logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/05/2025 lúc 08:33:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,504

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người đàn bà trẻ tìm thấy đoạn văn viết ngắn dưới đây trên trang mạng riêng của Mẹ, bằng tiếng Việt Nam, khi chị vào máy tìm hồ sơ cá nhân của Mẹ để cung cấp cho “Nhà Già”. Chị đọc tiếng Việt không rành lắm, chữ hiểu, chữ không, Chị mang đoạn viết sang trang Google để dịch sang tiếng Anh cho thấu đáo hơn:



Tôi nhớ, cách đây hơn bốn mươi năm, khi bỏ nước ra đi, vốn liếng tôi mang theo trong túi hành lý có hai trăm ($200.-) Mỹ kim, và gần một ngàn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Có một tờ 500, một tờ 100 và vài tờ 20, vài tờ 5 đồng, tờ 1 đồng. Số tiền này để lẫn lộn vào nhau trong một cái phong bì. Cái phong bì nhét vào trong một cái túi vải trong đó có cuốn Kim Vân Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm, một cái áo dài, hai bộ quần áo ngắn, cây son, cái lược. Đó là cái vốn vật chất cho một phụ nữ vừa bước vào tuổi 30, trên con đường di tản. Cái vốn tinh thần tôi mang theo được là cha mẹ, Bố 70 tuổi, Mẹ 65.



Bây giờ cha mẹ tôi đã theo nhau qua đời ở tuổi 80. Cái vốn vật chất tôi mang theo thì những đồng tiền VNCH chỉ còn lại vài tờ 1 đồng (Chúng thất lạc chứ không phải tôi tiêu mất) hai cuốn sách vẫn còn trên kệ, chiếc áo dài vẫn giữ trong ngăn kéo, mỗi độ Tết về lại được mang ra, cầm giơ lên, giũ xuống rồi ướm thử lại vào mình với cả nỗi ngậm ngùi. Cây son đã bạc màu, cái màu Terracotta ngọt ngào đã khô queo, đặt nhẹ lên đôi môi(nhưng không tô) ngậm ngùi nhớ lại ngày thật xa xôi đó, ai đã chọn cho màu son đẹp đến nao lòng, thế này! Nhớ lại kỷ niệm một lần tôi đi vắng, người yêu tôi tới nhà không gặp, đã cầm một thỏi son trên bàn phấn của tôi, viết lên mặt gương: “Em đâu rồi?” Tôi về đọc thấy hạnh phúc đến lịm người. Tôi giữ mấy chữ đó đến cả mấy tháng trên gương, lúc chùi đi,muốn khóc. Bây giờ mỗi lần soi (trong tưởng tượng) lại chiếc gương dĩ vãng cái hình ảnh của ba chữ đó vẫn lung linh trong ký ức tôi và vẫn “muốn khóc”. Thật là may mắn, tôi được trưởng thành trong một thế hệ chưa có điện thoại cầm tay, ngay cả đến điện thoại bàn, tư gia cũng hiếm có, vì nếu có,những người yêu nhau làm sao được hưởng những cảm xúc lãng mạn của mấy chữ viết bằng son môi trên mặt gương soi. Bây giờ vào những ngày cuối năm, chờ Tết đến, nhìn vào trong gương ở một ngôi nhà cách quê hương mình cả một đại dương, đôi khi, tôi ngậm ngùi hỏi khẽ: “Anh đâu rồi?”



Chị ngồi thần người ra khi đọc đoạn văn trên. Đoạn văn này chắc không phải Mẹ viết cho Bố, vì ngày tháng cả gần 40 năm về trước, câu cuối là: “Anh đâu rồi?” Bố lúc đó còn sống mà. Mẹ mình có mối tình này trước khi lấy Bố mình à? Mối tình này như thế đã hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi.



Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa.

Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm.



Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.



Đúng rồi, Chị nhớ có được nghe loáng thoáng trong họ hàng là Mẹ có một mối tình chết trong chiến tranh trước khi lấy Bố Chị. Chị sinh ra và trưởng thành ở Mỹ, Bố chị là người bản xứ nên Chị không biết gì về chiến tranh Việt Nam cả, mặc dù có đại gia đình bên Mẹ là người Việt, được hưởng nhiều phong tục tập quán của người Việt, Chị vẫn thấy mình vẫn là một người bản xứ hơn là người Việt Nam. Chị tần ngần trước cái màn hình nhỏ, thấy thương Mẹ quá, Mẹ thân và yêu mình lắm, thế mà chẳng bao giờ Mẹ kể chuyện “ngày xưa của Mẹ” cho mình nghe. Không biết bây giờ Mẹ còn đủ minh mẫn để nhớ lại không?



Mấy ngày không ngủ được về cái trang Mẹ viết trong máy điện toán, Chị muốn làm một việc gì đó cho Mẹ vui và để trí nhớ Mẹ trở lại. Cuối cùng sau hai tuần lễ Chị nghĩ ra được một cách, và Chị thử xem có giúp Mẹ tỉnh táo hơn không? Chị lên mạng tìm màu son Terracotta, màu hồng của đất. Chị tìm mua được một cây son pha giữa màu hồng và màu nâu nhạt. Khi Chị có thỏi son trên tay, Chị cứ thử đi thử lại trên môi mình mấy lần, nhìn ngắm cái màu son hồng nhàn nhạt pha nâu, thật nhẹ nhàng và ấm áp. Chị nghĩ tới mối tình rất xa xưa của hai người còn rất trẻ ở một đất nước xa xăm nào đó. Rồi mối tình đó bị chết trong chiến tranh… Bất giác Chị ứa hai hàng nước mắt, thương Mẹ và thương cả người thanh niên xa lạ nào đó.



Chị vào Viện Dưỡng Lão thăm Mẹ, Chị đưa Mẹ ra ngồi ở chiếc băng trong vườn hoa của viện. Đợi Mẹ ngồi năm mười phút, hỏi han Mẹ vài câu, chị lấy trong túi ra thỏi son đặt vào tay Mẹ khẽ nói:



“Me ơi! Con có cái này cho Mẹ.”



Mẹ chị cúi xuống nhìn thỏi son con mới đặt vào tay, chị vội giúp Mẹ mở nắp rồi vặn cây son lên cho Mẹ nhìn rõ màu hồng nâu nhàn nhạt của son.

Chị thấy Mẹ mình ngồi im lặng không nói gì, phải đến năm bảy phút sau Mẹ mới hỏi:

- Ai đưa cho con?

Chị bối rối mất mấy giây, rồi cũng nói được:

- Con tìm thấy trong ngăn kéo quần áo cũ của Mẹ.

Mắt Mẹ chị sáng hẳn lên, long lanh như có tra nước vào:

- Thật hả con?

- Còn tốt lắm mẹ ạ.

Chị nói xong, cầm thỏi son thoa nhẹ lên môi Mẹ, màu son hồng nhạt làm khuôn mặt Mẹ chị trông tươi hẳn lên. Chị thấy Mẹ khẽ nhắm mắt lại, Mẹ giơ tay nắm chặt bàn tay Chị, hai giọt lệ rất nhỏ nhưng rất long lanh ứa ra ở khóe mắt Mẹ. Chị vít đầu Mẹ ngả vào vai mình, nước mắt chị cũng ứa ra.



Buổi chiều đang xuống ở chung quanh hai người.

Tháng 4-2025
Trần Mộng Tú
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.