logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/07/2025 lúc 09:06:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,553

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiều mồng Bốn tháng Bảy, công viên gần nhà tôi vắng hoe như sân ga bỏ hoang. Dăm ba tiếng pháo tay đì đùng lác đác từ dãy nhà xa vọng lại, vài đứa trẻ lân lê đá bóng cạnh bãi đậu xe. Dãy bàn gỗ khu lò nướng chỉ vài ba gia đình ngồi rải rác. Lần đầu tiên, Lễ Độc Lập không nghe tiếng bia leng keng ngoài ‘park’, không có nhạc xập xình, chẳng thơm phức mùi khói thịt nướng. Lá cờ Mỹ phất phơ trên chòi canh trông trơ trọi.


Năm nay mọi nơi hầu như đều vắng lặng, nhất là những khu vực đông dân Mễ, chẳng ai dám bày tiệc khi ngoài phố chiếc SUV không có bảng số của ICE đã xề tới đậu dưới cột đèn. Ai dám bồng con ra bãi cỏ khi biết người mẹ có thể bị quặt tay đè cổ, người cha có thể bị dí súng kéo lê đi khỏi ghế picnic, quẳng lên xe chạy thẳng về Alligator Alcatraz nạp mạng [1].


Chuyện mật vụ bịt mặt bắt người đột ngột không trác tòa cách đây vài tháng là chuyện không tưởng, chỉ tồn tại ở Bắc Kinh hay Moscow, vậy mà giờ đây là chuyện xảy ra như cơm bữa ở nước Mỹ, một đất nước được tạo trên quyền bình đẳng, với mục đích bảo vệ giấc mơ xây dựng một đời sống yên ấm hạnh phúc cho toàn dân. Nước Mỹ đó bây giờ gào lên khẩu hiệu “America First” — tấm vé chính thức cho phép chính quyền đối xử tàn tệ với bất kỳ ai bị cho “không phải người Mỹ”. Dưới tay Trump và Stephen Miller, ICE phình to thành cỗ máy săn người, vươn tay khắp phố chợ, bãi đậu xe, bãi cỏ, công viên, trường học... bắt bớ, tống giam và trục xuất.


Hồi nhiệm kỳ đầu, ICE đã trục xuất “nhầm” ít nhất 66 công dân Mỹ vì cho rằng họ không giấy tờ hợp lệ [2]. Cùng lúc, Bộ Tư pháp mở chiến dịch Operation Janus — rà sổ nhập tịch ba chục năm trở lại, ai khai man giấy tờ lặt vặt cũng bị lột quốc tịch [3]. Một người Palestine ở Chicago mất hộ chiếu Mỹ sau 25 năm chỉ vì một lỗi nhỏ trên hồ sơ nhập tịch.


Năm 2018, Jeff Sessions ký lệnh ‘Zero Tolerance’: ai vượt biên không giấy tờ đều bị truy tố hình sự, cho phép tách riêng con nhỏ [4] khỏi cha mẹ. Trong hai năm ngắn ngủi sau đó, hơn 5.400 đứa trẻ bị bứt khỏi cha mẹ [5]. Có bé chưa đầy 5 tuổi. Báo chí Mỹ đăng tải khắp thế giới bức hình nước Mỹ với những chiếc chuồng sắt, mền thiếc, ánh đèn trắng dội xuống sàn xi măng. Video clip của ProPublica còn thâu cảnh bé gái sáu tuổi gào Mamá giữa tiếng lính biên phòng cười cợt: “Dàn đồng ca này mới nè!”


Tháng 12 năm ấy, bé Jakelin Caal Maquin, bảy tuổi, chết vì sốc nhiễm trùng, mất nước, không được chuyển viện kịp [6]. Hai tuần sau, bé Felipe Gómez Alonzo, tám tuổi, chết vì viêm phổi [7]. Theo ACLU, ít nhất sáu đứa trẻ đã chết như thế chỉ trong 2018–2019 [8].


