logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/07/2025 lúc 10:38:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,546

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Với ngòi bút thấm đẫm chất thơ trong từng câu văn, Nguyễn Phan Quế Mai đã đưa hai sáng tác đầu tay của mình ra thế giới qua hai cuốn The Mountains Sing và Dust Child, được viết bằng tiếng Anh và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Lối kể chuyện giản dị nhưng có chiều sâu nhân văn của nữ tác giả người Việt, trong việc khơi dậy ký ức tập thể về chiến tranh Việt Nam đã được đánh giá cao trên văn đàn quốc tế.
“Nếu những câu chuyện của chúng ta còn được kể lại, thì ta sẽ không chết dù thân xác có tan biến khỏi mặt đất này.” Đó là những dòng đầu tiên trong cuốn The Mountains Sing (Sơn Ca) của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhắc nhớ rằng: ký ức là một hình thức tồn tại. Khi những câu chuyện còn được lắng nghe, quá khứ vẫn có thể sống tiếp, chính văn chương, là cây cầu kết nối hai điều đó.
Trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của The Mountains Sing (Sơn Ca) và Dust Child (Bí mật dưới tán cây bồ đề), được viết bằng tiếng Anh, Nguyễn Phan Quế Mai trao lại tiếng nói cho những con người từng bị lịch sử bỏ quên: những phụ nữ, nông dân, trẻ em lai, cựu chiến binh. Chị viết về những vết thương mà chiến tranh để lại, nhưng đồng thời cũng viết về những mảng ký ức của những cá nhân, đại diện cho cả tập thể, được truyền lại, viết về sức mạnh của lòng kiên cường và hành trình đi tìm công lý.
Về cuốn Sơn Ca, một câu chuyện nhiều lớp nhiều tầng, kể về nhiều thế hệ gia đình nhà họ Trần, Oprah Magazine nhận xét nữ tác giả người Việt, là một « thi sĩ gợi dậy lịch sử và định mệnh qua một thiên truyện lấp lánh ánh sáng, vang vọng qua nhiều thế hệ, nơi một gia đình đối diện với những vết hằn tinh thần còn in đậm sau chiến tranh. »
Trang Washington Post đưa cuốn The Mountains Sing vào danh sách các tác phẩm không thể bỏ lỡ, vì « mang khí chất của một bậc thầy kể chuyện, trầm tĩnh, chặt chẽ, nhưng vẫn chất chứa hồn thơ, đầy nhạy cảm, tinh tế, và vang vọng ». 
The New York Time thì coi đó là « một bản trường ca gia đình ám ảnh, nơi những tiếng nói từng bị lịch sử bỏ quên, đặc biệt là tiếng nói của những người mẹ, người chị, được đặt ở vị trí trung tâm, với tất cả vẻ đẹp mong manh và sức mạnh bền bỉ ». 
Cuốn Sơn ca, bản dịch sang tiếng Pháp Pour que les montages chantent vừa đoạt giải Tiểu thuyết hay nhất Do độc giả của NXB Points bình chọn. Ngoài ra, cuốn thứ hai Dust Child - Là où fleurissent les cendres, vế số phận của những đứa con lai tại Việt Nam, cũng đoạt giải Tác phẩm Văn học nước ngoài được đánh giá cao nhất trong 12 tháng qua tại Pháp, trong khuôn khổ giải Créteil en Poche 2025, hội sách diễn ra vào cuối tuần vừa qua tại vùng ngoại ô Paris.
UserPostedImage
 Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhận giải tác phẩm hay nhất Do độc giả của NXB Points bình chọn tại Paris, Pháp, ngày 27/06/2025. © Chi Phương
Hôm 28/06, RFI Tiếng Việt rất hân hạnh, được trò chuyện với nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, để cùng nhìn lại hành trình sáng tác của chị, khám phá những đề tài mà chị đề cập đến, từ góc nhìn của những người nhỏ bé nhất.
Trước tiên, điều gì đã thôi thúc chị bắt đầu viết văn, và tại sao chị lại chọn sáng tác cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng mẹ đẻ? 
Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi viết hai cuốn tiểu thuyết này trong chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của tôi với trường Đại học Lancaster của Anh. Vì là một phần trong nghiên cứu sáng tác, cho nên tôi cũng trực tiếp sáng tác bằng tiếng Anh. Việc này cũng khá khó khăn tại vì tôi sinh ra tại Ninh Bình, nhưng lớn lên ở Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long. Trường của tôi ngày xưa không có giáo viên dạy tiếng Anh, nên chỉ vào lớp 8 tôi mới bắt đầu học tiếng Anh.
