logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 20/09/2013 lúc 06:27:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Hồi đầu tháng trước, tuần báo The Economist mới viết về việc quán McDonald’s đầu tiên sắp mở tại Sài

Gòn. Ai cũng biết McDonald là một nhãn hiệu quán “ăn nhanh” lớn, chuyên bán “hamburger,” tiêu biểu

cho văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ.

Ðến thành phố lớn nào trên thế giới người ta cũng thấy hình ảnh chữ M cong cong của quán này, mầu

vàng trên nền mái ngói đỏ. Họ có 35,000 quán ăn McDonald khắp thế giới. Tôi chỉ thấy ở Cusco, một

thành phố du lịch tại Peru, họ không cho phép McDonald’s cũng như Starbuck treo những nhãn hiệu lòe

loẹt, quán nào cũng chỉ được đề tên giản dị như các cửa hàng ăn uống khác.

Bài báo cho biết hãng McDonald’s đã quảng bá việc mở quán ăn đầu tiên của họ ở Sài Gòn với một

niềm hãnh diện, cho biết chủ nhân của cái quán McDonald’s sắp mở là một nhà kinh doanh lớn, một

công dân Mỹ gốc Việt. Thủa còn đi học, Henry Nguyên đã từng làm việc trong các quán McDonald ở Mỹ.

Henry say mê McDonald, và đã nuôi ý định sau này sẽ làm chủ một cái quán tương tự ở quê hương cha

mẹ mình. Bây giờ giấc mộng đó sắp thành sự thật. Ðúng là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho “giấc

mơ” của các thanh niên lớn lên ở Mỹ. Khi hãng McDonald’s chọn Henry làm người mở quán ăn đầu tiên,

theo bản thông cáo gửi báo chí, họ nêu lý do là họ nhận thấy ông ta có “một tập hợp lý tưởng của tài

kinh doanh, thành tích kinh doanh đã tạo được, có lòng nhiệt thành và khả năng.”

Báo The Economist nêu lên một chi tiết mà bài quảng cáo của hãng McDonald’s đã quên không nhắc

tới. Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này giới thiệu với các độc giả,

cho biết thêm: “Bố vợ của Henry Nguyên từ năm 2006 đã làm cho lòng tin tưởng của công chúng Việt

Nam bị xói mòn quá nhiều.” Các thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng được báo này kể ra sơ sài như

sau: “Ông Dũng đã chỉ huy các vụ đàn áp những người chống lại ông, hoặc đòi tự do dân chủ, trong

nhiều năm qua; thêm vụ phá sản của một công ty làm tầu thủy không trả được món nợ ngoại quốc 600

triệu đô la; và gần đây là tình trạng trì trệ của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài hết tin tưởng.”

Cũng trong bài báo này, The Economist liệt kê thành tích lo cho con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng:

“Con đầu là Nguyễn Thanh Nghị đứng xây tòa nhà Bitxco cao nhất Sài Gòn. Con rể là Henry Nguyên,

không những là chủ nhân tương lai của quán burger mà còn từng làm giám đốc của IFB Holdings, đã

làm chi nhánh của các công ty thực phẩm Pizza Hut cùng với Coffee Bean & Tea Leaf. Con gái là

Nguyễn Thanh Phượng thì làm quản trị cao cấp của quỹ đầu tư Viet Capital.”

Người Việt Nam còn biết nhiều thành tích khác nữa! Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, bài báo cũng nhắc tới

các “vương tôn công tử” khác đã được cha anh cất nhắc lên các chức vụ lớn và chỗ ngồi béo bở. Như

năm 2011, cậu Nông Quốc Tuấn, con Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh về hưu, chỉ làm bí thư tỉnh 5 tháng

đã được đưa vào Trung Ương Ðảng. Năm 2007, Phạm Thanh Bình, chủ tịch công ty sắp phá sản

Vinashin, đã đưa cậu con 27 tuổi lên làm phó chủ tịch một viện nghiên cứu chế tạo tầu thủy, rồi sau đó

cậu được đưa ngay lên ba chức vụ quan trọng khác. Ông Bình còn đưa anh em rể (hoặc anh, em vợ)

của mình lên các chức vụ quan trọng, qua mặt hội đồng quản trị. Tờ báo cũng không quên cô Tô Linh

Hương, con gái ông Tô Huy Rứa, tốt nghiệp về báo chí, năm 2012 lên làm chủ tịch công ty xây dựng

Vinaconex, bị tai tiếng quá nên mấy tháng sau phải từ chức.

