logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/09/2013 lúc 05:37:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hầu hết những biến động chính trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được xem là cách

mạng - trên thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan đến internet. Vai trò của internet quan

trọng đến độ nhiều người gọi cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring) từ cuối năm 2010 đến đầu năm

2011 là cuộc “cách mạng internet” hoặc “cách mạng facebook” hoặc “cách mạng truyền thông xã hội”

(social media revolution).

Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự

bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được

nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc

tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy

chục năm.

Vài tuần, thậm chí, vài ngày trước khi các chế độ độc tài quân phiệt sụp đổ ở Tunisia, Ai Cập và Yemen,

hầu như không ai tin là sự sụp đổ ấy có thể xảy ra. Khi nhà độc tài Zine El Abidin Ben Ali bị truất phế ở

Tunisia, Stephen M Walt, một giáo sư về quan hệ quốc tế nổi tiếng tại đại học Harvard, cho đó chỉ là

một ngoại lệ và nó chỉ diễn ra ở Tunisia mà thôi. Khi mầm mống phản kháng từ Tunisia tràn sang Ai Cập,

Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn cho tình hình ở Ai Cập khác với Tunisia: Nó vẫn ổn định.

Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.

Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người

dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập

khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc

tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.

Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin

tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed

Bouazizi được loan truyền chủ yếu trên facebook, sau đó, mới trên các đài truyền hình. Thời gian ấy, ở

Tunisia khoảng một phần ba dân số đã sử dụng internet và khoảng một phần tư có facebook.

Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người

kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin

thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh

thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên

internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said)

được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến

473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì

anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.

Những hình ảnh, tin tức và khẩu hiệu kiểu như vậy lan càng nhanh, lực lượng biểu tình càng dễ dàng lan

rộng: Thoạt đầu vài trăm người, sau, vài ngàn người, vài chục ngàn người, rồi đến vài trăm ngàn người,

và cuối cùng, cả triệu người. Lúc ấy, quân đội và cảnh sát của chính phủ độc tài, dù mù quáng hay tàn

bạo đến mấy, cũng đành bó tay. Hậu quả: chế độ độc tài của Hosni Mubarak sụp đổ.

Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác,

giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới

truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại

internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm

duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mahfouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu:

“Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và

giành lại quyền cho họ […] Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta phải

hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”

Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain,

Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi

Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành

công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ

khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài

theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài

quân chủ (như Saudi Arabia, chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt

tôn giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.

Gần đây, những gì xảy ra ở Tunisia, đặc biệt, ở Ai Cập và Syria, làm người ta thấy ngần ngại khi dùng

chữ “Mùa Xuân Ả Rập” hoặc “Cách mạng Ả Rập”. Lý do là: người dân có vẻ như thành công trong việc

đánh đổ độc tài nhưng dường như họ chưa thành công, thậm chí, chưa có hy vọng thành công trong

việc dân chủ hóa. Thật ra, đánh giá một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy không phải dễ. Vào thập niên

1970, khi được hỏi là Cách mạng Pháp năm 1789 có thành công hay không, Thủ tướng Trung Quốc

Chu Ân Lai có nói một câu nổi tiếng: Còn quá sớm để biết được điều đó.

Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!

Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại

các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, nó truyền bá tin tức và hình ảnh một cách nhanh chóng: Hoặc nó thay thế truyền thông chính

mạch hoặc nó bổ sung cho truyền thông chính mạch. Nó dễ dàng vượt qua các hàng rào kiểm duyệt

của nhà cầm quyền. Đặc biệt, nó không bị giới hạn trong không gian. Các hệ thống truyền thông cũ, từ

truyền thanh đến truyền hình, đều có tính địa phương. Internet, qua các mạng xã hội, từ twitter đến

facebook, blog, email… không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia: Nó liên thông giữa địa phương và

thế giới. Bằng sự liên thông ấy, những ngọn lửa được nhóm lên ở Tunisia đã nhanh chóng bốc cháy ở

Ai Cập và nhiều nước khác sau đó.

Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả

Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào

đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là

qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả

hàng triệu người.

Thứ ba, với hai tác dụng kể trên, internet còn ngăn chận được bàn tay tàn bạo của các tên độc tài.

