logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2025 lúc 09:02:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,476

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quê hương đó chưa một lần về lại
Dòng sông xưa giờ chắc đã xa nguồn
Một lần hẹn để rồi ra đi mãi
Ở phương này sương gió dục mưa tuôn[1]

Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975[2] là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.

Là một người Việt nam lưu vong từ một cuộc chiến tranh thất bại, sự tồn tại và ý nghĩa cuộc sống của tôi đến ngày hôm nay đích thực biểu hiện sự thừa hưởng di sản tinh thần từ một cuộc chiến tranh. Tôi quan niệm Định mệnh lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh chính là kết quả vinh quang hay nhục nhằn mà những con người liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc chiến tranh thừa hưởng. Trong suốt nửa thế kỷ qua, tôi đã sống cùng bóng tối của sự nhục nhằn mà cuộc chiến dành cho những kẻ thua cuộc. Với thân phận chính trị con người, thực ra không cần thiết khi đề cập đến chính nghĩa hay phi nghĩa của một cuộc chiến tranh mà chỉ nên nói Thắng - Bại hoặc Được - Thua, bởi vì sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt cả hai phía đều thừa hưởng trọn vẹn di sản của nó. Lúc ấy dù muốn phủ nhận hay chấp nhận, cuộc sống của những con người thoát thai từ cuộc chiến tranh vẫn cứ tiếp tục; và năm mươi năm trôi qua đã có hơn ba thế hệ người Việt nam lưu vong sống tại nước ngoài từ khi cuộc chiến tranh Việt nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Là con người dẫu cụ thể hay trừu tượng ai cũng có một quê hương. Quê hương là biểu tượng tình cảm gắn bó đối với nơi chốn mình sinh ra, lớn lên, hay trải qua một thời gian đủ dài cho bất kỳ ai có dịp ngoảnh lại bảo rằng “ở đó tôi một thời sinh sống, một thời kỷ niệm…” mang ý nghĩa một chặng đời trải qua của mình. Đấy là một định nghĩa mang tính phổ quát hai chữ Quê Hương, và sâu xa hơn nữa vì tính chất lịch sử và truyền thống dân tộc, quê hương còn ràng buộc sinh mệnh con người trên căn bản nòi giống cha ông.

Nếu tôi hoặc chúng ta bằng lòng thân phận con người với đầy đủ trang bị tinh thần như thế thì nhìn lại ý nghĩa quê hương trong lòng con người Việt Nam lưu vong như thế nào? Phải chăng chúng ta chỉ là những rong rêu đeo bám trên dòng sông lạc loài, ngày một xa cội nguồn gốc rễ hay có thể đã quên mất cội nguồn gốc rễ? Thời đại toàn cầu hóa giúp con người gần gũi với những sự kiện, thông tin thường xuyên cập nhật cho nhận thức có thể giúp ích phần nào những kẻ sống với tâm thức lưu đày, hay mặc cảm đánh mất quê hương, hoặc cùng cực hơn nữa bị quê hương ruồng bỏ chối từ như tôi hôm nay. Niềm kiêu hãnh, lòng tự tôn trong thân phận chính trị của kẻ không chịu sống chung một bầu trời với người cộng sản không đủ sức che dấu, xoa dịu những bức thiết, đau buồn của “một con ngựa cất tiếng hí dài mỗi khi nghe gió Bấc” trở về bi thương vô cùng tận[3].

Đấy là một bi kịch đối với những con người Việt nam lưu vong thế hệ đầu tiên đến Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cho đến hôm nay thế hệ ấy còn rất ít và trong đó có tôi, tuy cuộc sống trên quê hương thứ hai thật đầy đủ, thật trọn vẹn cho một giấc mơ hoàn hảo, nhưng trong hồn tôi vẫn khôn nguôi nỗi ám ảnh lưu đày vì mãi chèo chiếc thuyền đời mình lênh đênh trên dòng sông xa cội nguồn gốc rễ.

Rất nhiều người Việt như tôi tại Hoa Kỳ mãi ước mơ mong mỏi một ngày đất nước có tự do dân chủ để trở về, nhất là sau khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt và chế độ cộng sản trên thế giới hầu như hoàn toàn tan rã. Tuy vậy, đất nước Việt Nam thống nhất vẫn mãi trơ trơ dưới sự cai trị của đảng cộng sản với chiêu bài đối mới kiểu “treo đầu dê bán thịt chó.” Họ không mỏi mệt tuyên truyền vai trò độc tôn không thay thế được của đảng cộng sản, để được vĩnh viễn cai trị đất nước Việt nam như chế độ quân chủ chuyên chế của những ông vua các thế kỷ trước.

