logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 25/09/2013 lúc 05:36:28(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Trong hồi ức của mỗi người ắt hẳn phải chứa đựng rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ! Những sự vui, buồn dù là một cảm giác nhẹ nhàng, vẫn có thể ghi sâu đậm trong hồi ức vì sự thoáng qua ấy không bao giờ sẽ có dịp cảm nhận lại, nói chi là những sự kiện trở thành biến cố làm thay đổi vận mệnh đời mình, thay đổi vận mệnh cả một quốc-gia, dân-tộc, thì làm sao có thể quên đi được!

Hồi tôi còn nhỏ, tôi sống trong một cư xá bình dân. Lúc ấy, tôi mới bắt đầu vào trường tiểu học.

Một ngày nọ, tôi đi bộ về nhà sau buổi học thì gặp anh hàng xóm đang đạp xe chạy ngược chiều, tôi chưa kịp chào thì anh dừng xe lại hỏi tôi:-Đầu đường họ đang biểu-tình lớn lắm, muốn coi thì leo lên xe anh chở ra coi.Tôi không hiểu “biểu-tình” nghĩa là gì nhưng cũng hăm hở trèo lên yên sau, ôm dùm cặp sách của anh và anh thì gò lưng đạp chở tôi ra phố chợ.

Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được cái cảm giác hoang mang xen lẫn kích động mặc dầu tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra lúc đó! Những âm thanh ồn ào và người ta chen lấn, xô đẩy nhau một cách hỗn loạn về phía trước nơi mà anh ấy muốn chở tôi đến, những dòng xe cộ bị kẹt ngay từ chợ Vườn-Chuối. Anh đành bảo tôi xuống xe và hai anh em dắt xe đạp len lỏi trên lề đường, nhưng qua đến đường rầy xe lửa thì không đi tới được nữa. Tôi bị người ta chạy va vào người khiến tôi té xấp trầy cả đầu gối rướm máu, điều này khiến anh lo lắng và quyết định bỏ cuộc, đưa tôi về nhà.

Chúng tôi về đến nhà, bộ dạng chắc trông rất thảm thương lem luốc. Bố mẹ anh ấy đã ngồi chờ sẵn trong phòng khách cùng với bố mẹ tôi với một vẻ mặt căng thẳng và tràn đầy giận dữ! Sau đó anh bị lôi về nhà, để rồi không thoát khỏi một trận đòn đau mặc dầu anh đã đậu đệ-thất trường Trương Vĩnh Ký và là con trai một trong gia đình!

Hôm đó là ngày 11 tháng 6 năm 1963, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyêt xảy ra một sự kiện “long trời lở đất” : Phật giáo xuống đường biểu tình, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. “Cuộc tự thiêu của ông đã là một ngọn lửa thiêng un đúc tinh thần yêu tự do hòa bình dân tộc và bình đẳng tôn giáo”!

Đó là kỷ niệm sâu đậm nhất trong hồi ức của tôi về những ngày thơ ấu.Từ đó đến nay, cuộc đời tôi đã thay đổi và biến hóa khôn lường giống như cuộc đời của hàng triệu người dân miền Nam “nổi trôi theo vận nước”…Những người đồng trang lứa như chúng tôi, được may mắn vượt thoát và sống sót trong hàng ngàn chiếc ghe vượt biên và cuối cùng được định cư tại những quốc gia tự do tiếp nhận và giúp đỡ chúng tôi xây dựng đời sống mới.Và cũng từ đó đến nay, trải qua đã mấy mươi năm, thời gian sống trên xứ người đã dài hơn thời gian sống trên quê cha, đất tổ. Chúng tôi trở thành thế hệ trẻ đầu tiên của những người Việt Nam tị nạn cộng-sản. Cuộc sống luôn luôn bận rộn để xây dựng sự nghiệp và xây dựng gia đình, không chừng bây giờ trong thế hệ của chúng tôi đã có người sớm trở thành ông bà nội, ngoại.
Có đôi lúc tôi thường để hồn lắng đọng hồi tưởng lại những kỷ niệm xa xưa, thì sự hỗn loạn của ngày “biểu tình” hôm ấy lại hiện về trong tâm trí. Tôi tự nhủ sẽ tìm hiểu thêm khi có dịp. Nhưng thật ra trong mấy mươi năm nay, tôi chưa từng muốn bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu cặn kẽ. Nguyên nhân của sự lần lữa này, có lẽ vì tài liệu lủng củng, thiếu xót hay khô khan, hoặc cũng có lẽ vì chuyện đã qua lâu rồi, người cũng đã chết mục xương, đất nước cũng đã thay tên, đổi chủ!
Tình cờ tôi gặp lại anh hàng xóm ngày xưa, trong một hội chợ xuân do cộng đồng người Việt tổ chức. Quá đỗi vui mừng, chúng tôi hàn huyên, thăm hỏi nhau từng chuyện một. Nhắc lại ngày Phật giáo xuống đường và hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963, anh nói bố anh chưa bao giờ giận đến nỗi muốn đánh anh, nhưng hôm ấy ông còn muốn để thẹo lại cho anh nhớ đời nữa.

