logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 27/09/2013 lúc 10:40:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Mấy ngày qua đi đâu cũng nghe bà con bàn tán xôn xao về hai vụ "tự xử" liên quan đến người của đảng. Vụ thứ nhất là những công bộc đại diện cho giới "ăn đất". Vụ thứ hai là những tên "cướp đường có vũ trang". Cả hai đối tượng được đề cập trong bài viết này đều rất ăn tạp. Chả thế mà cuộc khảo sát xã hội học do Thanh tra Chính phủ chủ trì vào hồi cuối năm ngoái liệt kê hai ngành này thuộc những ngành “ăn tạp” nhất trong những ngành “ăn tạp” tại Việt Nam (*).


Vụ thứ nhất.

Một người dân ở Thái Bình xông thẳng vào cơ quan nhà nước nả đạn vào đầu những cán bộ chuyên trách về đất đai. Nhìn chung bà con bảo nếu "không có lửa thì làm sao có khói". Tôi cũng đồng ý với bà con về nhận định này. Đã có biết bao người nông dân uất nghẹn khi đất đai mình bị cướp trong khi chính quyền thì cứ dửng dưng. Theo tôi được biết thì, tùy theo cấp lãnh đạo địa phương nơi qui hoạch đất, họ sẽ được bố trí cho hưởng thụ những vị trí "màu mỡ"sau khi qui hoạch xong, vì vậy tiếng ai oán của người dân mất đất gắn liền với quyền lợi của các cấp lãnh đạo địa phương đó, do vậy đơn khiếu kiện đất đai của người dân gửi lên cấp lãnh đạo, khác nào đi tố cáo cả một hệ thống chính quyền địa phương đó. Vì lẽ đó mà đơn từ của người dân cứ bị đùn đẩy hết năm này qua năm khác là vậy.


Bọn cán bộ chuyện trách về đất đai, hầu hết chúng rất giàu có qua cách làm ăn "lại quả" của các bên trong khâu qui hoạch. Tôi chỉ nói cán bộ địa chính từ cấp phường, xã thôi chứ chưa nói tới cấp cao hơn, nhất là ở những tỉnh thành có dấu ấn của qui hoạch. Bạn cứ nhìn vào tên cán bộ địa chính gần nhất ở địa phương bạn là biết tôi nói đúng hay sai.


Kể từ khi tiếng súng hoa cải (chủ yếu "bắn vào pháp luật") của Đoàn Văn Vươn vang lên, ban đầu tưởng chừng như hệ thống luật pháp sẽ được chấn chỉnh bởi tiếng vang của nó không những trong nước mà vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, không chỉ có sức "công phá" chính quyền TP Hải Phòng mà còn "dư chấn" tới cả chính quyền trung ương. Và rồi mọi chuyện đâu lại vào đất, cứ như nước đổ lá khoai, cũng chẳng lay động được con tim của vị lãnh đạo nào, cũng không làm cho hệ thống luật pháp phải nhìn lại tuy có biết bao ý kiến mang đậm tính nhân bản trong đó có cả những tiếng nói của các vị lão thành cách mạng, những nhân sĩ trí thức, những nhà báo tâm huyết cả lề dân lẫn lề đảng. Vậy mà...


Anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn không thoát tội "giết người" (tuy thực tế chẳng chết thằng ma nào) bởi phiên tòa phúc thẩm tuyên với bản án đầy bất công.


Chưa dừng lại ở đó, kẻ ra lệnh tàn sát khu đất nhà ông Vươn - tác giả của "trận hiệp đồng tác chiến đẹp giữa chó và các “binh chủng” thủy quân lục chiến" - đại tá Đỗ Hữu Ca - mới đây đã được thủ tướng thăng cấp lên thiếu tướng. Như vậy còn phải nói thêm rằng, đó là "bàn thắng đẹp" của đại tá "K" và chính quyền Hải Phòng nữa mới xứng.


Liệu "bàn thắng đẹp" trong vụ án Đoàn Văn Vươn của chính quyền huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng có làm cho người nông dân nơi đây nói riêng và người dân Việt Nam nói chung tâm phục, khẩu phục không? Bản án có răn đe được người dân mất quyền lợi vì đất đai không?


