logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/03/2025 lúc 06:18:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,429

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Facebooker Osin Huy Đức trong một bức ảnh chụp năm 2021.



Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 27/2 tuyên án 30 tháng tù đối ông Trương Huy San, tức Facebooker Osin Huy Đức, về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ Luật hình sự, vốn bị các tổ chức nhân quyền lên án.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin rằng cựu nhà báo này bị tuyên mức án như vậy vì 13 bài viết bị coi là có "nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước" trên trang Facebook cá nhân của ông. Tuy nhiên, báo chí trong nước không cho biết cụ thể nội dung các bài viết này.

Theo hãng tin do nhà nước Việt Nam quản lý, ông Huy San nói tại phiên tòa rằng Facebook của ông là do ông “tạo lập, quản lý và sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người nào khác” và việc đăng tải các bài trên đó đều do ông “thực hiện, nguồn thông tin để viết bài do bị cáo tự thu thập, tự đánh giá.”

Cơ quan thông tấn nhà nước này cũng viết thêm rằng Facebooker Osin Huy Đức cho biết khi đăng các bài viết, “bị cáo không nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước” nhưng “thừa nhận trong 13 bài viết nói trên có một số nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân”.

Ông Huy San, tác giả cuốn sách bị cấm lưu hành ở Việt Nam “Bên Thắng Cuộc”, từng làm việc cho các tờ báo lớn của nhà nước và viết một trong những blog được nhiều người theo dõi nhất, trong đó ông chỉ trích các lãnh đạo của Đảng Cộng sản về các vấn đề như tham nhũng, kiểm soát truyền thông và quan hệ với Trung Quốc. Trước khi bị bắt hồi tháng 6 năm ngoái, ông viết các bài chỉ trích nhắm trực tiếp vào ông Tô Lâm, lúc đó là chủ tịch nước, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Không rõ liệu ông Huy San có bị buộc tội vì những bài viết đó không.

Bản tin của TTXVN mà truyền thông trong nước đồng loạt đăng lại viết rằng ông Huy San nói “rất lấy làm tiếc và xin chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước, trước các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi bài viết của bị cáo”.

Vẫn Theo TTXVN, ông Huy San “thừa nhận hành vi của mình đã vi phạm Điều 331, Bộ luật Hình sự”, và khi nói lời sau cùng tại tòa, ông “mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội”.

Ngay sau phiên tòa, ông Shawn Crispin của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), lên tiếng chỉ trích bản án đối với ông Huy San.

“Nhà báo Trương Huy San bị kết án và tuyên án vì thu thập và đăng tải những tin tức độc lập mà Việt Nam coi là một tội hình sự,” ông Crispin, đại diện cao cấp về Đông Nam Á của ủy ban có trụ sở tại New York, Mỹ, nói trong tuyên bố đưa ra hôm 27/2. “Ông San và tất cả các nhà báo độc lập bị giam giữ oan sai tại Việt Nam phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.”

VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới người phát ngôn Bộ Ngoại giao về lời chỉ trích và kêu gọi của CPJ.

Dữ liệu mới nhất của CPJ cho thấy Việt Nam ngang hàng với Iran và Eritrea trên bảng xếp hạng những quốc gia tồi tệ nhất thế giới về giam giữ các nhà báo. Theo CPJ, tính đến ngày 1/12/2024, có 16 nhà báo bị giam sau xong sắt ở Việt Nam. Trong khi đó tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam trong nhóm 5 nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất toàn cầu, với 38 người viết báo đang bị giam giữ.

Trước khi phiên xử diễn ra, các tổ chức như Human Rights Watch và Văn bút Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Việt Nam “hủy bỏ mọi cáo buộc” đối với ông Huy Đức và trả tự do cho Facebooker này.

“Khi một tác giả và nhà báo như Trương Huy San bị bịt miệng, không chỉ tiếng nói của ông bị bóp nghẹt, mà cả quyền của toàn bộ xã hội trong việc tìm kiếm sự thật và trách nhiệm giải trình cũng bị bóp nghẹt”, bà Anh-Thu Vo, Giám đốc Nghiên cứu và Vận động của Văn bút Hoa Kỳ, nói trong thông cáo hôm 12/2 sau khi Việt Nam chính thức truy tố ông Huy San.

“Chỉ trích không phải là hành vi phạm tội. Việt Nam phải ngừng sử dụng luật pháp của mình làm vũ khí chống lại những người dám nói lên sự thật”, bà Vo nói tiếp.