Tôi cũng đã viết tám quyển sách bằng tiếng Việt. Trước đây, tôi cũng đã dịch rất nhiều bài thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của các nhà thơ khác nhau như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh,... Tôi đã từng tìm kiếm một tiểu thuyết để dịch cho đến một ngày tôi nghĩ tại sao mình không tự viết tiểu thuyết. Đó là một hành trình khá điên rồ, khi bắt tay vào sáng tác bằng tiếng Anh và bắt tay vào sáng tác tiểu thuyết Sơn Ca.
Tôi nghĩ là đối với một nhà văn thì công việc của mình là đọc và học, thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau. Tôi muốn đưa những câu chuyện của Việt Nam ra với bạn bè thế giới và tôi muốn mời bạn đọc quốc tế đến với Việt Nam thông qua văn học. 
Qua hai cuốn sách của chị, độc giả có thể thấy rằng có rất nhiều từ tiếng Việt, được giữ nguyên, có cả dấu, và không được chú thích. Từ những vật dụng như chiếc phản, đến cây phượng, cây bằng lăng, cho đến các câu ca dao dục ngữ "lá lành đùm lá rách", "còn nước còn tát"... Theo chị, liệu đây có phải là một thách thức, làm sao để trung thành với tiếng mẹ đẻ của mình và làm sao có thể tiếp cận độc giả quốc tế ?
Nguyễn Phan Quế Mai :Thực ra, trước khi ra mắt hai quyển sách bằng tiếng Anh này, tôi đã có một tập thơ mà tôi dịch cùng với một cựu chiến binh Mỹ, được xuất bản ở Mỹ. Theo luật xuất bản quốc tế thông thường, tên của mình không có dấu, tức là tên tôi không còn Quế Mai nữa mà thành Que Mai. Sau đó, tôi học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, tôi đọc rất nhiều những bài viết hay những quyển sách của những các nhà văn đi trước và họ nói về việc phản kháng lại sự áp đặt trong văn học và tôi thấy việc mình không dùng dấu tiếng mẹ đẻ của mình để làm cho dễ đọc, dễ nhìn hơn với những người phương Tây, đó là cách mình bị áp đặt. Tức là mình phải thay đổi ngôn ngữ của mình để làm vừa lòng vừa tai của họ.
Do đó, tôi nói với nhà xuất bản là tôi muốn tất cả tên của tôi, tên các nhân vật, cũng như tất cả từ tiếng Việt, phải được giữ dấu trong các tác phẩm bằng tiếng Anh, dù có phải bán ít sách hơn. Một là tôi muốn tôn trọng ngôn ngữ của mình. Thứ hai, tôi muốn mời độc giả đến với Việt Nam bằng cách trân trọng văn hóa của mình, sự phong phú trong ngôn ngữ của mình. Và tôi nghĩ là đã đến lúc chúng ta thay đổi việc này. Hãy trả lại con dấu của tiếng Việt. Đừng để chúng ta bị áp đặt như thế.
Chiến tranh Việt Nam đã được kể nhiều, nhưng phần lớn là từ góc nhìn của người nước ngoài, nhất là trong điện ảnh và văn học Mỹ. Theo chị, điều gì còn thiếu trong cách thế giới hiểu về chiến tranh Việt Nam và văn chương có thể làm gì để thay đổi điều đó? 
Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi đã nhận được rất nhiều thư của các độc giả. Họ là những người đã xem rất nhiều bộ phim Hollywood về Việt Nam hoặc đọc nhiều sách rất nổi tiếng của các tác giả nước ngoài viết về Chiến tranh Việt Nam. Họ nói với tôi rằng họ rất trân trọng khi mà câu chuyện được kể bởi những người phụ nữ và bởi những đứa trẻ. Ví dụ như trong cuốn Sơn Ca, nhân vật chính là một em bé 12 tuổi, tên Hương. Em ấy phải trải qua rất nhiều sự kiện lịch sử từ những năm 1960 cho đến thời hiện đại.