Trại Tent City Tornillo ở Texas — dựng lên giữa sa mạc — vào thời cao điểm chứa hơn 3.800 trẻ em trong những chiếc lều phập phồng, giường tầng chật kín, quạt chạy cầm chừng [9]. Hay ở Homestead, Florida — trại cũ tái dựng — nhồi hơn 3.000 đứa trẻ vào đó, chật chội đến mức Dân biểu kéo nhau vào tận nơi điều trần, thấy trẻ phơi từng bầy như cá hộp, không được gọi điện thoại cho cha mẹ, em nào lỡ trái quy tắc thì bị phạt nhốt riêng [10].


Trump và Miller còn vẽ ra luật Remain in Mexico — nghe văn vẻ nhân đạo “Migrant Protection Protocols” — nhằm buộc hàng chục ngàn gia đình xin tị nạn chờ ở biên giới không được vô Mỹ. Họ cắm lều ở Matamoros, Tijuana, Ciudad Juárez. Tổ chức nhân đạo Human Rights First đếm hơn 70.000 người kẹt lại [11]. Trẻ con ngủ đường, cha mẹ thức trắng đêm canh trộm, canh cảnh sát địa phương vòi tiền, gắng bảo vệ con khỏi dao đâm, súng bắn.


Thật ra cảnh người gốc La-tinh hôm nay bám gầm xe tải, vượt rừng, băng sa mạc xin tị nạn trước biên giới khác gì với người Việt vượt biển năm xưa? Tưởng tượng cảnh sau khi thoát khỏi bao hiểm nguy ngoài khơi vào được đất liền chỉ để bị đẩy ghe ra lại không cho cập bến — nếu không vì lòng nhân đạo cứu người gặp nguy nan thời ấy, liệu người Việt chúng ta ngày nay có còn mạng sống để nuôi dạy con cái lớn khôn trên mảnh đất “tự do” này?




Những trại tập trung trong rừng sâu hiểm độc vẫn chưa đủ, Florida dựng Alligator Alcatraz: trại Everglades giam di dân giữa đầm lầy cá sấu để làm hài lòng tổng thống. Trump vỗ tay cười: “Ai trốn trại thì chạy lẹ trước khi cá sấu dí theo. Nhớ chạy kiểu dích-dắc nhé…” [12]. Mà làm sao có sức chạy trốn khi những thùng ‘Container’ nhồi ba, năm ngàn người, dưới nhiệt độ nóng hơn 100 độ F, bao quanh bởi dây thép gai bọc sát bờ đầm. Vô nhân đạo đến nỗi bộ lạc Miccosukee, Seminole đã phải kiện chính quyền ra Tòa Liên bang vì sợ những chuồng giam này làm hoen ố đất thiêng của tổ tiên [13].


Rình rập, bắt bớ, rồi đến chính sách trục xuất sang ‘Safe’ Third Country — đất nước thứ ba như El Salvador, Guatemala, Honduras, Sudan — những xứ loạn lạc máu còn tươi giữa chợ, chính người dân từ những xứ sở này cũng không thể sống an toàn phải chạy đi tị nạn ở nơi khác. Human Rights Watch đếm ít nhất 2.300 người bị đẩy về các quốc gia này, nhiều người vừa hạ cánh đã mất liền dấu tích [14].


Vụ kiện Flores Settlement từ 1997 lẽ ra đã khoá cánh cửa trại giam vô hạn định: luật cấm giam trẻ quá 20 ngày, buộc phải đủ ăn, đủ điều kiện y tế. Nhưng dưới thời Trump, Bộ Tư pháp nộp đơn xin xoá toàn bộ. Bản báo cáo của ACLU và Center for Human Rights cho thấy: trẻ em nằm sàn bê tông, mền thiếc quấn cổ, cúp nước uống vòi, ai khóc nhiều quá bị doạ nhốt riêng [15].


Trump và người Mỹ, nhất là người Việt, vẫn thích chỉ trích Trung Cộng. Nhưng chính quyền Ông áp dụng cùng công thức tinh vi: dựng trại, bóp ngạt báo chí, nuôi mật vụ rình trước cổng trường. Năm 2019, ICE lập danh sách phóng viên NBC, ProPublica, luật sư ACLU — ai đưa tin nhiều về các trại này đều bị kiểm tra hồ sơ, cấm visa, bít đường. Nước Mỹ của Trump nhất quyết không ‘thua’ Trung Cộng của Tập.