Thực tế cho thấy không những bản án bất công đó không có tác dụng răn đe mà còn đè nén chất chứa lòng căm phẫn của người dân lên hệ thống luật pháp hiện hành và bộ máy cai trị từ trung ương xuống địa phương. Nét chấm phá cho bức tranh luật pháp xám xịt tiếp theo sau Đoàn Văn Vươn là tiếng súng (lần này không phải là hoa cải nữa mà là tiếng súng thật) của Đặng Ngọc Viết nả thẳng vào đầu những kẻ đại diện cho hệ thống luật pháp để cướp đất của dân nghèo. Vụ án này mới đúng là vụ án "giết người" thật sự, nhưng lần này thì tòa bó tay, không có cơ hội tuyên án cho hung thủ về tội "giết người" nữa. Tiếc thật!


Vụ thứ hai.

Cũng chuyện "tự xử", lần này chẳng liên quan gì đến quyền lợi của người dân mất đất mất đai mà là chuyện "xử lý nội bộ" của các anh vất vả đứng đường cả ngày lẫn đêm: Cảnh sát giao thông trạm Suối Tre - Long Khánh - Đồng Nai.


Trên trang BBC đưa tin:


Báo Thanh Niên trong bản tin sáng thứ Hai 23/9 viết "thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Phó trạm trưởng Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre, đang ngồi trong trụ sở thì đại úy Ngô Văn Vinh bước vào. Đột nhiên, khẩu súng ngắn trên tay đại úy Vinh phát nổ, đạn trúng thiếu tá Sơn khiến ông gục ngã xuống đất".


"Thượng úy Đoàn Thanh Phú ở gần đó chạy đến cũng bị trúng đạn gục tại chỗ. Tiếp đó, đại úy Vinh cũng bị đạn trúng vào bụng bất tỉnh."


Đọc xong trích đoạn này của báo Thanh Niên qua trang BBC, tôi cứ tưởng là súng của các đồng chí ấy bị cướp cò cả đám. Nhưng không, tôi lại đọc tiếp:


Thế nhưng các báo khác, trong đó có báo Công an Nhân dân của ngành công an, thì mô tả đây là một vụ cảnh sát giao thông bắn nhau do mâu thuẫn.


Báo Công an viết "đại úy Vinh được cho rằng đã dùng súng bắn thiếu tá Sơn hai phát, khiến nạn nhân gục xuống".


"Khi đồng đội nhảy vào can ngăn, Vinh bắn tiếp vào thượng úy Phú khiến anh bị thương nặng, trong quá trình đồng đội khống chế Vinh tránh nổ súng tiếp, khiến Vinh cũng bị thương khá nặng."


Được biết trước đó đại úy Vinh và thiếu tá Sơn cùng đi ăn uống tại một quán karaoke ở Thị xã Long Khánh.


Báo của ngành công an cũng cho rằng "mâu thuẫn giữa thiếu tá Sơn và đại úy Vinh đã xảy ra tại quán karaoke, khi về trụ sở tiếp tục va chạm, có thể đó là nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên".


Thế là đã rõ. Lần này thì các báo đảng đừng có mà lôi các thế lực thù địch vào đây nữa nhé. Không ai ngửi nổi đâu.


Trong cuộc sống ngày nay thì, hình ảnh các "đồng chí" CSGT hiện nguyên hình là một lũ cướp đường, cướp cạn, cướp càn, cướp có sự bảo kê của đảng, cướp có hệ thống, cướp mà còn được trang bị đầy đủ phương tiện như xe công, súng ống, súng bắn tốc độ... những thứ này sắm từ tiền thuế của dân rồi chúng sử dụng những phương tiện đó để đi móc túi nhân dân trên nọi ngả đường.


Nếu như phần trên tôi có đề cập về sự giàu có của giới cán bộ nhà đất trong bộ máy nhà nước, thì phần này nói đến lực lượng CSGT thì sự giàu có của đối tượng này không kém cạnh, nếu không nói là qua mặt. Là bởi lực lượng CSGT chúng có mặt trên các cung đường cả ngày lẫn đêm, mà một cung đường như QL 1 (đi qua Đồng Nai) thì biết bao vô số kể các loại xe lưu thông. Dân lái xe rất ngoan ngoãn, cứ nghe túyt còi (thậm chí chưa kịp tuýt), liền lật đật kẹp "cái gì đó" vào cuốn sổ, rồi lại lật đật phóng lên xe...


