logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 28/09/2013 lúc 06:39:04(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Người lính làm thơ Trạch Gầm
Sau tập thơ “Vụn Vặt” (ra mắt đồng hương vào năm 2007) và “Ráng Chịu” (ra mắt đồng hương vào năm 2009), của “người lính làm thơ” Trạch Gầm, trong năm 2013 này, tập thơ mới nhất của ông mang tên “Dấu Giày Chinh Chiến” sẽ ra mắt đồng hương tại Thư Viện Việt Nam (10872 Westminster Ave, góc đường Euclid và Westminster, trong khu chợ Người Việt) vào lúc 6 giờ chiều thứ Bảy, 12-10-2013.
Tác giả Trạch Gầm cho biết: “Kết hợp với giới thiệu tập thơ “Dấu Giày Chinh Chiến,” sẽ có “Chiều Thơ Nhạc” do nhóm thân hữu Trạch Gầm đảm nhiệm, với những thức ăn nhẹ do Thư Viện Việt Nam và nhóm thân hữu Phú Nhuận đảm trách.
[/img]
UserPostedImage
Hình bìa tập thơ “Dấu giày Chinh Chiến” của Trạch Gầm.
Chia sẻ về nghiệp cầm bút làm thơ, ông tâm sự: “Tôi chỉ là một người lính làm thơ thôi. Tập thơ “Vụn Vặt” của tôi ra đời rất tình cờ. Lần đó, tôi bệnh gần chết rồi. Những người bạn của tôi đã gom lại những bài thơ (vì tôi thường làm thơ tặng bạn bè) và in thành sách. Khi đó tôi nghĩ, những bài thơ tôi làm, chỉ là những bài thơ “vụn vặt” thôi. Nên tôi đặt tên là “Vụn Vặt.” Hai năm sau, bạn bè lại in tiếp cho tôi một tập thơ nữa, tôi lấy tên là “Ráng Chịu.” Tập thơ này nói lên cuộc đời của người lính, tất cả những chịu đựng trên chiến trường, cũng như trên cuộc đời. Còn tập thơ thứ ba này, cũng được bạn bè bỏ tiền ra in, tôi lấy tựa là “Dấu Giày Chinh Chiến,” bởi trong tập thơ này, nhắc lại rất nhiều hình ảnh sinh hoạt, đời sống của những người từng mang đôi giày lính trên khắp các chiến trường.”
Ông nói thêm: “Mỗi tập thơ của tôi ra mắt mọi người, không có mục đích gì đặc biệt, mà chỉ là tôi làm thơ để tặng cho những bạn bè của tôi, những người cùng thời với tôi, hay lớn hơn tôi, đã hy sinh đời sống, sinh mệnh của mình cho quê hương.”



Dấu Giày Chinh Chiến và nỗi lòng của một người lính Việt Nam Cộng Hòa
Đối với người viết, tập thơ “Dấu Giày Chinh Chiến” không chỉ giản dị như lời tâm sự của “người lính làm thơ” Trạch Gầm. Tập thơ ấy giống như những sợi tơ được rút ruột sau hơn nửa đời người bươn chải, tha hương rồi lại hành hương trong tâm thức, luôn đau nỗi đau của một người lính từng cầm súng bảo vệ quê hương, nhưng đành buông súng vì “bàn cờ chính trị” đã đổi thay. Chỉ còn biết “ngậm ngùi” nhìn về quê hương mỗi ngày thêm “tang thương,” đớn đau cho những “mảnh đời” Việt Nam với những bất hạnh chất chồng. Chiến tranh đã đi qua, nhưng mất mát thì vẫn còn đây, nỗi đau vẫn tiếp tục nối dài trong hiện tại, bởi biển đảo quê hương có nguy cơ lọt vào tay Trung cộng.
Một Trạch Gầm trầm lặng trong vẻ ngoài xù xì gai góc đó, qua những con chữ của ông, đã “sống” trong lòng người đọc và họ hiểu những lời ông muốn nói. Ông gửi vào tập thơ cả một nỗi niềm trĩu nặng. Thơ của ông dung chứa tất cả những trăn trở của một người lính, một đứa con lưu vong khỏi đất mẹ Việt Nam.