Bộ Ngoại giao Việt Nam thường bác bỏ các cáo buộc của các tổ chức quốc tế về việc Hà Nội vi phạm nhân quyền trong các vụ bắt giữ liên quan tới tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” và tuyên bố rằng chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị bắt giữ ở Việt Nam.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, cơ quan điều tra của Bộ Công an hôm 7/6 năm ngoái ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với nhà báo Huy Đức, ít ngày sau khi người thân và bạn bè cho biết ông “mất tích” từ ngày 1/6.

Sau khi ông Huy San bị bắt, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho VOA tiếng Việt biết rằng phía Mỹ “thường xuyên kêu gọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người ở Việt Nam, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình, đồng thời trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ oan uổng”.

Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 03/03/2025 lúc 06:24:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,429

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều nhóm nhân quyền phản đối bản án 30 tháng tù đối với Blogger Huy Đức

UserPostedImage
Tác giả Trương Huy San.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Văn Bút Hoa Kỳ, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả hôm 27/2 lên tiếng bênh vực cho ông Trương Huy San, tức Blogger Huy Đức. Đồng thời, các tổ chức này kêu gọi Hà Nội ngưng đàn áp các tiếng nói phản biện và hãy trả tự do ngay cho ông.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vô cùng kinh hoàng trước bản án hai năm rưỡi tù đối với nhà báo độc lập Huy Đức, người bị kết tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, một cáo buộc thường được chế độ Việt Nam sử dụng “để đàn áp những người bảo vệ quyền tự do báo chí”, RSF cho biết trong thông cáo hôm 27/2.
Truyền thông Việt Nam loan tin rằng Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 27/2 đã tuyên án 30 tháng tù đối ông Trương Huy San về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ Luật hình sự.
“Các bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là nguồn thông tin vô giá giúp công chúng Việt Nam tiếp cận thông tin bị chính quyền Việt Nam kiểm duyệt”, ông Cédric Alviani, Giám đốc Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, nêu nhận định.
“Bằng cách tuyên án tù này, chính quyền đã thể hiện sự coi thường quyền tự do báo chí, cũng như bằng mọi cách bịt miệng tiếng nói độc lập”, ông Alviani nhấn mạnh.
RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực lên Hà Nội để đảm bảo trả tự do cho ông và tất cả các nhà báo bị giam giữ tại quốc gia này.

Bấm vào để nghe xem
https://voa-video-ns.aka...93-eac4-08dd4a81f35f.mp4

Cũng hôm 27/2, Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) ra thông cáo nói rằng việc tuyên án 30 tháng tù đối với tác giả và nhà báo nổi tiếng Trương Huy San là một nỗ lực “trắng trợn” nhằm bịt miệng ông và nhấn mạnh thêm sự “đàn áp không ngừng nghỉ” của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, đồng thời lên án mạnh mẽ bản án và việc giam cầm ông San.
“Việc tuyên án ông Trương Huy San vì những bài viết của ông là lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng Việt Nam sợ sức mạnh của ngôn luận”, bà Anh-Thu Vo, giám đốc nghiên cứu và vận động của Văn Bút Hoa Kỳ, cho biết. “Bản án này là một nỗ lực trắng trợn nhằm bịt miệng quyền tự do ngôn luận và là thông điệp lạnh lùng gửi đến các nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động trên khắp Việt Nam, những người dám bày tỏ suy nghĩ độc lập”.
“Nhà báo Trương Huy San bị kết án và tuyên án vì thu thập và đăng tải những tin tức độc lập mà Việt Nam coi là một tội hình sự,” ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp về Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), có trụ sở tại New York, Mỹ, nói trong tuyên bố đưa ra hôm 27/2. “Ông San và tất cả các nhà báo độc lập bị giam giữ oan sai tại Việt Nam phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu trên của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhưng chưa được phản hồi.