Tôi tròn mắt hỏi tại sao thì anh bảo rằng:-Ông trách anh 2 tội: Thứ nhất, thân mình còn lo chưa xong lại còn dám dẫn theo một đứa bé đi vào chỗ hỗn loạn. Thứ hai, những kẻ không giữ gìn cương thường, đạo lý làm rối loạn kỷ cương không có gì đáng để xem cả.

Những đứa trẻ của thời xa xưa bị hoang mang và kích động, trước những cuộc biểu tình mang tính chất bạo hành của giới tu sĩ nhân danh bảo vệ Phật giáo đã làm cho chính quyền Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng- Hòa bị sụp đổ – ngày nay đã trưởng thành chín chắn qua bao kinh nghiệm đau thương của thời cuộc, đã nghiệm ra một cách rõ ràng trên vết sẹo mà cha chú của chúng tôi muốn để lại trên người chúng tôi phải nhớ đến chết không quên! 50 năm trôi qua, biến cố của năm 1963 lại được bọn Việt gian cộng sản (VGCS) long trọng tổ chức lễ tưởng niệm và vinh danh cố hòa thượng Thích Quảng Đức trong nước, thì hàng loạt chùa chiền trực thuộc Giáo-Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-nhất (GHPGVNTN) cũng rập theo khuôn mẫu tưởng niệm Pháp nạn 1963 này trên khắp thế-giới.

Nhờ dịp này chúng tôi mới được dịp nhìn rõ lại dung nhan của các vị lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang, Viện Hóa Đạo một thời tạo sóng gió làm điêu đứng chính trường miền Nam VN của chính thể VNCH.

Và cũng nhân dịp này, thế hệ chúng tôi mới dốc lòng cùng nhau ôn cố, tri tân để cùng ngậm ngùi trước cảnh :” Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả các nhân chứng, cá nhân hay hội-đoàn đã lên tiếng phân tích, dẫn chứng bằng bài viết hay phim ảnh về đoạn lịch sử đầy ẩn khuất của nền Đệ-nhất VNCH.

Dù các ý kiến của quý vị hổ tương hay phản bác trước sự kiện Phật giáo bạo động 1963 và sự tự thiêu của cố hòa-thượng Thích Quảng Đức dẫn đến cái chết thê lương của hai anh em cố tổng-thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, đều giúp cho chúng tôi có một tầm nhìn bao quát và khách quan về một biến cố trọng đại ảnh huởng vận mệnh của cả dân tộc VN cho đến vài thập niên sau này.”Quốc gia hưng vong – Thất phu hữu trách”.

Là thế hệ được sinh ra trong thời kỳ an bình, cực thịnh nhất của miền Nam VN dưới thể chế VNCH do cố tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập và xây dựng, thôi thúc chúng tôi phải nói lên ý kiến của mình đối với sự kiện lịch sử trọng đại 1963.