Bước sang thế kỷ 21, thế giới “toàn cầu hóa” cùng cuộc cách mạng công nghiệp, hai đất nước cộng sản Trung quốc và Việt nam còn lại sau chiến tranh lạnh, tiếp tục thỏa hiệp với phương thức đổi mới chiến lược kinh tế kiểu kinh tế tư bản chủ nghĩa dấu mặt hầu sống còn. Người dân từng sống dưới chế độ cộng sản với lý thuyết kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa tập trung, triền miên chịu đựng sự đói nghèo, thiếu thốn mà biểu tượng rõ ràng nhất “thời bao cấp”. Chính sách “Đổi mới” cho phép kinh tế cá thể, người dân được tự do buôn bán làm ăn, nông dân giã từ hợp tác xã tích cực lao động sản xuất trên đồng ruộng gia đình, hưởng được thành quả trực tiếp từ mồ hôi nước mắt của mình đã khiến đất nước phát triển nhanh chóng như phép lạ. Phương thức kinh tế tư bản là nền kinh tế căn bản sản xuất, thương mại thị trường tự do mà mọi người trong nước trực tiếp tham gia. Nền kinh tế đổi mới này mang đến sự thỏa mãn nhu cầu trao đổi cho tất cả mọi người, thế nên dân tộc có đầu óc thực tiễn như người Trung quốc trong hai thập niên đã vươn lên vị trí giàu có và dần trở thành cường quốc kinh tế. Đảng cộng sản Việt nam theo chân Trung quốc đổi mới, giải phóng đất nước thoát khỏi sự đói nghèo, từng bước nâng cao đời sống người dân và Việt nam có được bộ mặt thịnh vượng phát triển hôm nay. Và cũng từ kết quả này mà thế giới dường như quên mất chủ nghĩa cộng sản một thời gây bao đau thương điêu đứng cho loài người.


Sự phát triển của Trung Quốc ngày hôm nay còn làm thay đổi chiến lược kinh tế chính trị toàn cầu. Vấn đề đặt ra là chủ nghĩa ý thức hệ không còn thiết yếu quan trọng trong việc xây dựng thể chế cai trị, lãnh đạo đất nước, mà chính phương thức làm ăn quản lý kinh tế mới chính yếu quyết định giúp đất nước giàu có phát triển. Lúc này người ta nói với nhau về GDP[4] tức Tổng Sản Phẩm Quốc nội của mỗi nước trước khi tìm hiểu đất nước đó được cai trị lãnh đạo như thế nào. Kinh tế phát triển nâng cao GDP, và lợi tức đầu người người dân trong nước. Nếu trước kia ai cũng bảo “đấu tranh để tồn tại” thì ngày hôm nay “đấu tranh để lợi tức đầu người nâng cao.” Thế là đủ và rõ ràng ý thức hệ chủ nghĩa thực sự lỗi thời lạc hậu, và ngày hôm nay tổng quát thế giới có hai nhóm nước đều áp dụng phương thức kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhóm một từ lâu với thể chế tự do dân chủ như Mỹ, liên minh châu Âu, Úc, Nhật bản, Nam hàn … và nhóm nước thứ hai với nền kinh tế tư bản kiểm soát đi kèm chế độ độc tài độc đảng kiểu Nga, Trung quốc, Việt nam… Con người từ đó tôn vinh quyền tự do lựa chọn bất kỳ phương thức cai trị, lãnh đạo nào miễn nó có thể mang lại sự giàu có cho mọi người, hơn là phân tích phê phán bản chất chế độ ảnh hưởng như thế nào đối với con người nhân văn. Trung quốc ngày nay là hình mẫu đối với những nước còn phân vân trước việc chọn lựa một thể chế chính trị thế nào để cai trị đất nước mình. Do đó các từ Tự do, Dân chủ giờ đây tuy định nghĩa không thay đổi, nhưng giá trị ý nghĩa thực tế nhẹ hơn nhiều so với nguyên bản gốc.