Những vần thơ của ông khi thì trúc trắc, lúc lại mượt mà. Ông viết như không viết gì mà lại viết về tất cả. Giọng thơ như lời tâm sự có lúc buồn bã, có lúc sôi nổi, có lúc hờn giận có lúc vui vẻ, có lúc thẳng thắn có lúc trầm tư, có khi nuối tiếc nhưng có khi lại nhen nhóm niềm tin, hi vọng.
Toàn bộ tập thơ “Dấu Giày Chinh Chiến” là những gì chân thật và gần gũi, là những hơi thở của cuộc sống đang từng ngày, từng giờ đổi thay, biến chuyển, nhưng cũng đầy những hoài niệm.
Những người bạn trong các bài thơ của tác giả giống như những mảnh ghép làm nên cuộc sống thời chiến và hậu chiến của ông. Ông làm thơ giống như đang tâm sự, đang trò chuyện với những người bạn đã bao năm gắn bó của mình: “Gót giày trận đạp lên đường mơ ước. Bước gian nan có lúc khóc lúc cười. Đã cầm súng... ai đợi ngày mất nước. Tỉnh hay say cũng gục giữa chơi vơi. Từng đốt tay gọi thầm tên mấy đứa. Đến cùng chia … chén rượu đắng thua đời.” (Trích Rượu đắng thua đời”). Và trong “Dấu Giày Chinh Chiến” cũng có những bài thơ với nhiều ý tình thật đẹp, sâu lắng, được ông tặng riêng cho người bạn đời Yên Ly, là người thường hát những bài thơ phổ nhạc và ngâm những bài thơ của ông rất thành công, bà cũng là một “nàng thơ” thủy chung, luôn đỡ đần ông trên chặng đường đời sau cùng này.
Một người từng có “Mười năm làm lính. Bao chiến trường loang vết máu hận thù” như ông, để rồi phải .”..Ta một ngày liệng súng. Như liệng mảnh hồn vào cõi thiên thu.”
“Người lính làm thơ” Trạch Gầm đã đi từ cuộc đời “người lính,” đến cuộc đời của một người Việt lưu vong, để nhận ra rằng cuộc chiến năm xưa đã lấy đi quá nhiều, nhưng còn xót xa hơn khi có người không hình dung ra sự mất mát đó: “Anh không xin Em vài giọt nước mắt. Để khóc cho đời chinh chiến bơ vơ. Anh chỉ xin Em một vài cảm nghĩ. Đất Mỹ tha phương vốn dĩ hững hờ. Em có thể gặp vài lời xin lỗi. Của một vị tướng Mỹ biết hồi tâm. Em có thể gặp một vài khuôn mặt. Phản bội bạn bè chẳng chút ăn năn. Tất cả qua rồi… chỉ là nỗi nhớ. Thăm lại Quê Hương Em gặp những gì. Những nét hào hao không trùm phủ được. Cảnh khốn cùng tệ hơn lúc loạn ly. Là người Việt em về thăm đất Việt. Em nghĩ sao khi thấy một lũ hèn. Lạy lục bọn Tàu, hại người yêu nước. Có bao giờ em khóc cho Quê Hương.” (Trích “Có Bao Giờ Em Khóc Cho Quê Hương”)
Mang trong mình tình yêu vô bờ đối với dân tộc, ông đang khóc cho những nét đẹp của quê hương đang ngày một tàn phai. Đọc những câu thơ của ông, ta thấy có gì đó nghèn nghẹn. Nghèn nghẹn khi “Là bộ đội của nhân dân, sao mày đi bảo vệ. Một lũ đầu trâu hút máu Đồng Bào. Một lũ đầu trâu hiến đất cho Tàu. Tác quái lộng hành giam người Yêu Nước. Tổ Quốc lâm nguy sờ sờ trước mắt. Non nước đang cần Bộ Đội Nhân Dân. Va... rất đang cần những thằng từng thề. Quyết tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh.” (Trích “Bộ Đội của Nhân Dân (?)”).
