logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/02/2025 lúc 01:14:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lúc tôi đậu thanh lọc, được chuyển từ trại “cấm” sang trại tự do, tinh thần vui vẻ, tôi không có ý định tiếp tục công việc ở post office mà muốn thử công việc mới, làm thiện nguyện 3 jobs không hề mệt mỏi . Sáng sớm dạy lớp English Vỡ Lòng cho người lớn tuổi tại trường ESL, sau đó chạy “show” qua trường Việt Ngữ dạy Tiếng Việt cho các em nhỏ, và thời gian còn lại trong ngày làm việc là dành cho Văn Phòng Cao Ủy Định Cư.

Nơi nào tôi cũng có người quen, vì ở trại Transit (tự do) này mọi người đều chung hoàn cảnh may mắn, đậu thanh lọc, chờ ngày tìm được phái đoàn nào đó phỏng vấn rồi đi định cư, tương lai phơi phới, nên chúng tôi mau chóng gần gũi mến thương nhau.

Ở trường ESL có một nhóm Thầy, Cô khá hợp “gu”, mặc dù tôi nhỏ tuổi nhất, ngoài giờ dạy, chúng tôi còn gặp nhau ngoài quán cafe, hủ tíu, đến nhà nhau ăn cơm mỗi khi có sinh nhật, giỗ quảy.

Trong nhóm này, tôi thân nhất với Chị, một phần vì Chị ở chung lô nhà, hai “nhà” đối diện nhau, gặp nhau cả ngày, đến trường cũng gặp nhau, phần khác là Chị cũng từng là giáo viên Tiểu Học như tôi khi còn ở Việt Nam, nên hai chị em ríu rít mỗi ngày, rủ nhau đi chợ, đi ăn, tối tối rảnh cùng vài Thầy Cô khác kéo nhau lên trường ESL tán dóc với Thầy Hiệu Trưởng “đóng đô” ngày đêm trên đó. (Thầy được phân công ở ngay căn phòng nơi cổng sau của trường).

Chị qua trại cùng với hai đứa con, một trai một gái, mười tuổi và tám tuổi. Chồng chị bị mất tích trên biển trong một chuyến vượt biên từ vài năm trước. Chị kể, chuyến tàu mang chồng chị và mấy chục người khác, ra khơi mấy tháng liền không có tin tức, tất cả các gia đình có người thân trong chuyến tàu dáo dác hỏi thăm nhau, rồi niềm hy vọng dần dần tàn lụi, đớn đau tuyệt vọng . Gần ba năm sau, chị quyết định mang hai đứa con lên đường ra khơi, mặc dù gia đình Chị ngăn cản vì lo sợ hiểm nguy, Chị bảo:

- Chả lẽ số phận đã để ảnh mất tích trên biển, rồi không tha ba mẹ con chị luôn sao?

Vết thương nào rồi cũng nguôi ngoai, Chị tin rằng hoàn cảnh Chồng chị mất tích đã giúp ba mẹ con đến bờ tự do và may mắn đậu thanh lọc, Chị mong hương hồn Chồng tiếp tục phù hộ cho Chị và các con trên con đường tương lai khi định cư ở nước thứ ba.

Bữa đó tôi đến nhà Chị, thấy ba mẹ con đang ăn cơm với hai người tôi không quen biết, Chị giới thiệu:

- Loan ơi, đây là Phúc, người đi chung chuyến tàu chị. Đây là Tân, em chồng của chị, cũng đi chung chuyến tàu, Phúc và Tân mới đậu thanh lọc, vừa nhập trại Transit mình hôm qua đó.

