nhạn như đơn chiếc...)

Bài thơ chữ Hán Giang Hồ Ngụ Hứng của Nguyễn Thượng Hiền:

“Giang hồ ngụ khách,
Thiên địa tản nhân.
Nhất tháp nhàn ngâm,
Chung niên lãn ngoạ…”
Quốc Kêu Cảm Hứng của nhà thơ Nguyễn Khuyến
“Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Đây hồn Thục Đế thác bao giờ…
Ban đêm ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”.
Vào thời tiền chiến với các nhà thơ:
Bài thơ Dâng Tình của Vũ Hoàng Chương với hai chữ giang hồ:
“Lũ chúng em chờ chàng qua chín kiếp
Tình giang hồ phong nhụy vẫn nguyên hương…
… Tình nhân thế chua cay người lịch duyệt
Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu”
Bài thơ Mộng Xuân Hương của Bích Khê:
“Nửa cánh giang hồ bạt nhớ thương
Đêm nay buồn lắm, gục bên giường
Ngoài ly Lý Bạch trời như mộng
Sau khói phù dung mộng cố hương”

Trong văn chương, ngày xưa hai chữ giang hồ liên quan với kiếm khách, điển hình như tác phẩm Giang Hồ Kiếm Khách của nhà văn Nhật Yoshikawa Eiji. Ban đầu truyện nầy đăng tải trên báo Asahi, tác giả dự tính chỉ vài chục chương nhưng rất lôi cuốn độc giả ái mộ nên tờ báo yêu cầu tác giả viết tiếp vì vậy đăng liên tục từ ngày 23 tháng 8 năm 1935 đến ngày 11 tháng 7 năm 1939. Sau đó in thành sách gồm năm tập khoảng một nghìn năm trăm trang.
Bối cảnh xảy ra ở thế kỷ 16 viết về cuộc đời kiếm sĩ Musashi từ thuở thiếu niên với nhiều bất trắc, quyết lập thân bằng kiếm đạo cho đến lúc trở thành kiếm sĩ vang danh thiên hạ. Kiếm khách thời đó dưới sự thống trị của kẻ quyền lực nên lộng hành trấn áp khắp nơi. Dĩ nhiên “tức nước vỡ bờ” nên có sự nổi dậy của kiếm sĩ chống lại ách độc tài. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nhật.

Và, điển hình như tác phẩm hư cấu Tiếu Ngạo Giang Hồ của nhà văn Kim Dung trong chốn võ lâm. Nhà văn Cổ Long với Tuyệt Đại Song Kiêu hay Giang Hồ Thập Ác ở Đài Loan vào giữa thập niên 1960.

Tiếu Ngạo Giang Hồ là một trong những tác phẩm rất ăn khách với độc giả ở miền Nam Việt Nam cũng vào thập niên 1960’ ở Hồng Kông. Tác phẩm đặt theo bản nhạc cầm tiêu hợp tấu giữa hai cao thủ võ lâm chánh/tà. Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn và Khúc Dương của Nhật Nguyệt Thần Giáo cảm thấy chốn võ lâm gió tanh mưa máu nên quyết định rời khỏi chốn võ lâm “gió tanh mưa máu” dùng âm nhạc ngao du với đất trời nhưng rồi bị hai phe chính/tà truy sát. Khúc nhạc đó truyền lại cho Lệnh Hồ Xung, chánh phái Võ Đang và Nhậm Doanh Doanh, tà phái Nhật Nguyệt Thần Giáo… Trải qua bao sóng gió, oan nghiệt, cuối cùng hai người trai tài, gái sắc chán cảnh thị phi, chém giết, dắt tay nhau tiếu ngạo giang hồ.

Thú vị nhất trong truyện, phim kiếm hiệp (chưởng) luôn nhắc đến hai chữ giang hồ hầu như dành cho chánh phái, ơn đền oán trả, nghĩa khí võ sĩ, trượng phu với kẻ ngã ngựa… Hình ảnh Cain Bang ăn mặc rách rưới, sống “đầu đường xó chợ” nhưng hành hiệp đạo nghĩa.

Về âm nhạc, ca khúc Dừng Bước Giang Hồ của nhạc sĩ Hoàng Trọng với ban hợp ca Thăng Long đã một thời vàng son với giới mộ điệu âm nhạc:

“Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều, vương về bên quán tiêu điều…
Tới đây nơi xưa, gió êm êm đưa
Áng mây trôi tới xa xôi khuất nơi sau đồi
Quán tranh xiêu xiêu, chốn đây cô liêu,
Nhắc cho ta biết bao nhiêu dáng xưa yêu kiều…
Đã bao năm qua, sống nơi phương xa,
Về phương cũ đành dừng bước chân giang hồ”
Ca khúc Tình Kỹ Nữ của nhạc sĩ Phạm Duy
“Đêm nay đôi người khách giang hồ
Gặp nhau tình trăng nước
Sánh vai nhịp bước giang hồ
Kề vai ước xây nhà bên suối
Kề môi ước gây vài đường tơ…
… Đêm nay khi tàn giấc mơ vàng
Ngồi đây sầu ngơ ngác
Ngắm bao tình khách giang hồ
Lòng ta nhớ duyên tình kỹ nữ
Lòng ta nhớ cung đàn mùa xưa”.