Hương được vực dậy bởi sức mạnh của người bà. Người bà, tên Diệu Lan của em kể những câu chuyện về gia đình mình, để em có thể có thêm sức mạnh để sống sót qua chiến tranh. Tôi muốn nói về những người bình thường, tự nhiên, cuộc sống của họ bị phá tan bởi chiến tranh, không chỉ bởi chiến tranh mà bởi những sự kiện lịch sử.
Ví dụ như cải cách ruộng đất, hay là nạn đói năm 1945 hoặc những biến đổi về kinh tế, xã hội, đã gây ra hậu quả cho gia đình của họ. Tiểu thuyết thứ hai của tôi, Bí mật dưới tán cây bồ đề (Dust Child) viết về những thân phận của những người con lai Mỹ ở Việt Nam.
Tôi muốn kể một câu chuyện cùng với số phận của những người con lai. Tôi muốn nói về thân phận của những người con gái trong trắng tại sao trong những hoàn cảnh nào đưa đẩy buộc họ phải làm cho những quán bar và buộc họ phải bán thân và sự đau đớn, sự dày vò của họ như thế nào khi họ phải cho đi những đứa con của mình và sau này họ đã làm lại cuộc đời của mình như thế nào.
UserPostedImage
 Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, tại phòng thu của RFI, Paris, Pháp, ngày 28/06/2025 © Chi Phương
Phải chăng theo chị, viết về chiến tranh là một cách không chỉ để kể lại nỗi đau, kể về những vết thương chiến tranh, mà còn là một cách để chữa lành và thậm chí là để đòi công lý?
Nguyễn Phan Quế Mai :Đúng vậy, tiểu thuyết Sơn Ca chẳng hạn, tôi khôn chỉ viết về chiến tranh Việt Nam, mà tôi viết cả về cuộc xâm lược của Pháp, của Nhật, rồi nạn đói năm 1945 những gì mà người Việt chúng ta đã gây ra cho nhau. Khi tôi kể về nạn đói năm 1945, tôi đã tiểu thuyết hóa cái chết của bà nội tôi, là một người nông dân hiền lành ở Ninh Bình và khi mà nạn đói quét qua làng, anh của bà cũng chết vì đói, sau đó là một người con trai của bà.
Lúc đó, bố tôi và cô tôi đói lả đi và sắp chết, bà tôi đi tìm thức ăn cho con mình, đi vào một cánh đồng ngô và bẻ trộm ngô để đem về cho con ăn. Người trông coi cánh đồng ngô đó bắt được và trói bà tôi vào những cái cây ngô. Bình thường, khi bị trói vào một cây ngô, thì mình có thể bước ra, đi về được nhưng mà bà tôi lúc đó đói quá, đã chết ngay trên cánh đồng ngô.
Sau này nghe kể lại, tôi rất là căm hận người đã gây ra cái chết của bà và tôi đã sáng tác ra một nhân vật rất độc ác trong câu chuyện. Tôi muốn trả thù, tôi muốn những điều khủng khiếp nhất sẽ giáng xuống đầu ông ấy và gia đình ông ấy. Nhưng mà khi tôi viết câu chuyện này thì tôi tìm ra cách kết thúc câu chuyện là sự tha thứ.
Tôi nghĩ nếu chúng ta học được sự tha thứ, thì cái trái đất này sẽ được an nhiên hơn, sẽ có được hòa bình nhiều hơn. Nếu con người học cách hiểu nhau hơn, học cách thương yêu nhau hơn thì một ngày nào đó chúng ta không hủy diệt nhau như bây giờ và tôi rất đau lòng khi thấy chiến tranh đang xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Về hai cuốn tiểu thuyết này, tôi viết để ca ngợi tình yêu của con người đối với con người. Tôi viết để ca ngợi lòng trắc ẩn trong những thời khắc đen tối nhất. Tôi viết để ca ngợi sự phong phú và vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam cũng như là tình yêu của người Việt Nam dành cho gia đình họ.
Cải cách ruộng đất, những cái chết vì nạn đói, những đứa trẻ bị bỏ rơi... Đó là những phần ký ức đau đớn, đôi khi bị né tránh. Liệu chị có cảm thấy áp lực khi viết về những điều này không? 
Nguyễn Phan Quế Mai :Là một nhà văn viết về lịch sử, tôi nhớ nhà thơ Trần Dần có một câu thơ, mình phải đi trên một cái sợi dây sự thật, giữ thăng bằng rất là khó, nhưng tôi viết về con người, tôi không viết về tôi. Tôi cũng không phải là một người làm chính trị, tôi muốn viết về số phận của những con người và những gì mà người Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều qua sự thăng trầm của lịch sử.