Tôi sà vào ăn cơm chung với cả nhà. Anh Phúc nhỏ hơn Chị 4 tuổi, còn Tân nhỏ hơn tôi hai tuổi . Bữa ăn hội ngộ rộn ràng, và Chị vui vẻ nhận lời nấu cơm tháng cho anh Phúc và Tân, vì đàn ông một mình vụng về cơm nước, mà Chị thì đằng nào cũng lo cơm nước cho ba mẹ con. Tôi nghe kể anh Phúc từng là giáo viên Tiếng Anh bên Việt Nam bèn đề nghị Chị rủ Anh Phúc vào dạy trường ESL, còn Tân thì có bạn sẽ giúp đưa vào làm ngoài bệnh viện khu Lào-Hmong. (Ở trại tỵ nạn Thailand, những người đi làm thiện nguyện, ngoài chuyện mỗi tháng có chút lương bổng tượng trưng từ Cao Ủy, còn được ưu tiên miễn làm lao động định kỳ trong trại, và nhất là có chút ...uy với người xung quanh, nên chúng tôi, kẻ trước người sau, thường giới thiệu bạn bè quen biết cùng đi làm thiện nguyện).

Thế là từ đó, hàng ngày, ngoài buổi sáng đi dạy chung, Anh qua nhà chị ăn hai bữa cơm, rồi dạy các con chị học bài hoặc chơi với chúng.

Tình yêu, có ai ngờ! Lửa gần rơm hay hai trái tim đã tìm thấy rung một nhịp đập? Anh chị bắt đầu yêu nhau, nhưng chỉ trong âm thầm vì còn biết bao cản trở xung quanh: Trước tiên là hàng rào tuổi tác (tình yêu chị em hả, có ai chấp nhận và hiểu cho!), rồi là rào cản của thị phi cuộc đời, làm sao thoát khỏi những cái miệng “rảnh rang”của những ông bà Tám cùng lô nhà, rằng “trai tân cặp với gái già”? Làm sao công khai nơi trường ESL khi họ vẫn gọi nhau là chị/em? Làm sao ăn nói với hai đứa nhỏ khi lâu nay chúng vẫn gọi anh là “chú” rất thân thương, yêu mến? (Từ “chú” chuyển thành “cha” khó à!). Ngoài ra, rào cản “nặng ký” khác là thằng Tân, em chồng đang ăn cơm tháng ở nhà chị. (Trên giấy tờ căn cước tỵ nạn của chị còn ghi rành rành tên chồng với ghi chú “Lost at Sea”).

Mà hai người dấu kỹ lắm, các Thầy Cô trường ESL không ai nghi ngờ, thằng Tân cũng rất vô tư chẳng tò mò thắc mắc, các “bà Tám” trong lô cũng chẳng chút mảy may đặt dấu hỏi gì, vì hàng ngày cả Anh và thằng Tân đều đến nhà Chị ăn cơm hai bữa, Anh nán lại chỉ bảo bài vở cho hai đứa nhỏ, và cũng có mặt tôi thường xuyên đến chơi nữa mà!

Tuy nhiên, Chị không thoát khỏi “cặp mắt sắc bén” của tôi, dầu đôi lần tôi ỡm ờ dọ ý Chị vẫn chối phăng. Cho đến một buổi chiều kia tôi đến cửa nhà Chị thì Anh vừa bước ra, tôi tiến vào nhà thì Chị còn đứng đó, trên tay là một nhánh hoa hồng đỏ, còn lấp lánh mấy giọt nước .
Lần này Chị bèn trút hết bầu tâm sự cho tôi nghe, thú nhận cõi lòng vì Anh vừa được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và nhận cho định cư, trong khi Chị và hai con đang bị Mỹ “pending” treo hồ sơ .

Chỉ cành hoa hồng, chị nói:

- Ảnh tặng chị đó, ảnh nói hôm nay là Valentines, ngày Tình Yêu.
- Ủa, ngày gì lạ à nghen, chắc ảnh mê chị rồi ảnh bịa ra, chớ nào giờ em có nghe gì về ngày này đâu nà!
- Thì chị cũng như em, có biết gì đâu. Nhưng ảnh nói bà Sue người Úc bên Hội Thánh Tin Lành nói cho ảnh biết đó .
- Vậy là có Ngày Tình Yêu thiệt hả chị?