Dân Việt Nam thường nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Nhưng trong quá khứ, việc lợi dụng

quyền hành để giúp bà con thân thuộc còn bị giới hạn bởi hai thứ: Luật pháp và Phong hóa. Về luật

pháp, ngay dưới thời vua quan phong kiến, thân nhân của các người làm quan vẫn bị cấm không được

kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của ông quan. Một người được cử làm chủ khảo kỳ thi mà có con

cháu dự thi là phải xin ngưng (hồi tị). Các biện pháp đó nhằm tránh “quyền lợi công tư xung khắc”

(conflict of interests), một quan niệm rất phổ cập ở các nước dân chủ tự do. Nhà văn Phan Khôi đã từng

tố giác “dưới chế độ Hồ Chí Minh có những nhà văn vừa làm chủ khảo vừa dự thi các giải văn chương,”

mà kết quả là chính họ được trao giải thưởng!

Nhưng ngay trong thời phong kiến, luật pháp cũng không đủ chặt chẽ và bao quát để ngăn ngừa các vụ

lạm dụng quyền lực cho vợ con, thân nhân của các quan làm giầu. Cho nên trong xã hội còn một mạng

lưới thứ hai ngăn ngừa các “quyền lợi công tư xung khắc.” Ðó là phong hóa. Khi tất cả mọi người trong

xã hội nhìn vào các hành động lạm dụng quyền hành với con mắt khinh bỉ, thì chính những kẻ có ý định

lợi dụng cũng ngần ngại. Hoặc họ phải từ bỏ ý định xấu, hoặc phải giảm bớt việc lạm dụng, hoặc tìm

cách che đậy các hành động của mình.

Ở nước ta hiện nay, phong hóa đó đã bị chế độ cộng sản tiêu diệt. Người ta lạm dụng chức vụ để giúp

con cháu, họ hàng làm giầu mà không cần che đậy, vì không hề biết hổ thẹn. Anh ngồi trên lạm dụng

quyền lực, anh đứng dưới cũng làm theo. Từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ. Con cái thấy

cha mẹ lợi dụng chức vụ làm giầu, lớn lên sẽ coi đó là luân lý bình thường! Ðứa nào không biết lợi dụng

còn bị bạn bè chê là ngu dốt! Người chung quanh chứng kiến cảnh đó bao nhiêu năm nay, từ khi thời đại

Hồ Chí Minh bắt đầu đã hơn nửa thế kỷ, cũng thấy quen dần và coi cảnh tượng đó là chuyện tự nhiên

trong đời sống.

Tâm lý “quen dần với cái xấu” phá hoại cho truyền thống của dân tộc. Óc trục lợi mỗi ngày càng phát

triển trong cả xã hội. Người nghèo khó chỉ chăm chắm làm sao kiếm được đồng tiền nuôi gia đình.

Người khá giả cũng chỉ lo kiếm thêm tiền để không thua kém người khác. Tiểu gia hay đại gia, ai cũng

chỉ lo kiếm tiền mà thôi. Học sinh nhìn thấy thầy giáo, cô giáo quá túng thiếu, có lúc phải lợi dụng địa vị

nhỏ nhoi của họ bắt các em phải “học thêm.” Khi lớn lên các em sẽ coi việc kiếm tiền là mục tiêu lớn

nhất của cả cuộc đời.

Nhưng dân tộc Việt Nam vốn không sống như vậy. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhất định không nhận tiền do

các quan cai trị người Pháp mang biếu. Người Pháp đã lễ phép giải thích rằng ở nước họ vẫn có tục lệ

chính phủ trợ cấp các nhà văn lúc về già; họ chỉ đem phong tục đó áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ mà thôi.