Sự giàu có của giới chức ngành CSGT còn được tiếp sức bởi những lần tăng mức phạt vi phạm giao thông qua các nghị định của chính phủ. CSGT sử dụng việc tăng mức phạt để làm định mức nhận mãi lộ một khi nhà xe kỳ kèo giá cả. Giới lái xe quá quen thuộc với những câu cửa miệng của CSGT, đại loại như: "mày biết quá tốc độ theo nghị định mới là bao nhiêu không?", "Quá tải như xe mày, mày biết nghị định mới mức phạt là bao nhiêu không?". Thế đấy, cứ mỗi lần có nghị định tăng mức phạt thì giới lái xe cũng như nhà xe đành kêu trời, còn bọn đứng đường thì cứ ung dung tăng thu nhập trong khi nghị định đưa ra áp dụng thì chẳng có làm cho tai nạn giao thông giảm bớt chút nào mà còn vô tình kéo giá vận tải tăng theo.


Còn chuyện bắn tốc độ thì ngoài những khúc cua che khuất, các anh cứ nhè ngay đoạn giao tiếp giữa đô thị và ngoại ô các anh bắn. Nếu chủ phương tiện có hỏi thì các anh trả lời tỉnh bơ: còn mấy trăm mét nữa mới hết khu đô thị!!! Bắn như vậy thì chỉ có... chim mới may ra còn né được. Thế là khổ chủ năn nỉ, tiền lại vô túi các anh. Điệp khúc ấy cứ lập đi lập lại hàng ngày.


Theo giới lái xe thì cũng có những tuyến đường tuy không thấy bóng dáng CSGT, mà nếu có thì cũng không chặn xe nhưng sự thực thì các chủ xe đã phải đi đêm với các "sếp giao thông thổ địa" và hàng tháng phải bỏ ra một khoản tiền theo ấn định để "mua đường". Với cách làm ăn "trong bóng tối" như thế này thì "an toàn" hơn là cách đứng đường của đám đàn em - dân lái xe cho biết.


Trở lại vụ xả súng “tự xử” nhau ở trạm Suối Tre - Long Khánh của ngành CSGT Đồng Nai. Đây rõ ràng là một bằng chứng cho thấy việc ăn hối lộ, chia chác không đều dẫn đến mâu thuẫn và bắn nhau, người dân có tiếc thương không khi chúng xử nhau sau khi ăn uống no say và vui thú ở một quán karaoke về.


Từ lâu, các phóng viên báo Tuổi trẻ đã có nhiều vụ điều tra CSGT Đồng Nai và đã có nhiều bằng chứng, nhưng cuối cùng chỉ có phóng viên báo TT đi tù còn lũ ăn hối lộ này vẫn không bị gì. Nhưng cuối cùng pháp luật không trừng trị được thì đã có quả báo!


Súng hoa cải nổ ở Cống Rộc (Tiên Lãng, Hải Phòng) chỉ để cảnh báo bọn cướp đất. Sau vụ này, đại tá Đỗ Hữu Ca được phong hàm thiếu tướng. Lời cảnh báo vô tác dụng!


Súng colt quay lại nổ vào đầu những cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình thì không còn là cảnh báo nữa, mà là trừng phạt. Nhưng dù sao hai vụ nổ trên cũng chỉ là của nạn nhân bị dồn đến chân tường buộc phải phản kháng thôi. Bây giờ thì chính đám côn đồ tự hạ sát nhau. Thế đấy, sự việc diễn tiến theo chiều tăng lên, từ súng hoa cải sang súng colt, bây giờ là súng quân dụng.


Đã đến lúc bây giờ người dân xem cái chết nhẹ như tơ hồng vì cuộc sống của họ quá cùng cực do bộ máy cai trị của đảng gây ra. Ngược lại bây giờ quan chức giàu có chúng lại rất sợ chết, sợ vì chết đi thì không còn được hưởng thụ của ngon vật lạ, được chơi gái gú, được cung phụng như một vị vua chúa... Do đó dân đen nay sẵn sàng đem cái chết để đổi sự công bằng. Một khi luật pháp không còn là cán cân công lý để làm kim chỉ nam cho xã hội, thì tự bộ máy chính quyền quản lý nó nhận lãnh một bản án tử hình rồi!


Người Buôn Thúng (Danlambao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.