Thế giới đổi thay quá nhanh về mặt nhận thức chính trị. Những mâu thuẫn xung đột đấu tranh trong lĩnh vực chính trị không còn mang tính chiến thuật và chiến lược ngày trước. Lý do cuộc cách mạng toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ làm đảo lộn những phương cách, sách lược cũ trước kia. Nó là lý do chính làm thay đổi thế giới và tái tạo quan điểm chính trị, kinh tế và xã hội ngày hôm nay.

Bên cạnh đó sự phát triển ghê gớm của trí tuệ nhân tạo AI[5] hầu như đưa con người đến một bến bờ mới mà chính họ không biết thực ảo như thế nào. AI tạo ra được kết quả mà con người ước muốn, khát khao. Ngày hôm qua tôi ngồi nghe nhạc Jazz của thập niên 1920s, 1930s trên TV với hiện diện đầy đủ ban nhạc, ca sĩ, khán thính giả trong không gian và thời gian của hơn thế kỷ trước do AI tạo ra. Phải nói tôi thưởng thức một cách khoái lạc với cách tiếp cận mới mẻ này, và tôi được biết trong tương lai không xa AI còn làm nhiều điều kinh khủng hơn thế nữa. AI đang trên đà thu ngắn khoảng cách ước mơ và sự thật để có thể đạt được kết quả phi thời (imtempestive) do nó định hình tái tạo công trình quá khứ trên cả không gian ba chiều.

AI chính là bản sao của trí tuệ con người và không ngừng lũy tiến khả năng của mình bằng vào tốc độ và tham số công trình mỗi ngày. Ngày hôm nay AI đã gần như cân bằng với trí tuệ của một con người có chỉ số thông minh tối đa, tuy nhiên AI còn vượt qua con người bằng cách có thể cùng một thời điểm tạo ra bản sao trí tuệ gấp nhiều lần, giống như máy in có thể in nhiều và in nhanh bản sao trong một khoảnh khắc nhất định. Về mặt nghệ thuật AI có khả năng làm thơ, viết văn, vẽ tranh, viết nhạc… như ước mơ của con người và sẽ từng bước cải tiến khả năng cho đến khi đạt được kết quả mong muốn là những kiệt tác (magnum opus) ra đời phục vụ nhu cầu nghệ thuật.

Tôi nghĩ một ngày AI có khả năng thay thế cả những giá trị nhân văn mà ngày trước chúng ta khăng khăng bảo rằng nó độc nhất vô nhị. Ngày nay AI tuy không làm mất đi những niềm tin giá trị đó, nhưng nó có khả năng làm người ta quên đi những giá trị một thời tồn tại như một yếu tố định vị thân phận con người. Và nếu ai đó có nhớ lại tự hỏi đồng thời cũng tự bào chữa cho sự quên lãng của mình chỉ vì AI có khả năng thay thế mọi thứ mà chính con người ước muốn thay thế. AI thực sự biểu tượng khát vọng và tham vọng của loài người hôm nay.

Trong khi đó nỗi thương nhớ, hoài niệm Quê Hương (Nostalgia) đối với những kẻ lưu đày chúng ta như thế nào, nếu đảng cộng sản cứ mãi ăn trên ngồi trốc đất nước quê hương Việt Nam? Chắc chắn chúng ta mãi mãi hoài vọng một quê hương chỉ có trong ký ức và lưu giữ trong tiềm thức. Vậy AI một ngày sẽ biến chúng ta trở thành khán giả trước một sân khấu đang trong thời điểm chúng ta lớn lên và trưởng thành tại quê nhà. Thời gian sẽ bị xóa đi một khi chúng ta nhập được vào vai “đứa con đi hoang trở về”. Và lúc ấy qua AI, chúng ta hoàn tất nỗi thèm muốn một quê nhà tiền chiến tranh. Tôi thực sự hình dung một sân khấu kiểu Kabuki mà AI tái tạo để rồi thành kẻ tuẫn đạo trên hành trình tìm về một thiên đường đã mất. Tâm lý của những con người chịu kiếp lưu đày năm mươi năm thông qua AI sẽ xóa đi ranh giới giữa ảo và thực và dành cho chúng ta một nụ cười: Nụ cười của kẻ sống với khung cảnh êm đềm, một quê nhà trong buổi hoàng hôn!


4/12/2025
Lê lạc Giao
_______________
[1] Thơ Dương Hoài

[2] The Fall of Saigon

[3] Hồ mã tê bắc phong

[4] Gross domestic Product

[5] Artificial Intelligence
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.