logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/09/2013 lúc 08:53:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày 23/09/2013, một số nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước đã tập hợp lại trong phong trào

mang tên "Diễn Đàn Xã hội Dân Sự" và ra một "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị".

Sự ra đời của "Diễn đàn Xã hội Dân sự" là một hình thức phản biện công khai Nghị định 72 ngăn cấm

thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự.

Mục đích của diễn đàn này, theo Tuyên bố, là "trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi

thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa". Một trang mạng của diễn đàn sẽ

được thành lập để nhưng người cùng chia sẻ mục đích gửi bài vở, ý kiến tham gia tranh luận nhằm nâng

cao kiến thức.

Đây không phải là lần đầu tiên một diễn đàn xã hội dân sự được ra đời. Ngay từ sau khi chính quyền

cộng sản được thiết đặt tại miền Bắc năm 1954 và tại miền Nam năm 1975, nhiều diễn đàn xã hội dân

sự đã được thành lập và bị chính quyền cộng sản dập tắt trong bạo lực. Ngày nay không ai quên những

đóng góp của hai tập san Nhân Văn và Giai Phẩm trong giai đoạn 1955-1958 tại miền Bắc trong phong

trào đòi tự do dân chủ của những văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc. Tại miền Nam, do không bị luật pháp

cấm đoán, những diễn đàn xã hội dân sự được tự do phát triển, cụ thể là báo chí và các đài truyền thanh

tư nhân.

Sau tháng 4/1975, tất cả những diễn đàn xã hội dân sự tư nhân tại miền Nam đều bị cấm hoạt động và

bị quốc hữu hóa. Mặc dù vậy, một số cá nhân và tổ chức vẫn tiếp tục phát hành dưới hình thức "chui"

(lén lút) như tuần san Toàn Dân Vùng Dậy (1977-1979) của Mặt trận Dân tộc Tiến bộ do bác sĩ Nguyễn

Đan Quế chủ xướng, tập san Diễn đàn Tự do (1989-1990), nhưng tất cả những người chủ xướng và

hợp tác đều bị bắt giam sau một thời gian phát hành. Những bài viết trong những tập san này, tuy không

phải là những diễn đàn xã hội dân sự bởi vì xã hội dân sự phải được hiểu là những kết hợp công khai

độc lập với chính quyền của những người dân nhưng cũng có tác dụng thay thế tiếng nói của xã hội dân

sự. Chúng chỉ được in trên giấy và chỉ được phổ biến một cách giới hạn trong vòng đai quen biết.

Nhưng từ sau khi kỹ thuật mạng internet phát triển mạnh mẽ từ sau thập niên 1990, sự xuất hiện của

những diễn đàn xã hội dân sự ngày càng đông đảo và tiếp cận đến mọi người, cả trong lẫn ngoài nước.

Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của những diễn đàn xã hội dân sự là rất hữu ích, vì qua đó người ta

có thể đoán trước tương lai của xã hội Việt Nam như thế nào. Trước khi đi sâu vào chi tiết, trước hết

phải hiểu thế nào là xã hội dân sự và sau đó là ảnh hưởng của những diễn đàn xã hội dân sự đối với

người Việt Nam.

Sự cần thiết của xã hội dân sự Xã hội dân sự là toàn thể những kết hợp công dân ngoài chính quyền

như giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện, nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp. Nói

chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập để cùng theo đuổi một số mục đích xã

hội dân sự vì lợi ích của những người cùng chia sẻ mục đích chung đó. Tại Việt Nam, những kết hợp

mang tên xã hội dân sự, như các công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thnh niên, hội nhà văn, v.v. đều đặt dưới

quyền quản lý của Mặt Trận Tổ Quốc nên không thể được coi là những xã hội dân sự, vì Mặt Trận Tổ

Quốc chỉ là một công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam và hoạt động của Mặt trận được ghi trong Điều 9

của Hiến pháp.

Cũng nên biết ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là

những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi

dây liên lạc đan xen đó tạo sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự đó

là những cái nôi phát sinh ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới

được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng

tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Tại những quốc gia phát triển phương Tây, xã hội dân sự còn được

giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém

và thiếu may mắn.
Như mọi tổ chức, những kết hợp dân sự đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức

mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, nghĩa là có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập

với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Trên bình diện quốc gia, sức mạnh của xã hội dân sự cũng

từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh

hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và

không thể có tham vọng chính trị. Tranh giành quyền lực chính trị thuộc về những đảng phái chính trị.

Những tổ chức xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của công dân và đồng thời cũng bảo đảm tự do,

dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Những chế độ độc tài bạo ngược đều

nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để

khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người

dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là

sự thờ ơ và bất lực của quần chúng. Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành

tố áp đảo và nền tảng của quốc gia, vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày

càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội.

Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Việt Nam, cũng như nhiều dân tộc không may khác, đã thua kém bởi vì chúng ta không có được những

nhà nước như thế. Ngược lại, ở mỗi giai đoạn, dân tộc Việt Nam chỉ có những nhà nước của riêng một

tập đoàn cầm quyền thay vì của mọi người. Những nhà nước đó có quyền lợi của riêng mình và chỉ biết

quyền lợi của riêng mình cho nên chỉ có ưu tư giữ lấy quyền lực của mình bằng mọi giá ngay cả nếu

phải gây những thiệt thòi lớn cho dân tộc. Đó là những nhà nước khống chế coi dân chúng là đối tượng

để kiểm soát và sử dụng thay vì là những đối tượng để bảo vệ và phục vụ.

Với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông và truyền thông, đồng thời với những trao đổi dồn dập

và sự bành trướng của những tư tưởng mới, những yếu tố cấu tạo truyền thống của tinh thần quốc gia

dân tộc và những lý do ràng buộc con người với đất nước cũng đã thay đổi. Người dân chỉ ràng buộc

với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi

đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của

mình.

Ngày nay, một quốc gia chỉ có thể tồn tại nếu được quan niệm không phải như một chủng tộc hay một

quá khứ mà như một không gian liên đới giữa những con người hiểu nhau, quí trọng nhau và hợp tác với

nhau để xây dựng và chia sẻ một tương lai chung. Quốc gia như thế chủ yếu là xã hội dân sự với ký ức

của nó, với những vấn đề phải giải quyết của nó và với những dự định tương lai của nó. Nhà nước ở

trong và ở dưới quốc gia với sứ mạng bảo vệ quốc gia cho nên nhà nước có vai trò phục vụ chứ không

khống chế xã hội dân sự. Một đất nước như thế phải là của mọi người chứ không phải là của riêng của

một thế lực hay đảng phái nào.

Trước những vấn đề lớn đó, các diễn đàn xã hội dân sự có chức năng đào sâu, giải thích và trao đổi

rộng rãi những vấn đề cốt lõi và nhạy cảm của đất nước hiện nay, như bảo vệ chủ quyền, sửa đổi hiến

pháp, xóa bỏ bất công, tố cáo tham nhũng, chống ô nhiễm xây dựng dân chủ, phát huy các quyền tự do

cơ bản của con người… mà các cơ quan truyền thông do nhà nước nắm giữ không dám đăng tải.
Những hình thức của diễn đàn xã hội dân sựMột sự kiện khó phủ nhận là sự mở rộng của các diễn đàn

xã hội dân sự chủ yếu nhờ vào sự phát triển của mạng truyền thông tin học internet. Tại Việt Nam, với sự

bùng nổ của các trang mạng xã hội miễn phí từ đầu thập niên 2000 đến nay, đặc biệt là các trang

Facebook, Twitter, Youtube, Paltalk, Skype, Google, Yahoo… những diễn đàn xã hội dân sự cá nhân

(blogger) và tập thể (báo điện tử) gia tăng một cách chóng mặt.

Trước sự phát triển này, có cáo buộc chính quyền cộng sản Việt Nam đã thành lập những đội quân tin

tặc chuyên đánh phá nhằm vô hiệu hóa khả năng thông tin của những trang mạng mang tính chính trị,

như cướp tên miền của những trang thông tin chính trị ở hải ngoại của những cá nhân (ykien.net tại Bỉ),

tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (thongluan.org tại Pháp), cơ quan truyền thông (danchimviet tại

Tiệp, talawas, đối thoại, cánh én tại Đức, ngườiviet tại Hoa Kỳ, boxit.wordprerss.com, danlentieng.net tại

Việt Nam)… Nhưng liền sau đó những trang mạng mới được thành lập dưới nhiều hình thức khác (blog

hay website) để tiếp tục sứ mệnh diễn đàn truyền thông của xã hội dân sự. Mặc dù vậy, những đội quân

tin tặc vẫn tiếp tục đánh phá những trang mạng diễn đàn xã hội dân sự bằng cách phong tỏa cổng vào

như tường lửa (firewall) buộc người tìm đọc phải lèo lách qua nhiều proxy khác để truy cập.

Làm một thống kê về số lượng diễn đàn xã hội dân sự của người Việt Nam rất khó vì quá nhiều và thay

đổi thường xuyên. Mặc dầu vậy, một số diễn đàn xã hội dân sự lớn đã có quá trình xuất hiện từ lâu và

vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Công lao đóng góp của những trang mạng này đã làm phong phú và

nâng cao trình độ nhận thức và lý luận chính trị của người Việt Nam.

Ngoài những diễn đàn xã hội dân sự mang tính tôn giáo, văn hóa, kỹ thuật, bói toán, tư vấn… người ta

thấy trong nước có những diễn đàn có tên tuổi như :
Bauxite Việt Nam, khởi xướng bởi giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo dục Phạm Toàn, giáo sư Nguyễn

Thế Hùng, được thành lập từ năm 2007. Cổng vào trang mạng này bị đánh sập năm 2011 và chỉ có hai

địa chỉ hoạt động chính thức : boxitvn.net và boxitvn.blogspot.com. Số lượng người truy cập mỗi ngày

khá lớn. Gần đây giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị chính quyền cộng sản theo dõi nên sự quản lý của trang

mạng này được chuyển ra nước ngoài.