Bấm vào để nghe xem
https://voa-video-ns.aka...2a-03fa-08dd4a817621.mp4

Giới quan sát cho rằng việc tuyên án 30 tháng tù cho ông Huy Đức thể hiện sự “thận trọng”, “khôn ngoan” của chính quyền Việt Nam trước áp lực quốc tế, vì bản án này được xem là “khá nhẹ” so với các vụ án của các nhà phản biện khác.
“Việc ông bị nhà cầm quyền Việt Nam xử lý là điều không thể tránh khỏi, vì ông đã ‘phạm húy’ khi đề cập đến những việc nhạy cảm của ‘cung đình’, dám chỉ trích hàng tứ trụ, là điều cấm kỵ ở Việt Nam”, luật sư nhân quyền Trịnh Vĩnh Phúc, hiện sinh sống ở bang North Carolina, Mỹ, nêu nhận định với VOA.
Ông Phúc đánh giá: “Bản án 30 tháng tù đối với ông San, so với “xung lực”, “san chấn” mà các bài viết của ông bị quy kết vi phạm mang lại “có thể xem là mức án nhẹ”, nếu so với các bản án dành cho các nhà báo bị xét xử trước đó, trong đó có nữ nhà báo Phạm Đoan Trang với mức án 9 năm tù chỉ dựa trên các bài viết về vụ án làng Hoành, Đồng Tâm, Hà Nội”.
“Không nên so sánh”, luật sư Phúc nói. “Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan thì mức án mà Tòa án thành phố Hà Nội dành cho ông Trương Huy San có sự xem xét, cân nhắc, thỏa hiệp và là bài toán “khôn ngoan” của nhà chức trách Việt Nam”.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định rằng những bài viết của ông Huy Đức là tiếng nói phản biện ôn hòa và lẽ ra ông không nên bị bắt hay bị xét xử.
“Theo đánh giá của các luật sư cũng như những người theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, họ cho rằng mức án 30 tháng tù so với những người từng có tiếng nói phản biện và từng bị xét xử theo Điều 331 trước đây thì đây là một bản án rất nhẹ nhàng”, luật sư Nguyễn Văn Đài nêu quan sát.
“Nhưng ở góc độ luật sư nhân quyền, nhà hoạt động nhân quyền, tôi cho rằng với bất kỳ mức án nào, kể cả một giây ông Trương Huy San bị tạm giữ, tạm giam đã là một hình thức vi phạm nhân quyền. Đây là việc đàn áp tự do ngôn luận đối với người dân Việt Nam và phản đối bản án này”, luật sư Đài nhấn mạnh.
Ông San bị tuyên 30 tháng tù giam với cáo buộc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" vì đăng 13 bài viết trên mạng xã hội Facebook, truyền thông nhà nước đưa tin.
Hội đồng xét xử cho rằng ông San, 63 tuổi, đăng tải các bài viết này “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật”, theo Thông tấn xã Việt Nam do nhà nước điều hành.
Các bản tin của truyền thông nhà nước cho biết ông San đã nhận tội tại phiên tòa. Ông được cho là đã “bày tỏ nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình và mong hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt”. Tuy nhiên, ông được dẫn lời cho rằng khi đăng tải những bài viết nói trên, ông “không nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước”.

Theo VOA

song  
#3 Đã gửi : 03/03/2025 lúc 07:04:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,429

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thư ngỏ gửi Huy Đức: Phiên tòa không cần phải biện hộ

UserPostedImage
Hình bìa tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" của tác giả Huy Đức.

Huy Đức thân mến,

Thế là từ hôm nay, "các đồng chí của anh" đã chính thức khép anh vào 30 tháng tù giam (1). Không cần đến một phiên tòa biện hộ, không cần tranh luận, không cần chứng minh bất kỳ hành vi phạm tội nào — chỉ cần một bản án đã được định sẵn từ trước. Một bản án dành cho một nhà báo đã dám viết, dám nói, dám để lại những tác phẩm mà mọi người dân Việt Nam có thể đọc để suy ngẫm.

"Cuộc cách mạng nào cũng ăn thịt con mình" (2). Lời cảnh báo của lịch sử giờ đây không còn là một khái niệm xa vời. Những người từng tin rằng có thể góp phần cải thiện chế độ, có thể dùng lý lẽ để thuyết phục những kẻ cầm quyền rằng đất nước cần một lối thoát — hôm nay, niềm tin ấy lại thêm một lần nữa bị trừng phạt. Đảng Cộng sản Việt Nam không cần lý lẽ. Họ cần kẻ thù. Và khi không còn kẻ thù bên ngoài, họ sẽ tạo ra kẻ thù từ chính những người từng đứng trong hàng ngũ của họ.

Anh còn nhớ lần tôi bay vào Sài Gòn thăm anh? Ngày ấy anh bảo giá như tôi đừng lặn lội vào gặp anh thì hơn, vì tôi vừa "bị tiêm vắc-xin" xong — mới ra tù, không cẩn thận có thể bị bắt lại. Tôi chỉ cười. Chế độ này chẳng cần bất cứ lý do gì để bắt ai cả. Họ không cần chứng cứ, không cần luận cứ, không cần gì ngoài một mệnh lệnh từ trên xuống.

Và thế là, bản án dành cho anh đã được viết từ lâu trước khi anh bước chân vào phòng xử án.

Mười ba bài viết — đó là cái cớ của họ. Họ không bao giờ dám công khai các bài viết ấy. Họ sợ người dân sẽ tìm đọc chúng! Mà vấn đề đâu ở nội dung của các bài viết, vấn đề nằm ở chỗ chúng được quá nhiều người "tương tác". Hóa ra trên đất nước này, thành công như các bài viết của anh có thể dẫn đến bao hệ lụy! Nói lên những sự thật hiển nhiên như anh đã nói là phạm tội! Bởi vì tất cả những điều ấy đều góp phần làm lung lay nền tảng dối trá mà chế độ dựa vào để tồn tại.