Phải chăng những điều mất mát, những đau đớn, xót xa đang làm nên những “khoảng rỗng vô cùng” trong ông? Chỉ biết rằng có một Trạch Gầm đang đau đáu một nỗi niềm tưởng chừng như vô vọng. Liệu có còn không niềm hi vọng “Đêm qua ta mơ thấy. Việt Nam quê hương ta. Triệu triệu người đứng dậy. Đập tan lũ gian ta . Đêm qua ta mơ thấy. “Bộ Đội của Nhân Dân.” Đã quay ngược nòng súng. Bắn kẻ thờ ngoại xâm. Đêm qua ta mơ thấy. Bọn cộng sản thành tro. Lòng nhân dân thức tỉnh. Mạnh như nước vỡ bờ. Tự Do và Hạnh Phúc. Trở về với Việt Nam.” (Trích “Đêm Qua Ta Mơ...”)
Trong tập thơ “Dấu giày chinh chiến,” có không ít những bài thơ ông viết, gắn với những sự kiện đấu tranh “nóng hổi” của người dân trong nước. Ông tâm sự: “Nền chính trị tại Việt Nam, với cách cai trị hiện nay khiến lòng dân muốn thay đổi ghê lắm. Tôi cũng mong Việt Nam thay đổi, để những người dân được sống sung sướng hơn, hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha là những sinh viên còn trẻ, dám đứng lên đấu tranh để Việt Nam thay đổi, mà lại bị kêu án tù, tôi có sự xúc động của mình, nên đã làm nên bài thơ “Soi sáng Sơn Hà” như một lời cám ơn đến hai cháu. Tôi cũng có nhiều bài thơ gắn với thời sự Việt Nam, như “Đồng Chiêm,” hay nói với những người “Bộ đội nhân dân,” “Hỏi thăm Huỳnh Tấn Mẫm“à Họ là những người trước đây trực diện với tôi, khi họ tham gia đảng cộng sản, đôi khi vì tấm lòng yêu nước, nhưng đường lối khác người lính VNCH. Khi họ phục vụ đất nước trong hoàn cảnh hiện tại, họ đã nhìn ra được lý tưởng đó hoàn toàn trái với ý nghĩ của họ, không như họ mong ước. Tôi cũng ước mong họ hãy thay đổi. Thay đổi để làm cho Việt Nam yên bình hơn, người dân sống ấm no hơn.”
Ông bảo: “Tôi từng là một người lính, cầm súng phục vụ cho đất nước, tôi mong rằng những người lính cộng sản khi nhìn thấy đường lối mà họ đang phục vụ không đúng, thì hãy quay lại. Nên mới có những bài thơ như vậy.”
Với “người lính làm thơ” Trạch Gầm, làm thơ là một hành động phục sinh đầy hứng khởi. Làm thơ như là đi tìm chính mình, đi tìm chút niềm vui giản dị trong đời sống vốn nhọc nhằn. Còn người đọc sẽ tìm thấy gì trong những trang thơ của ông? Có lẽ không có câu trả lời nào đầy đủ và chính xác hơn là chính quý vị hãy đọc nó!
Ông tha thiết mời gọi: “Tôi mong trong buổi giới thiệu tập thơ “Dấu giày chinh chiến” vào lúc 6 giờ chiều, Thứ Bảy, 12-10-2013 tại Thư Viện Việt Nam (Thành phố Garden Grove) sẽ có nhiều đồng hương đến dự với tôi, để tôi có cơ hội ký tặng tập thơ đến với mọi người. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thi sĩ, mà chỉ là một người lính làm thơ, nếu có được sự đồng cảm từ người đọc qua những trang thơ của tôi, thì đó là một an ủi quý báu vô cùng.”

Vài hàng về tác giả Trạch Gầm:
Ông tên thật là Nguyễn Đức Trạch. Sinh năm 1942 tại Sài Gòn. Cựu học sinh trường Võ Trường Toản. Khóa 21 Trường Bộ Binh. Nguyên là đại úy Biệt Động Quân. Sau tháng 4 năm 1975, đi tù cải tạo từ Nam ra Bắc. Đến Hoa Kỳ theo diện H.O.
Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.