Hai chữ giang hồ với những dòng trích trên với hình ảnh đẹp trong tâm hồn lãng tử, phiêu bồng, không vướng bụi trần với thiên nhiên hữu tình. Ngày đó. hai chữ giang hồ đi kèm với lãng tử, những chàng trai nét phong trần ưa lang bạt nay đây mai đó vì “Thời lai đồ điếu thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Cảm Hoài của danh sĩ Đặng Dung) hay đâu đó “Chí lớn trong thiên hạ đựng không đầy đôi mắt mỹ nhân” của Phạm Thái.

Trong bài viết của Hà Khánh Quân (Luân Hoán) về người bạn cùng cố hương với tựa đề: Nguyễn Đông Giang, Thơ Của Người Giang Hồ. “Người Giang Hồ của đám chiến sĩ sớm ngã ngựa, có tên thật Nguyễn Văn Ngọc. Anh được ra đời vào ngày 06 háng 02 năm 1943 tại làng An Hải, Đông Giang, quận 3 thành phố Đà Nẵng. Anh theo học tiểu học tại trường Hoàng Diệu rồi vào Khóa 19 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Năm ngón tay của một bàn tay phải, là món quà lưu niệm, anh dành cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Đông Giang thành thầy giáo tại các trung học Quốc Gia Nghĩa Tử, Đông Giang, Bồ Đề, Khiết Tâm,Vinh Sơn, Duy Nhân (Đà Nẵng), Trần Quý Cáp (Hội An)... Sau 1975, không thủ phận, nên anh có mặt trong tổ chức phục quốc. Được ghép vào thành phần “âm mưu lật đổ chế độ”, Nguyễn Đông Giang có cơ hội ăn cơm tù Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sáu năm. Ra tù bị quản chế tại gia, cấm vượt khỏi Đà Nẵng. Anh nhanh chóng trở thành một ông xe thồ lành nghề.


Ngoài cái thân trần, không có mảnh giấy nào lận lưng, kể cả bằng tốt nghiệp “cải tạo” tốt, Nguyễn Đông Giang đến Hồng Kông một mình năm 1991. Không có bất cứ thứ gì để chứng minh thân thế, sự nghiệp, anh bị giữ tại trại một thời gian năm năm. Có tay nghề tranh đấu, nên anh tiếp tục hành nghề trước những bất công trong trại tạm trú. Song song với công việc giúp mình, giúp người, anh làm thơ. “Cuối cùng, một số thơ, một số bài viết của ông, đã là đầu mối cho International Pen in London và Liên Hiệp Quốc can thiệp, vớt anh đến Hoa Kỳ vào năm 1996, theo diện nhà báo tị nạn chính trị”.

*

Giang hồ mang hình ảnh xấu với băng đảng, các tay anh chị sống ngoài vòng pháp luật, mạnh được yếu thua. Giang hồ nghĩa xấu chỉ bọn lưu manh, du đãng, du côn, du thủ du thực, đầu gấu, trộm cắp, đâm thuê chém mướn… Ngày nay, người ta nói rằng nhiều người tự xưng là giang hồ thực ra là du đãng, lưu manh, họ không có tư cách và phẩm chất của những giang hồ xưa.

Nhà văn Duyên Anh với các tác phẩm Nặng Nợ Giang Hồ, Điệu Ru Nước Mắt Luật Hè Phố, Dzũng Đa-Kao, Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa. Nhà văn Nguyễn Thụy Long với Bước Giang Hồ, Loan Mắt Nhung, Nợ Máu… Tuy nhiện trong vài tác phẩm nầy, tác giả cũng đề cao vài nhân vật trong băng nhóm có tính nhân bản, sống chết có nhau để hài hòa trong xã hội đen.

Trong quyển Điệu Ru Nước Mắt với hình ảnh Trần Đại (Đại Cathya) đứng đầu “tứ đại giang hồ. Duyên Anh nghe Trần Đại kể lại cuộc đời giang hồ, những trận đấm đá, đem chém thư hùng đẫm máu trên đường phố, dựng nên tác phẩm.

tác bài thơ tặng cho Đại Cathay.