Nhưng Nguyễn Ðình Chiểu khẳng khái từ chối. Khi làm lễ truy điệu các chiến sĩ nghĩa quân nổi lên ở

Cần Giuộc, cụ Ðồ Chiểu đã chỉ bày một cái bàn với chén nước, nén hương để quỳ lễ đọc bài văn tế.

Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” này là một di sản tinh thần của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ

mất. Nếu hiện nay nhiều người đã quên nền luân lý cổ truyền đó, cũng chỉ vì dân Việt Nam đã phải sống

nửa thế kỷ dưới một chế độ phá hủy đạo lý cổ truyền để theo một chủ nghĩa ngoại lai vớ vẩn. Cần gây

nên một phong trào phục hồi văn hóa, chắc chắn dân Việt Nam sẽ nhìn thấy chúng ta phải sống như thế

nào mới thật là một cuộc sống đẹp đẽ, văn minh. Chúng ta phải gây ngay một phong trào như vậy.

Ngay ở một nước tiến bộ kinh tế mà vẫn giữ được truyền thống như Nhật Bản, người ta cũng đặt vấn đề

này. Năm 2006, cuốn sách bán chạy hạng nhất ở nước Nhật là một tiểu luận mang tựa đề Phẩm Cách

Quốc Gia (Kokka no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara, bản tiếng Anh dịch là The Dignity of a State (số

bán chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter). Trong vòng một năm người Nhật mua 2 triệu

cuốn sách này. Có thể nói tác giả đã “lên án” tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất

là văn minh Mỹ. Mashahiko Fujiwara (tên đọc ngược lại, theo lối Hán Việt là Ðằng Nguyên Chính Ngạn)

kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền thống cũ để khỏi “mất linh hồn.”

Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống dựa trên lý trí thuần túy của

văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh thần duy lợi. Ông cho là truyền thống Nhật Bản không sống

như vậy. Tổ tiên họ sống bằng tình cảm, không quá thiên về lý trí. Họ trọng nghĩa, khinh lợi.

Bây giờ, người Nhật sống ra sao? Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy đồng bào của ông chú trọng

đến việc làm giầu nhiều quá, ảnh hưởng của kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Nước Nhật đã thành công

trên thị trường thế giới, nhưng họ đã bị ám ảnh quá nhiều về vật chất. Bây giờ là lúc họ đặt lại những câu

hỏi căn bản, tự hỏi dân tộc họ phải sống như thế nào mới đúng.

Nhưng dân Nhật Bản còn may mắn, vì nền giáo dục của họ còn coi trọng luân lý, theo truyền thống

Khổng Mạnh. Chế độ cộng sản đã phá hủy nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bây giờ, kinh tế tư

bản thời hoang dã còn tiếp tay phá hoại trên nền luân lý nhiều hơn nữa. Vì kinh tế tư bản đặt trên căn bản

duy lợi, với giả thiết rằng khi tất cả mọi người cùng lo kiếm lợi, kinh tế sẽ phát triển. Nhưng chế độ tư bản

ở các nước Tây phương ra đời cùng thời gian khi các định chế dân chủ tự do bắt đầu xuất hiện. Chính

nhờ được sống dân chủ nên người ta biết dùng luật pháp đặt ra những giới hạn trên tinh thần duy lợi.

Cũng nhờ nếp sống dân chủ cho nên những tiếng nói bảo vệ đạo lý được tự do phát biểu. Người dân

được phê phán những hành đồng gian tham của những người cầm quyền và giầu tiền. Hiện nay nước ta

đang thiếu cả hai điều kiện đó. Vì những kẻ cầm quyền đang dùng quyền hành để kiếm tiền, trục lợi. Họ

vừa bất chấp pháp luật, vừa khinh thường dư luận. Họ bịt miệng dân không cho phê phán, đã kiểm soát

hết các báo, các đài, lại còn đàn áp các mạng thông tin Internet, bỏ tù các blogger.

Muốn phục hồi phẩm cách của dân tộc thì phải chấm dứt chế độ độc tài đảng trị này.

Theo báo Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.