Không có tên độc tài nào sợ máu. Chúng không hề sợ việc ra lệnh cho quân đội và cảnh sát xả súng vào

đám đông. Trong quá khứ, chúng từng làm thế. Chúng giết cả hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn,

hàng triệu (như trường hợp của Hitler và Pol Pot), và hơn nữa, hàng chục triệu người (như trường hợp

của Stalin và Mao Trạch Đông). Điều duy nhất khiến các tên độc tài sợ là hình ảnh. Người chết, bất kể

con số là bao nhiêu, cũng không đáng sợ. Đáng sợ là hình ảnh, dù của một người bị giết chết, được lan

đi khắp nơi trên thế giới khiến cả thế giới phẫn nộ và lên án.

Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu

như mọi người đều biết internet, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó,

không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ

cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn.

Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng.

Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài

phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.

Sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn chỉ có thể dẫn đến cách mạng khi nó gắn liền với ý thức về nguyên

nhân và đặc biệt, về quyền (rights): Người ta nhận thức tất cả những sự cùng quẫn và bế tắc của mình

đều xuất phát từ họa độc tài và người ta cũng ý thức là họ có quyền thoát khỏi những sự cùng quẫn, bế

tắc và bất mãn ấy để góp phần xây dựng một chế độ công bình và tốt đẹp hơn.

Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh

chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.

***

Chú thích:

Tất cả các con số và trích dẫn ở trên đều lấy từ cuốn Digital Revolutions: Activism in the Internet Age

của Symon Hill do World Changing xuất bản tại Oxford năm 2013.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
chung  
#2 Đã gửi : 26/09/2013 lúc 05:38:28(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Internet và xã hội dân sự
Internet và thế giới mạng nói chung mang lại rất nhiều thay đổi cho nhân loại trên rất nhiều phương diện,

từ kinh tế đến xã hội, văn hoá, giáo dục và chính trị. Nhiều người cho đó là một trong những phát minh

lớn nhất trong lịch sử, ngang hàng với việc phát minh ra lửa, toilet, chữ viết và máy in trước đây.

Về phương diện xã hội, hai trong số những thay đổi có ý nghĩa nhất mà internet mang lại là: Một, xóa

nhòa những khoảng cách không gian để con người, từ những địa điểm cách nhau rất xa, không phải từ

địa phương này đến địa phương khác mà còn từ lục địa này đến lục địa khác, có thể liên lạc với nhau

một cách dễ dàng và nhanh chóng, hầu như ngay tức khắc, khiến thế giới như nhỏ lại, nói theo chữ của

Marshall McLuhan, thành một cái làng, làng-toàn-cầu (global village). Hai, nó cũng làm thay đổi quan hệ

giữa con người với nhau.

Thấy điều đó rõ nhất là trên facebook, một mạng lưới kết bạn trên mạng. Nhiều người có cả hàng ngàn

bạn. Hình như chưa bao giờ nhân loại có nhiều bạn như vậy. Xưa, tình bạn gắn liền với không gian: bạn

cùng xóm, cùng làng, cùng lớp, cùng chỗ làm. Ở cùng một không gian như vậy, tình bạn còn cần thời

gian để bồi đắp, làm cho bền chặt. Bây giờ thì khác. Trong những người gọi là bạn trên facebook, có

những người ở rất xa nhau, hơn nữa, chưa bao giờ gặp mặt nhau. Cơ sở để hình thành tình bạn ở đây

chỉ là một sở thích chung nào đó. Vậy thôi.

Trên blog, người ta cũng hình thành một thứ quan hệ như vậy. Giống facebook, blog nối kết vô số

người, có khi rất xa nhau, lại với nhau. Trong khi facebook nối kết mọi người lại với nhau theo kỷ niệm

(đồng hương hay cùng trường…) hoặc sở thích, blog nối kết mọi người trên những sự quan tâm chung:

hoặc về văn học hoặc về giải trí hoặc về kinh tế, xã hội và chính trị. Blog thu hút sự chú ý của nhiều

người nhất hầu như bao giờ cũng là về chính trị. Nếu facebook nặng về cảm tính, blog thường nặng về

nhận thức. Nhưng cả hai đều cung cấp một không gian rộng rãi cho những sự tương tác: người ta

không những đọc nhau mà còn trao đổi với nhau.