Trần Đại trong Điệu Ru Nước Mắt xuất thân là con nhà giàu, học giỏi nhưng chán ghét thời cuộc, bỏ nhà theo tiếng gọi giang hồ, làm đại ca nhưng vô cùng nghĩa hiệp, cứu giúp kẻ thân cô thế cô, dám đánh cảnh sát ăn hối lộ. Cuối cùng, vì chung thủy với mối tình cô gái (con nhà trâm anh thế phiệt, học trướng Tây ở Đà Lạt và Sài Gòn, chán ghét xã hội thượng lưu dối trá nên gia nhập vào băng nhóm) vô cùng lãng mạn, đã dũng cảm chết bi tráng trên hàng rào kẽm gai…

Trong quyển Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long với hình ảnh Loan có đôi mắt đen huyền đẹp như nhung, do biến cố cuộc sộng, thời cuộc đẩy đưa, từ thiếu niên ngây thơ trong sáng thật thà gia nhập băng đãng, bản lĩnh lỳ lợm, trở thành đại ca giang hồ. Tuy sống trong xã hội đen nhưng bản chất lương thiện.

Hai nhà văn không đề cao xã hội đen, đâm thuê chém giết nhưng đề cập đến trong vũng lầy tội lỗi đó cũng có vài nhân vật có nghĩa, có tình trong giới giang hồ (?).

Trong ca dao có câu: “Trai tứ chiếng gái giang hồ. Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên” đề cập đến hình ảnh “trai tứ chiếng, gái giang hồ” thường bị khinh bỉ tùy theo môi trường và xã hội.

Thoạt đầu “trai tứ chiếng” xưa kia có nghĩa gốc là nơi quy tụ bốn kinh trấn xung quanh kinh đô Thăng Long, đã từng trải qua bốn phương trời tụ hội. Theo thời gian và môi trường xã hội xấu, nó trở thành trai “tứ cố vô thân” tụ tập nhau làm điều bất chính.

“Gái giang hồ” với nghĩa xấu ám chỉ hình ảnh gái làm điếm bụi đời, trùm băng đảng dụ dỗ, bắt cóc con gái vào tệ nạn buôn bán tình dục và cả móc túi… Trong những thập niên qua, báo chí trong nước đề cập rất nhiều loại “gái giang hồ” nầy từ nơi nầy đến nơi khác, qua mặt luật pháp, làm ăn phi pháp.

Như đề ở trên, giang hồ, hai nghĩa tương phản (tốt/xấu, tích cực/tiêu cực) vì vậy khi đề cập đến hai chữ nầy không nên nhìn phiến điện mà xét từng nhân vật, thời điểm cũng như vai trò của nó trong cuộc sống.

*

Sau năm 1975 ở trong Nam có hai bài thơ viết về Giang Hồ rất thú vị.

Nhà thơ Linh Phương, Thư ký tòa soạn tuần san Tinh Hoa Nữ Sinh 1967. Tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc trước năm 1975 được phổ biến rộng rãi. Tác phẩm đã xuất bản: Thơ Tình Linh Phương (Thơ - NXB. Ngựa Hồng – Sài Gòn 1967), Kỷ Vật Cho Em (Thơ - NXB. Động Đất – Sài Gòn 1971), anh đã phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.

Giang Hồ
“Giang hồ từ thuở ta thất thế
Chí lớn không thành thà ẩn cư
Viễn xứ. Ờ! Thôi thì viễn xứ
Hết đời phiêu bạt chốn quê xa…
… Cha xưa cầm súng ra đánh trận
Bỏ xác trên rừng mấy mươi năm
Lần đi đưa tiễn - tay chưa nắm
Vạt áo che ngang mẹ khóc thầm…
… Giang hồ. Ta giang hồ trăm bận
Vẫn thấy lòng đau rứt ruột đau
Thèm nghe tiếng dế thời thơ ấu
Ngắm cánh diều bay giữa vô cùng
Giang hồ. Ta giang hồ trăm bận
Thầm hẹn mai này quy cố hương
Ta về làm bạn cùng chim chóc
Lẫn với muỗi mòng chín cửa sông”

Bài thơ Giang Hồ của Phạm Hữu Quang, quê An Giang, cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Đại Học Cần Thơ, bị stroke lần thứ hai, qua đời ngày 28/4/2000 lúc 49 tuổi. Phạm Hữu Quang viết bài thơ vào tháng 5/1991.

Giang Hồ
“… Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày ta đi chỉ có tay không…
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình…
Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương…
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta khóc mới hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”.

Mấy câu thơ “Giang hồ. Ta giang hồ trăm bận. Vẫn thấy lòng đau rứt ruột đau” (LP) và “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt. Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà” (PHQ) quá tuyệt.

Hai bài thơ của Linh Phương và Phạm Hữu Quang trong hoàn cảnh xã hội lúc đó của bản thân tựa nhưi kẻ sĩ ngày xưa khi thất thế.

