logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/09/2013 lúc 06:04:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/447/334/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/rangoon1.jpg
Cách nay 25 năm, quân đội Miến Điện đã đàn áp phong trào nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Miến Điện rơi vào tình trạng hỗn loạn trong vòng 6 tháng. Khoảng 3 ngàn người thiệt mạng và vào ngày 18/09/1988, quân đội đã nắm lại chính quyền, sau một cuộc đảo chính đẫm máu.
Những sự kiện này để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử chính trị Miến Điện. Từ hơn hai năm nay, Miến Điện đã mở cửa, chính quyền đã chấp nhận để cho người dân có nhiều quyền tự do hơn, thế nhưng, điều trái ngược là các đòi hỏi công lý và sự thật lại ngày càng hiếm, kể cả trong hàng ngũ phe đối lập. Phóng sự của thông tín viên RFI Rémy Favre tại Rangoon giúp giải đáp phần nào câu hỏi này.



Tải để nghe phóng sự của RFI tại Rangoon


Con trai của bà Daw Sein Kyi đã thiệt mạng sau ngày xẩy ra cuộc đảo chính 18/09/1988. Bà đã không thể làm tang lễ cho đứa con theo như phong tục truyền thống, bởi vì quân đội cấm các nhóm tụ tập quá 5 người. Cũng giống như nhiều nạn nhân khác, bà Daw Sein Kyi không đòi hỏi công lý.

« Người chết thì đã chết rồi, điều gì xẩy ra thì cũng đã xẩy ra rồi. Tôi có thể tha thứ nhờ vào những khuyên dạy của Phật. Tôi muốn làm những việc thiện cho anh linh của con tôi siêu thoát, để tôi bớt buồn. Ví dụ, tôi muốn gặp và mời các nhà sư một bữa cơm. Khi có tiền, tôi đã làm như vậy, nhưng giờ đây, tôi không thể làm được nữa. Tôi cảm thấy rất buồn và xấu hổ vì không làm được các việc thiện ».

Các nay hai năm, Giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã đề cao mô hình các ủy ban sự thật và hòa giải của Nam Phi, để buộc những kẻ chịu trách nhiệm vụ thảm sát năm 1988 phải tự thú, chứ không nhất thiết để kết án họ. Giờ đây, bà đã không đưa ra những đòi hỏi như vậy nữa.

Bà Aung San Suu Kyi không trả lời đề nghị xin phỏng vấn của RFI và phát ngôn viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, U Nyan Win cũng không muốn đòi quân đội phải xin lỗi.

« Chúng tôi muốn cố gắng đi về phía trước, hướng tới nền dân chủ. Chúng tôi không muốn đánh thức con hùm đang ngủ. Điều đó có nghĩa là quân đội vẫn bình yên. Quân đội nguy hiểm lắm. Chúng tôi không muốn quấy rầy quân đội ».

Thế nhưng, kể từ nay, quân đội cũng như chính phủ Miến Điện chấp nhận sự chỉ trích. Cách nay hai năm, nói đến vụ thảm sát năm 1988 còn là điều cấm kỵ. Bây giờ, thì không.

Ông Thar Gyee, phụ trách liên lạc của hiệp hội ND Burmua, chuyên thu thập và thống kê các vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện cho biết :

« Trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát 1988, có một bộ trưởng tham dự, ông U Aung Min và ông nói rằng đã có những vụ vi phạm nhân quyền do chế độ chính trị tồi tệ trong quá khứ. Điều này có nghĩa là ông ta thừa nhận sự tồi tệ của bộ máy chính quyền ».

Cách nay hai năm, cộng đồng quốc tế còn đe dọa lập một ủy ban điều tra để làm rõ những tội ác chống nhân loại tại Miến Điện. Giờ đây, theo đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Tomas Quintana, phụ trách về nhân quyền thì điều này không khả thi. Ông Quintana đã không còn có được sự ủng hộ của các nước phương Tây về sáng kiến này nữa. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nước phương Tây là đầu tư vào Miến Điện.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.