logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/01/2025 lúc 09:14:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.


Huyền sử, tức là những chuyện cổ tích hư cấu, kể rằng dân tộc Việt Nam xuất phát từ khoảng hơn bốn ngàn năm trước, rằng nàng tiên xinh đẹp Âu Cơ từ trên những ngọn núi cao thường xuyên đi lại trên vùng đồng bằng để đem tài năng về y thuật chữa trị những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Một hôm, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng tiên Âu Cơ liền biến thành phượng hoàng mà bay đi. Lúc đó, Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền hiện ra, cầm lấy cục đá, ném ra và xua đuổi quái vật.


Nàng tiên Âu Cơ và thần rồng Lạc Long Quân kết hôn, sinh ra 100 người con. Một ngày nọ, Lạc Long Quân nói với nàng Âu Cơ rằng nàng là tiên và chàng là rồng, nên khó ở chung với nhau trọn đời. Hai người chia nhau, 50 con theo mẹ lên núi và 50 con theo cha xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Tiền nhân khi nghĩ ra chuyện cổ tích trên, hàm ý nói rằng người Việt đừng nên nghĩ rằng căn cước của mình là tiên, hay là rồng, mà sự thật nên nghĩ là vô ngã. Thêm nữa, sự dị biệt giữa người này với người kia không có thật, vì tất cả chỉ là 100 bọt sóng trong một chùm trứng của mẹ. Tất cả chỉ là một thoáng hiện của vô thường, và rồi là một thoáng tan đi.


Do vậy, trong lời dạy cổ điển của Việt Nam có nhiều lời dạy rằng hãy yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Câu “Thương người như thể thương thân” có nghĩa rằng hãy thấy người khác như chính bản thân mình, rằng tất cả ta và người khác chỉ là những chùm ngũ uẩn kết hợp, trống rỗng, không tự ngã, và đều chịu đau khổ. Thấy như thế, lòng từ bi sẽ hiển lộ, sẽ thương người khác như thương chính mình.


Từ đó, dân tộc Việt khuyến khích nhau hãy sống với hạnh bố thí. Thí dụ, câu nói phổ biến từ xa xưa là: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Hay là: Lá lành đùm lá rách.


Có nhiều thời đại, nếp sống từ bi được vua đưa vào luật để thi hành. Như trường hợp Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã ghi trong luật rằng, khi trong làng có người bệnh mà không ai nuôi, và người bệnh này phải nằm ngoài đường, thì quan xã phải dựng lều lên để chăm sóc, cho họ cơm cháo, thuốc men, nhằm cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ khốn khổ. Nếu bệnh nhân chết, thì quan xã phải trình quan trên và chôn cất. Viên quan nào trái lệnh sẽ bị bãi chức.


Phật Giáo đã vào Việt Nam rất sớm, khoảng thế kỷ thứ hai, hay thế kỷ thứ ba theo dương lịch. Theo nghiên cứu của Giáo sư Lê Mạnh Thát, một số Kinh điển Pali được dịch ra tiếng Việt cổ từ trước năm 220 theo dương lịch, trong đó có cuốn Tạp Thí Dụ Kinh mà không rõ người dịch là ai. Các chi tiết về nghiên cứu này ghi trong sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, nơi chương Phật Giáo Sau Thời Hai Bà Trưng (PGSTHBT).


Giáo sư Lê Mạnh Thát viết về cội nguồn các cuốn sách Phật học đầu tiên được chuyển từ tiếng Pali sang tiếng Việt cổ: “Ban đầu khi Phật giáo mới truyền vào nước ta, một số truyện có nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ xuất phát từ nền văn học bản sinh Phạn văn hay các phương ngôn như Pàli đã được dùng để thuyết minh giáo lý trong những buổi giảng. Một thời gian, một tác giả Việt Nam vô danh nào đó đã tập hợp chúng lại, gồm luôn các truyện có nguồn gốc địa phương và biên tập thành Cựu tạp thí dụ kinh tiếng Việt, để sau đó đã trở thành bản đáy cho Khương Tăng Hội dịch ra tiếng Trung Quốc. Một khi đã thế, người viết các truyện trên không thể ai khác hơn là vị "thánh hiền" Việt Nam sống khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Dương Lịch, mà ta hiện chưa truy tìm được tên tuổi...” (PGSTHBT)


Giáo sư Lê Mạnh Thát ghi nhận rằng sách Tạp Thí Dụ Kinh có một nét nổi bật là nhấn mạnh đến việc cúng dường và những lợi ích của cúng dường. Trong 12 truyện đề cập đến khía cạnh này, có ba truyện nói tới việc cúng dường đức Phật (truyện 10, 17 và 28), có hai truyện nói tới việc cúng dường tháp tượng. Bảy truyện còn lại đề cập tới việc cúng dường cho các đệ tử Phật, các "đạo nhân".