Thấy Chị buồn, tôi khuyên Chị cứ chờ phái đoàn Mỹ tái phỏng vấn, và hãy để thời gian minh chứng tình yêu . Tôi cũng cảm thông khi hai người không dám công khai tình yêu . Tôi bảo, khi qua Mỹ rồi thì Chị và Anh nếu còn tình yêu thì lúc đó hai con sẽ hiểu và chấp nhận, còn với trại tỵ nạn thì trăm nghìn miệng lưỡi thế gian, vả lại, Anh cũng sắp lên đường định cư, thôi thì ráng giữ gìn cho nhau, hẹn ngày tái ngộ không xa.

Do vậy, họ tiếp tục yêu thầm lặng, chỉ trao nhau tình yêu qua ánh mắt, qua những cử chỉ lặng lẽ, và những cái nắm tay vội vã những lúc hiếm hoi ở bên nhau ngắn ngủi. Một vài giờ riêng tư bên nhau cũng không thể , vì lúc nào cũng có con cái, thằng em chồng, hàng xóm xung quanh tấp nập, nên bỗng dưng mối tình trở nên “lén lút”, còn khổ hơn “cách núi ngăn sông”.

Cứ thế, cho đến ngày Anh có tên trong danh sách lên đường đi Mỹ. Nửa đêm hôm đó, khi cả trại còn say giấc, Anh liều mạng mò qua nhà Chị, rồi chui vào mùng (Chị ngủ 1 mùng, hai đứa nhỏ 1 mùng. Cũng may Anh không chui lộn mùng trong trời tối đen vì anh có mang theo cái đèn pin). Chị giật mình khi nhận ra Anh nhưng không nói một câu nào vì sợ hai con thức giấc. Họ hôn nhau dồn dập trong bóng đêm, vỡ oà bao nỗi niềm của những ngày câm nín. Khi Anh sắp chạm vào giới hạn “rực rỡ chơi vơi”, thì Chị bừng tỉnh, chỉnh lại áo quần, rồi lao ra bên ngoài. Anh sững sờ, rồi chạy theo Chị.

Chị vẫn chạy đi trong đêm, qua các lô nhà, băng qua những con đường gập ghềnh trong trại, đôi chân trần của Chị bị đau vì rướm máu. Anh vẫn đuổi theo sau, như hai bóng ma, không dám gọi tên nhau. Khi đến gần cổng trại, thấy có bóng lính Thái và ban bảo vệ đi tuần tra, Chị đành rẽ vào khu bể nước gần đó, vừa lúc Anh đuổi kịp. Anh ôm Chị, liên tục xin lỗi, và lau những giọt nước mắt nức nở, nghẹn ngào trên khuôn mặt người yêu, rồi hai người bước trở về khu nhà khi trời đang hừng sáng để tiễn anh lên đường đi định cư.

Những chi tiết trên, là Chị kể lại cho tôi nghe trong một chiều mưa sau khi anh rời trại được mấy hôm, lòng còn đầy nỗi niềm nhớ thương vời vợi.

Một thời gian sau đó, tôi đi định cư Canada, có viết về trại cho Chị vài lá thư rồi bị mất liên lạc, nghe nói ba mẹ con Chị cũng lên đường đi Mỹ.

Mỗi mùa Valentines tôi lại nhớ Chị, nhớ cành hoa hồng Anh tặng Chị năm xưa. Trong một lần gặp gỡ vài người tỵ nạn cũ ở California nhiều năm trước, có người cho tôi biết Chị từng sống ở Quận Cam, chỉ với hai đứa con, không có Anh, rồi ba mẹ con dọn đi tiểu bang khác. Vậy là mối tình nồng cháy, không hẹn trước nơi trại tỵ nạn ấy cũng theo “lời nguyền” mà dân tỵ nạn hay nói với nhau “chặt cua là khuất bóng”, chỉ còn là kỷ niệm mang theo trong đời!?

Tôi chợt nhớ câu hát của nhạc sĩ Trúc Phương tôi thường đùa, hát cho chị nghe mỗi khi chị nôn nao đợi chờ thư của Anh từ Mỹ Quốc: “Đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần sầu …”, rồi chị mắc cở, mắng tôi: “Hát gì tầm phào không hà, nghe xui thấy mồ!”

Chẳng lẽ tôi có “cái miệng... ăn mắm ăn muối” thiệt sao!?

Edmonton, Valentines 2025
KIM LOAN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.