Khá nhiều người đã viết về cải cách ruộng đất, về nạn đói năm 1945 nhưng tôi nghĩ mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Cách kể chuyện của tôi vẫn đặt trung tâm là tình yêu gia đình, là sự nỗ lực của những con người Việt Nam vượt qua những thử thách lịch sử đó như thế nào để họ có thể tiếp tục sống sót và có thể tự chữa lành cho bản thân mình, cho những người thân và làm sao họ có thể tha thứ để sống tiếp.
Việc tha thứ rất quan trọng. Tôi thấy người Việt cũng làm khá nhiều điều tàn ác với người Việt và tôi nghĩ là rất quan trọng khi chúng ta đối diện với sự thật. Chúng ta nhìn thẳng vào sự tàn khốc của lịch sử đó để chia sẻ với thế hệ trẻ, những bài học từ quá khứ để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn, nơi người Việt yêu thương người Việt nhiều hơn nữa.
Trong tiểu thuyết Sơn Ca chẳng hạn, gia đình họ Trần có thành viên theo Cộng sản và những thành viên theo chế độ Việt Nam Cộng Hòa tức là họ đã trực tiếp chiến đấu để chống lại nhau. Đó là một sự thật. Có quá nhiều gia đình người Việt có những thành viên cầm súng đứng ở hai phía và sau sau chiến tranh, họ làm như thế nào để hàn gắn, làm thế nào để có thể tha thứ cho nhau. Tôi nghĩ đó là việc phải lắng nghe nhau, phải hiểu những trải nghiệm của nhau, hiểu những lý do tại sao mình đứng về phe này mà không phải phe kia.
Tôi muốn nói về cái tính người của tất cả những nhân vật, những người từng bị xem là kẻ thù chẳng hạn. Những người bị gạt ra rìa xã hội, tôi muốn đặt họ làm trung tâm, tôi muốn nói về cái tính người của họ.
Tôi không muốn mô tả họ như những nạn nhân mà là những người can đảm vượt qua số phận để có thể thay đổi số phận của mình và đem lại sự thay đổi số phận của những người khác.
Chị có thể chia sẻ thêm về cách mà chị xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm nói trên ? Đó là những nhân vật mà chị quen biết, hay qua những tư liệu ?
Nguyễn Phan Quế Mai :Thực ra hai tiểu thuyết này là hai tiểu thuyết lịch sử cho nên, tôi nghĩ công việc nghiên cứu rất là quan trọng. Tôi đã phỏng vấn, nói thật là cả hàng trăm người. Khi tôi sinh ra, hai người bà của tôi đã mất cho nên tôi đã phỏng vấn rất nhiều người bà. Tôi nghe những câu chuyện của họ và tôi xây dựng một hình tượng bà Diệu Lan để tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy, có thể tưởng tượng được những ước mơ của hai người bà, bà nội và bà ngoại của tôi, cũng như nhiều người bà trong lịch sử Việt Nam.
Trong tiểu thuyết thứ hai, có hai nhân vật là hai cô gái miền Tây lên Sài Gòn phải làm quán bar và sau sau đó phải bán thân để có thể sống sót qua chiến tranh và nhân vật một người con lai da đen và một cựu chiến binh Mỹ. Để xây dựng những nhân vật này, cảm hứng sáng tác của câu chuyện này đến từ những ngày mà tôi tình nguyện giúp những người con lai Mỹ tìm lại gia đình của họ. Tôi làm công việc đó bằng cách viết những bài báo để giúp đưa những câu chuyện của họ đến với độc giả để có thể giúp họ kết nối với những người có một manh mối thông tin nào đó. Tôi đi tìm những địa chỉ cũ để kết nối họ với nhau. Tôi đã phỏng vấn nhiều người trong chương trình nghiên cứu tiến sĩ của tôi và đã xin phép họ được tiểu thuyết hóa những trải nghiệm của họ cho quyển sách này và cũng rất là may là họ đã đồng ý.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, nhà thơ, tiểu thuyết gia và là tác giả của cuốn Sơn Ca (The moutains sing) và Bí mật dưới tán cây bồ đề(Dust Child), hiện đang trong quá trình hoàn thiện bản dịch sang tiếng Việt và in ấn do nhà xuất bản Nhã Nam ở Việt Nam thực hiện.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.151 giây.