Nghiên cứu của GS Lê Mạnh Thát cũng ghi nhận như sau: “Điểm thứ hai là khi nói đến cúng dường, Tạp Thí Dụ Kinh đã có một quan tâm đặc biệt đến những người nghèo, đến những người với những phương tiện hạn chế, như ba tiều phu của truyện 31, thậm chí không có một phương tiện gì như lão mẫu của truyện 3. Đây là một mối quan tâm đặc biệt, bởi vì theo truyện 21, nó là bản nguyện cả vị đệ tử số một của đức Phật, là Ma Ha Ca Diếp. Ca Diếp chỉ muốn "độ người bần cùng, một mình không chịu nhận" sự cúng dường của nhà giàu. Phải nói đó là một nét đặc trưng khá lôi cuốn của bản kinh này. Nó nói lên một thực trạng là vào những ngày tháng đầu tiên lúc mới truyền tới nước ta, Phật giáo đã chọn đứng về phía những người nghèo (truyện 3, 21, 28, 30 và 31), bất hạnh đang khổ đau (truyện 20, 23), không hướng tới những kẻ giàu keo kiệt bủn xỉn (truyện 17), những kẻ ỷ quyền vào sức mạnh (truyện 13), bạo lực (truyện 8).” (PGSTHBT)


GS Lê Mạnh Thát ghi rằng các lời dạy từ Kinh Phật như thế đã in sâu vào lòng dân tộc Việt Nam: “Nó xác định cho Phật giáo một chỗ đứng giữa lòng dân tộc Việt Nam, đặc biệt sau sự biến năm 43 sdl, khi nhà nước Hùng Vương bị quân đội Mã Viện đánh sụp, kéo theo một loạt đổ vỡ dây chuyền trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, mà phải mất hàng chục năm mới có thể ổn định lại được. Trong cơn lốc chính trị, kinh tế, văn hóa đó, việc chọn đứng về phía những người nghèo, người bất hạnh, khổ đau bất định đem lại cho Phật giáo một vị thế có được những tiếng nói có quyền uy giữa đại đa số quần chúng. Đây cũng là lý do tại sao Phật giáo trở thành nơi gửi gắm những đạo lý tinh hoa của dân tộc, những truyền thống ngàn đời của người Việt, như ta đã thấy trong Lục độ tập kinh.” (PGSTHBT)


Từ đó, người dân Việt đời này sang đời kia vẫn giữ truyền thống cúng dường Tam Bảo và bố thí cho tất cả chúng sinh. Ngay tới miếng ăn cuối cùng cũng sẵn sàng bố thí cho người khác. Như Đức Phật đã dạy trong Kinh Iti 26:


“Này các Tỷ-kheo, nếu chúng sinh chỉ biết, như Ta biết, quả của sự bố thí và chia sẻ, họ sẽ không ăn mà không bố thí trước, và vết nhơ của sự keo kiệt sẽ không chiếm giữ tâm họ. Họ sẽ không ăn mà không chia sẻ ngay cả miếng ăn cuối cùng, miếng ăn cuối cùng của họ, miễn là có người nhận nó. Chính vì chúng sinh không biết, như Ta đã biết, quả của sự bố thí và chia sẻ, nên chúng sinh ăn mà không bố thí trước, và vết nhơ của sự keo kiệt sẽ chiếm giữ tâm họ.”


Là những người con dân tộc Việt, dù đang ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn truyền thống học Phật của tiền nhân. Hãy nhìn tất cả mọi người, tất cả chúng sanh nơi cõi này, đều cùng chung trong một bọc nước của vô ngã, đang bập bềnh trên mặt nước vô thường. Hãy luôn luôn giữ hạnh cúng dường Tam Bảo và bố thí cho tất cả những người đang cần giúp đỡ. Đặc biệt, hãy nhớ rằng bố thí với tâm không mong cầu sẽ đưa người tu lên một cõi trời và sẽ đó sẽ chứng quả Bất lai nơi đó, không trở về cõi khổ này nữa.


Đức Phật dạy như thế trong Kinh AN 7.52, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích: “Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”... [...]...Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.”


Do vậy, bạn hãy sống với tâm hồn thơ mộng như một hậu sinh của rồng và tiên, hãy thường trực nhìn thấy tất cả chúng sinh và mình như chung trong một chùm bọt nước. Và hãy sẵn sàng bố thí dù là miếng ăn cuối cùng của mình, và hãy bố thí trong mọi trường hợp có thể, chỉ để trang nghiêm tâm của mình. Đó cũng là con đường để chứng thánh quả Bất Lai.

Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.