Là nơi gặp gỡ và tương tác, cả facebook lẫn blog, cũng như internet nói chung, là cơ sở tốt để hình

thành và phát triển xã hội dân sự. Trước hết, chúng giúp người ta thoát khỏi các mối quan hệ truyền

thống quen thuộc: trong gia đình (dựa trên huyết thống), ở chỗ làm (dựa trên quan hệ lợi nhuận) và trong

chính trị (dựa trên quan hệ quyền lực). Sau đó, nó giúp người ta xây dựng một thứ quan hệ khác chỉ

thuần dựa trên sự quan tâm chung đối với một lãnh vực hay một vấn đề nào đó: Đó là thứ quan hệ cần

thiết cho sự nảy nở của xã hội dân sự.

Nhìn hình ảnh nhiều người suốt ngày ru rú trong phòng, ôm laptop, nhìn trên màn hình và đánh đánh gõ

gõ trên bàn phím liên tục từ giờ này sang giờ khác, một số nhà bình luận xã hội bi quan cho internet

đang phá huỷ các quan hệ bình thường trong đời sống gia đình, tạo thành những kẻ theo chủ nghĩa cá

nhân cô lập, không còn biết gì đến đời sống chung quanh. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho

thấy, với internet, chỉ có hình thức quan hệ xã hội thay đổi nhưng bản chất vẫn là một: thay vì ngồi

chuyện trò mặt đối mặt với thân nhân và bạn bè, người ta giao tiếp với nhau một cách khác. Trong một

không gian khác: không gian ảo. Phạm vi giao tiếp ấy còn rộng rãi hơn hẳn các phạm vi quan hệ cũ. Với

những người bạn ở xa. Những người bạn chưa bao giờ gặp mặt. Trong hình thức giao tiếp mới này, một

mặt, người ta có thể nói về mình nhiều hơn, khoe khoang nhiều hơn, nhưng mặt khác, người ta cũng cởi

mở và thành thực hơn.

Theo một cuộc điều tra do trường đại học ANU tại Úc thực hiện, phần lớn những người thường xuyên

truy cập internet quan tâm đến chính trị và hay phát biểu về chính trị hơn hẳn những người khác. Có lẽ

điều này cũng có thể thấy được trong cộng đồng người Việt. Trước, khi gặp gỡ bạn bè hay người quen,

tôi ít khi nghe đến chuyện chính trị. Sau này thì khác. Hầu như lúc nào gặp nhau cũng bàn tán sôi nổi về

các vấn đề chính trị. Đề tài thường là các vấn đề được ai đó đề cập trên facebook hay blog. Nhiều

người không hề có facebook (như tôi, chẳng hạn) và cũng hiếm khi vào các blog, vẫn có thể theo dõi

được các bài viết về thời sự chính trị chủ yếu qua email do bạn bè hoặc một tổ chức chính trị hoặc xã

hội nào đó chuyển.

Có thể nói internet, một mặt, giúp người ta tự bộc lộ mình nhiều hơn, mặt khác, cũng giúp người ta theo

dõi các sự kiện và các vấn đề nổi bật trong đời sống chung quanh hơn. Cả hai khía cạnh ấy dẫn đến hai

khía cạnh khác: sự quan tâm và sự tương tác. Cả sự quan tâm lẫn sự tương tác đều là những hiện

tượng bình thường. Nhưng khi sự tương tác dựa trên những sự quan tâm chung thì nó lại là một hiện

tượng đặc biệt: Nó nối kết mọi người thành một cộng đồng. Bởi vì cộng đồng ấy hiện hữu trên internet,

người ta gọi đó là một “cộng đồng ảo” (virtual community).

Vấn đề là: cộng đồng ảo ấy có giống với cộng đồng thật vốn có tính địa lý, gắn liền với một không gian

nhất định nào đó như những gì chúng ta vẫn thường kinh nghiệm từ trước đến nay hay không. Dĩ nhiên

hai loại cộng đồng ấy không giống nhau hẳn. Quan hệ trong không gian ảo đương nhiên là hạn chế và

không thể sâu đậm bằng trong không gian thật. Nhưng sự khác biệt ở đây chỉ là ở mức độ chứ không

phải trong bản chất. Trên không gian mạng, người ta có thể không gần gũi với nhau hoàn toàn, nhưng

người ta lại gặp gỡ nhau ở một trọng điểm: sở thích và sự quan tâm chung. Mọi sự tương tác đều xoay

quanh cái trục sở thích và quan tâm ấy.

Một kiểu tương tác như vậy chính là một trong những yếu tính của xã hội dân sự, một “không gian thứ

ba” (giữa thương mại và chính trị, quyền lợi và quyền lực), nơi người ta tự nguyện đến với nhau, hình

thành nên một cộng đồng, với những phạm vi khác nhau, cùng theo đuổi một mục tiêu chung nào đó.