Như một định mệnh, năm 2013, trong một trả lời phỏng vấn tại California, Hoa Kỳ, anh nói rằng "không một người tự do nào lại chọn nhà tù. Nhưng trong một số trường hợp, để bảo vệ quyền tự do, không thể tránh được nhà tù. Nếu mọi người đều tránh tù tội, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tự do" (3).

Nhưng anh đã nói gì sai? Rằng không nên công an hóa chế độ? Rằng không được để Bộ Chính trị làm con tin của ngành công an? Rằng Đảng không thể đồng hóa với Nhà nước? Ở bất kỳ quốc gia nào khác, những điều đó có thể là chính sách cải cách. Ở đây, những điều này bị ghép tội phản động.

Nhưng anh hãy bình tâm. Những kẻ hôm nay ký vào bản án dành cho anh, ngày mai có thể cũng sẽ trở thành bị cáo trong một phiên tòa khác, với cùng những điều luật mơ hồ mà họ từng sử dụng để kết án anh. Không ai an toàn trong một chế độ toàn trị.

Anh Trần Đình Triển cũng đã bị kết án ba năm chỉ vì nói lên sự thật. Anh hôm nay cũng đứng trước vành móng ngựa vì lý do đó. Nhưng thật ra, phiên tòa của các anh không chỉ xét xử một cá nhân. Nó là một lời tuyên bố công khai về bản chất của chế độ này: một bộ máy sợ hãi đến mức phải bịt miệng chính những người từng muốn bảo vệ nó.

Từ một đất nước từng mơ về độc lập, về tự do, về một chính quyền của nhân dân – nay xã hội Việt Nam hầu như bị cảnh sát hóa, nơi sự kiểm soát không còn là phương tiện mà đã trở thành mục đích. Công an Việt Nam giỏi thật – họ đã khiến cả một dân tộc "chết lâm sàng", khiến mọi người dân trở thành những cái bóng, câm lặng và tê liệt.

Nhưng sẽ có một ngày, khi cơn ác mộng này kết thúc, người ta sẽ nhìn lại và thấy rằng không ai bị lãng quên. Những kẻ ký vào bản án hôm nay sẽ không thể trốn chạy khỏi sự phán xét của lịch sử. Vì nếu có một quy luật bất biến trong cõi nhân gian này, thì đó là: bất cứ chế độ nào tồn tại bằng dối trá và bạo lực, rồi cũng sẽ bị dối trá và bạo lực cuốn trôi.

Năm mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn chưa thống nhất lòng người. Những người cầm quyền đã biến đất nước này thành một nhà tù lớn, nơi ai cũng có thể bị bắt nếu dám suy nghĩ khác biệt.

Sau khi anh bị bắt, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho VOA tiếng Việt biết rằng phía Mỹ “thường xuyên kêu gọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người ở Việt Nam, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình, đồng thời trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ oan uổng” (4).

Tôi biết những ngày tháng trong tù sẽ không dễ dàng đối với anh, và tôi cũng biết thêm một điều khác: anh vẫn cao hơn những kẻ đã kết án anh. Vì sự thật, dù bị chôn vùi, vẫn luôn tìm được cách để sống lại.

Cầu mong cho anh được chân cứng đá mềm và hãy vững lòng! Chế độ này sợ anh, vì họ sợ sự thật. Và đó là lý do trước sau anh sẽ chiến thắng!

Bạn Tù gởi Bạn Tù
Theo VOA
______________
Tham khảo:
(1) https://vietnamnet.vn/ph...-do-dan-chu-2375654.html

(2) https://www.histoire-en-...indre-que-la-revolution# (Câu nói “Cách mạng ăn thịt những đứa con của mình” (La révolution dévore ses enfants) thường được gán cho Georges Danton, nhưng có nhiều tranh cãi về nguồn gốc chính xác. Một số tài liệu lại xác tín rằng câu này xuất phát từ Pierre Vergniaud, một lãnh đạo phái Girondins trong Cách mạng Pháp, khi ông lên tiếng chỉ trích sự cực đoan của phái Jacobins trước khi bị đưa lên máy chém. Ngoài ra, triết gia Hegel cũng được cho là đã đề cập đến ý tưởng tương tự trong các tác phẩm triết học của mình về biện chứng lịch sử.)

(3) https://www.bbc.com/viet...se/articles/c89yyx4qz8jo

(4) https://www.voatiengviet.com/a/7990086.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.