Chẳng ngạc nhiên gì khi công viên chiều Quốc Khánh chỉ có vài ba đứa trẻ đá banh dưới ánh mắt cha mẹ chúng luôn cảnh giác liếc quanh. Tiệm Taco góc phố xóm tôi đóng cửa sớm, xe đẩy phủ bạt. Chợ trời cuối tuần dẹp lều. Ai còn dám tin giấc mơ Mỹ thật sự mở cửa khi ngoài phố, chiếc SUV trơn bảng số chỉ trong giây phút có thể rồ máy tóm gọn một gia đình.


Người Việt cho đến hôm nay vẫn ra vẻ bình chân như vại. Bà Dì tôi trong buổi nướng thịt cuối tuần sau vườn vẫn lên giọng xót thương: “Dì đâu có ghét di dân hồi nào”; Ông chồng dì thì nhất quyết “Chú vẫn thường uống bia với anh chàng Mễ làm vườn đó thôi.” Nhưng rồi họ xếp hàng bầu cho Trump, cho Vance, cho Miller — những bàn tay đã ký trát không chỉ đuổi anh Mễ làm vườn, mà đuổi cả đứa bé bốn tuổi về Honduras, đứa bé 6 tuổi khỏi giường bệnh ung thư, dựng chuồng Everglades cá sấu, gạch dòng Tu Chính Án Thứ 14. Cho đến ngày chính con cháu của dì bị đuổi việc, bị tước quốc tịch, bị trục xuất "nhầm"… dì sẽ không sao hiểu được vì sao người ta không bầu cho tổng thống Trump kính yêu của Dì.


Nước Mỹ xưa nay vẫn là chốn cưu mang những giấc mơ tự do. Nhưng dưới chính quyền Trump, mới vài tháng thôi, giấc mơ này đã nhanh chóng thành ác mộng. Điều đáng sợ là sự hung hiểm không đến từ đâu xa — mà từ chính bàn tay bà dì, ông cậu, bạn bè, người thân, và cả chính chúng ta, đã bỏ phiếu bầu, vỗ tay cổ vũ, rồi quay lưng làm ngơ.


Ai đó đã nói: “Chúng ta — chính là thứ mà chúng ta dung túng”. Dưới bóng mát vô cảm đang bao trùm lên đất nước này — cái ác đang lớn dần.

Nina HB Lê
_____________
Chú thích
AP News (2025): Trump cười đùa về trại giam Everglades với cá sấu.
LA Times (2020): ICE từng trục xuất nhầm ít nhất 66 công dân Mỹ.
New Yorker (2020): Vụ Operation Janus, Rasmea Odeh bị tước quốc tịch.
DOJ (2018): Lệnh Zero Tolerance chia tách cha mẹ và trẻ em vượt biên.
DHS OIG (2019): Báo cáo kiểm toán chính sách tách gia đình.
Washington Post (2018): Bé Jakelin Caal Maquin chết trong trại giam biên giới.
CBS News (2018): Bé Felipe Gómez Alonzo chết vì viêm phổi khi bị ICE giam.
ACLU (2019): Hồ sơ Flores Settlement, thống kê ít nhất 6 trẻ tử vong.
Quốc Hội Hoa Kỳ (2019): Phiên điều trần Tornillo Tent City, Texas.
House Oversight (2019): Điều tra trại Homestead, Florida.
Human Rights First (2020): Remain in Mexico giữ chân 70.000 người.
AP News (2025): Trump khoe “Alligator Alcatraz” ở Florida.
The Guardian (2025): Bộ lạc Miccosukee kiện trại giam Everglades.
Human Rights Watch (2025): Người tị nạn bị đẩy về ‘Safe Third Country’.
ACLU & Center for Human Rights (2025): Hồ sơ kiện giữ Flores Settlement.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.