Khi tương tác như vậy, người ta dần dần tập luyện thói quen chia sẻ, tranh luận, đàm phán và ở mức độ

nào đó, sự thỏa hiệp với người khác: Tất cả cũng đều là những yếu tố căn bản của xã hội dân sự.

Trong cách nhìn như thế, internet vừa là môi trường để hình thành, hơn nữa, thực hành xã hội dân sự

vừa là nơi tập huấn để chuẩn bị cho một xã hội dân sự trong tương lai. Dĩ nhiên, trong không gian ảo,

hình thức xã hội dân sự châu tuần chung quanh facebook, blog hay internet nói chung vẫn chưa hoàn

hảo. Ở đó, người ta có quyền tham gia nhưng lại không có quyền quyết định bất cứ điều gì cả. Thiếu

quyền quyết định mọi sự tham gia đều nửa vời: người ta vẫn là những kẻ ở ngoài.

Tư cách những kẻ ngoại cuộc ấy không hoàn toàn bất lợi: Nó tách người ta ra khỏi chính mạch và chính

thống, ở đó, mọi phát biểu đều có tính phê phán, và kết quả cuối cùng là nó hình thành một thứ đối-tự

sự (counternarrative), tức một hoặc những câu chuyện khác về cái xã hội người ta đang sống.

Khái niệm đối-tự sự còn khá mới trong học thuật. Trước hết, xin nói về chữ “tự sự” (narrative). Trên báo

chí Việt Nam, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một số người dùng chữ “tự sự” như tự kể, tự nói về mình. Không

phải. Tự sự chỉ là câu chuyện (story) bao gồm nhiều sự kiện hay biến cố được kết hợp với nhau theo

trật tự tuyến tính. Định nghĩa ấy đã có từ lâu, đặc biệt trong văn học và lý thuyết văn học. Điều mới là: từ

mấy chục năm nay, giới nghiên cứu càng ngày càng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của tự sự trong đời

sống xã hội, văn hóa và chính trị của loài người. Một trong những hình thức giao tiếp hàng ngày của

chúng ta là tự sự: kể chuyện. Bản sắc của chúng ta, từ bản sắc cá nhân đến bản sắc cộng đồng và bản

sắc dân tộc, cũng là một hình thức tự sự: Đó là những câu chuyện người ta tạo dựng về mình cũng như

về tập thể của mình. Nền tảng của mọi cuộc vận động chính trị cũng là tự sự: qua những câu chuyện về

độc lập, tự do, bình đẳng hay phát triển, chẳng hạn, người ta vẽ nên hình ảnh của tương lai để kích thích

trí tưởng tượng tập thể (collective imagination) và thu hút sự chú ý cũng như sự ủng hộ của quần chúng.

Chính quyền nào, từ độc tài đến dân chủ, cũng đều cố tìm mọi cách để xây dựng nên những tự sự cho

mình như thế. Sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài là: dưới chế độ dân chủ, các tự sự ấy vừa hợp lý

vừa khả thi; dưới chế độ độc tài, chúng chỉ là những sự dối trá và chỉ nhằm mục đích duy nhất là lừa bịp.

Đối diện với những sự dối trá và lừa bịp ấy, sự hiện diện của các đối-tự sự là điều vô cùng cần thiết:

Chúng kể những câu chuyện khác, vạch trần ra những sự thật khác và hướng trí tưởng tượng tập thể

của dân chúng vào những vấn đề khác.

Để cho dễ hiểu, cứ thử đọc các trang báo “lề phải” rồi đọc sang các trang báo “lề trái” thì rõ: Chúng ta

sẽ thấy những câu chuyện khác hẳn nhau: Một bên là những câu chuyện nhảm nhí dùng để che giấu

những câu chuyện thật đang làm ruỗng nát xã hội và một bên là những câu chuyện khiến người ta phải lo

lắng, phẫn nộ, nhức nhối, dằn vặt.

Mâu thuẫn chính ở Việt Nam hiện nay, nghĩ cho cùng, chính là mâu thuẫn giữa hai loại tự sự ấy. Vai trò

của một xã hội dân sự trên mạng chủ yếu là để mọi người tham gia, thảo luận và biến cái đối-tự sự ấy

thành một thứ đối-quyền lực (counterpower) trên trận địa ý tưởng.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.260 giây.