Lục Du viết “Chính xã hội thay đổi sau những biến cố lớn, quan niệm trong văn hóa truyền thống bị thay bằng những quan niệm duy vật, tôn sùng kim tiền, vật chất, không tin vào nhân quả, luân hồi đã tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lên ngôi, hình thành môi trường sống thuận lợi cho những người giỏi luồn lách ký ức”.

Trong quyển Tiêu Sơn Tráng Sĩ của nhà văn Khái Hưng ấn hành năm 1967, dày hơn bốn trăm trang gồm hồi.

Hồi 3: Tiêu Sơn Kết Nghĩa, “Trần Quang Ngọc, hai mươi nhăm tuổi, Phạm Thái hai mươi tuổi, Lê Báo mười chín tuổi, xin theo gương ngài cùng họ Lưu, họ Trương, kết nghĩa anh em, trước là để phò nhà Lê, sau nữa là để rửa thù cho cha chúng tôi. Tôi thề rằng tôi coi Phạm Thái, Lê Báo như hai anh em ruột, cũng hai người sống chết có nhau. Nếu tôi ở không đúng lời thề xin chết như thế nầy”. Hình ảnh 3 chàng trai trẻ với nghĩa khí vì vận mệnh đất nước lên vùng Kinh Bắc “kết nghĩa giang hồ” quá đẹp.

Hình ảnh Phạm Thái (1777-1813) quê làng Yên Thị, con của võ tướng Trạch Trung Hầu Phạm Đạt. Tuổi đôi mươi, Phạm Thái nối chí cha, kết giao với những người đồng chí hướng, khi bị truy nã thì cắt tóc, giả làm nhà sư vào tu ở chùa Tiêu Sơn, đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu thiền sư. Đi tu được mấy năm, nhưng sự chưa đâu vào đâu thì Trương Đăng Thụ ốm chết, Phạm Thái hay tin liền vội vã về quê bạn ở làng Thanh Nê, Kiến Xương để điếu tang, rồi được gia chủ mến tài lưu lại trong nhà. Định mệnh run rủi, Phạm Thái gặp gỡ, xướng họa thơ văn rồi nảy lòng si tình Trương Quỳnh Như, em gái Trương Đăng Thụ. Cuộc tình không thuận, mẹ Trương Quỳnh Như nhất quyết muốn gả nàng cho gia đình giàu có Trịnh Nhị, khiến nàng phẫn uất tự vẫn. Đại nghiệp chưa thành, tình duyên đau khổ, Phạm Thái chẳng màng thế sự, trổ hết tài hoa làm thơ và lang bạt, rồi ốm đau tử tận ở Thanh Hóa lúc mới 36 tuổi”.

Trong tác phẩm nầy đề cập đến các tráng sĩ hoài Lê để chống lại nhà Tây Sơn. Nhân đây nhắc sơ về Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) xuất thân từ Tây Sơn, Bình Định. Ba anh em Tây Sơn tam kiệt, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh. Bắc Bình Vương Quang Trung đánh Nam dẹp Bắc lập nên nhiều chiến công hiển hách như Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (Chiến Thắng Kỷ Dậu) làm quân Thanh xâm lược khiếp hồn bạt vía, và sau đó lên ngôi Hoàng Đế Quang Trung, chẳng may qua đời trong 4 năm làm vua, nên quân Tây Sơn như rắn mất đầu trong cuộc nội chiến và dẫn kết hậu quả thảm hại!

Trải qua một trăm năm mươi năm, Nguyễn Huệ không những chìm trong quên lãng mà lăng mộ thân xác cũng bị làm nhục! Từ danh tướng, hoàng đế trở thành tội đồ!...

Danh dự nhân vật lịch sử được phục hồi, vinh danh trở lại, ghi trang sử mới trong lịch sử Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng Hòa Quang Trung - Nguyễn Huệ: Thánh Tổ binh chủng Quân Vận (hình ảnh ngảy xưa điều quân thần tốc). Chân dung Quang Trung được in trện tờ 200 đồng và nhiều con đường, ngôi trường mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ, ngay cả Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung… Đây cũng là giai đoạn bi thảm của lịch sử vì chỉ là chuyện vãn nên không đề cập nhiều sẽ lạc đề.

Giang hồ ngày xưa là vậy, giang hồ của kẻ sĩ trước hoàn cảnh nhiễu nhương của xã hội nên bôn ba kết nghĩa dấn thân cho đại cuộc. Giang hồ ngày xưa là hình ảnh những người chán cảnh ô trọc trong xã hội, không muốn vương lụy, bon chen nên tự chọn con đường phiêu lãng… Còn giang hồ ngày nay chỉ là phần tử “giá áo túi cơm” băng nhóm bất hảo, gian manh chỉ làm băng hoại xã hội!

Vương Trùng Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.251 giây.