Chúng tôi mong sự trình bày ý kiến này sẽ góp được một phần nhỏ trong việc giải trừ những mâu thuẫn đã làm mất tình đoàn kết dân-tộc giữa người Quốc-gia từ bấy lâu nay.

Đối với cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm, chúng tôi vô cùng thương tiếc trước cái chết oan khuất của người. Cuộc đời hoạt động xây dựng và bảo vệ miền Nam VN, từ một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, đến một tương lai sán lạn. Một miền Nam tự do được gần 50 quốc gia trên thế giới công nhận, được ổn định và phát triển nhanh chóng chỉ trong vòng 2 năm trời (1954-1956) là nhờ nơi lòng quả cảm, kiên cường yêu nước, thương nòi của cố TT Ngô Đình Diệm.

Bản tính thanh liêm, chính trực trên cương vị lãnh đạo Quốc-gia của cố TT Ngô Đình Diệm đã mang lại danh dự và niềm hãnh diện cho dân Việt và đất nước Nam VN khi ông được mời đi công du va được tiếp đón long trọng theo hàng Quốc-khách tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1957) Trong suốt bề dày lịch sử cận đại của VN, trước và sau cố TT Ngô Đình Diệm chưa có người lãnh-tụ nào làm vẻ vang cho dân tộc Việt như thế!Tinh thần bất khuất, dũng cảm với chủ trương tự túc, tự cường dân tộc của cố TT Ngô Đình Diệm đã khiến ông bị vong thân nhưng lại là tấm gương sáng ngời cho hậu thế !

Đối với Đệ-nhất phu nhân Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân: Chúng tôi vô cùng cảm phục trước nghị lực phi thường “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” trong suốt cuộc đời truân chuyên, đơn độc của bà!So với vị Đệ-nhất phu nhân cùng hoàn cảnh của Hoa-Kỳ Jacqueline Kennedy thì bà Trần Lệ Xuân đã chứng tỏ sự vượt trội về tài năng, đức hạnh cũng như phẩm giá cao quí.

Xin bày tỏ lòng kính trọng của hậu sinh đến người phụ nữ Việt Nam tiết liệt này.Và sau cùng, chúng tôi có đôi lời xin kính gửi đến các vị đại-đức chư tăng của Giáo-hội Phật giáo Việt-Nam Thống-nhất: Trong suốt 50 năm, các vị đã không ngừng tuyên dương Pháp nạn của Phật giáo năm 1963 và sự hy sinh tự thiêu cao cả của Hòa-thượng Thích Quảng Đức vị pháp vong thân – đã khiến cho hàng Phật tử không ngừng phản bác lại với những ai cho rằng Hòa-thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu sống”. Sự tranh cãi này thật sự đã gây chia rẽ dân tộc, hận thù tôn giáo mà không mang được ấm no, hạnh phúc cho người dân trong cũng như ngoài nước.

Mặt khác, thử hỏi hàng Phật tử sẽ giao tiếp ra sao đối với gia-đình, anh em, họ hàng, bạn hữu có người tin Chúa? Các vị chỉ tranh cãi nhau vấn đề “TỰ THIÊU” hay “BỊ THIÊU”, nhưng các vị không nhận thức được cảm giác kinh hãi của những thế hệ sau, khi nhìn vào hình ảnh một vị tăng tưới xăng vào mình của một vị tăng khác và ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt giết chết một sinh mạng trước sự vô cảm, tàn ác của hàng trăm tu sĩ Phật giáo đứng ngồi xung quanh mà không có ai có một phản ứng tự nhiên theo nhân bản xông vào ngăn cản hay tiếp cứu!Kính thưa các vị tăng thống GHPGVNTN, chư Phật từ bi và Thiên Chúa bác ái chỉ gieo rắc tình thương và sự tha thứ chứ không dạy nuôi kết oán thù. “Thiên địa chí công, quỷ thần vô bất chánh”. Trước tình hình của GHPGVNTN ngày nay, phải chăng “Luật nhân-quả” tuần hoàn đã không vị tình ai?

Xin cẩn bút.

Houston, 9/24/2013

Lan Hoa

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.