Ba Sàm, "cơ quan thông luận của thông tấn xã vỉa hè", là một diễn đàn mở với châm ngôn "phá vòng nô

lệ" (của chính mình, cuờng quyền và ngoại bang) do J.M. Nguyễn Hữu Vinh thực hiện. Bị tin tặc tấn

công, những trang anhbasam.wordpress.com và anhbasam04.wordpress.com phải đóng cửa, địa chỉ

liên lạc mới là : basam.info. Trang diễn đàn này thường đăng những bài của những cây viết có tên tuổi

trong nước được các cơ quan truyền thông Việt ngữ khác đăng lại.

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là một diễn đàn được thành lập từ ngày 19/09/2007 bởi hai nhà báo tự do

Hoàng Hải, chủ nhiệm danh dự là nhà báo tự do Xuân Lập. Câu lạc bộ được sự đóng góp bài vở

thường xuyên của một số nhà báo độc lập (blogger) nổi tiếng như Nguyễn Tuờng Thụy, Nguyễn Lân.

Hiện nay trang caulacbonhabaotudo.wordpress.com có 4 blog chính : Blog câu lạc bộ Nhà báo tự do

Blog Khoa học pháp lý, Blog Văn học nghệ thuật và Blog Du lịch văn hóa.

Dân làm Báo quan niệm mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin, do đó diễn đàn mở rộng cho tất cả mọi

người. Hiện nay không rõ ai là người chủ xướng diễn đàn này, nhưng mọi thư từ, bài vở hoặc thắc mắc

có thể gởi về địa chỉ Lienlacdanlambao@gmail.com. Người truy cập cũng có thể kết nối với Danlambao

qua Facebook ở link : https://www. facebook.com/danlambaovn hoặc :

https://www.facebook.com/danlambao. Nội dung những bài vỡ trên diễn đàn này có chất luợng lý luận

cao và nhận xét sát với thực tế trong nước.

Dân luận là một diễn đàn mở do kỹ sư Nguyễn Công Huân (tqvn2004) thành lập. Ông cũng là người chủ

xướng diễn đàn x-café để mọi người không phân biệt ý thức hệ có thể nói lên chính kiến của mình.

Người truy cập có thể kết nối với http://danluan.org, với các blog dự phòng trong trường hợp không vào

được trang web chính: danluan.wordpress.com, danluanvietnam.wordpress.com,

facebook.com/danluanvn, danluanvn.blogspot.com/.

Khối 8406 (http://khoi8406vn.blogspot.com/), được thành lập ngày 08/04/2006, chủ trương thiết lập các

quyền tự do căn bản của người dân, trong đó có quyền tự do thông tin ngôn luận, tự do lập hội, tự do

công đoàn và tự do tôn giáo. Cơ quan truyền thông là bán nguyệt san Tự do Ngôn luận. Lúc khởi đầu tờ

báo này thu hút rất nhiều người đọc nhưng về sau nội dung tờ báo chi dăng những tuyến bố và hô hào,

hay lên tiếng tố cáo những người trong tổ chức 8406 bị bách hại, chứ không đưa ra những ý kiến nào

mới về xây đất nước hay thay đổi chế độ đương quyền nên số người đọc thưa dần.

Quan Làm Báo (http://quanlambao-vn.com/index.php), với chủ trương chống tham nhũng và một nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đăng tải nhiều thông tin tổng hợp cả trong ngoài nước, do đó rất được

người đọc trong nước truy cập - các tầng lớp cán bộ và nhân dân - để nhìn thấy rõ sự thật hành động

hàng ngày của chế độ cộng sản. Quan Làm Báo, do một người tên Đàm Đức Độ chủ xướng, là trang

mạng được người đọc cả trong và ngoài nước tham khảo mạnh vào thời gian mới khai trương, nhưng từ

đầu năm 2013 này số độc giả giảm đáng kể, có lẽ do ít tin tức hay bình luận thuộc loại "nhạy cảm".

Quê Choa là trang mạng do nhà văn Nguyễn Quang Lập, bí danh Bọ Lập, thành lập năm 2008 được rất

đông người tìm đọc. Theo báo An Ninh Thủ Đô, trang mạng Quê Choa trong 6 tháng đầu năm 2008 đã

có hơn nửa triệu người truy cập. Quê Choa là tên chiếu rượu QUÊ CHOA, một phương ngữ chỉ về quê

hương của người sáng lập ở tỉnh Quảng Bình. Ngày 30 tháng 5 2013, blog của Nguyễn Quang Lập

(quechoa.vn) bị xóa tên trên Server, sau khi ông từ chối lời yêu cầu ban quản lý tên miền .vn, gỡ bỏ một

số bài nhạy cảm và xấu đối với chế độ, với các quan chức của chế độ cộng sản Việt Nam. Bây giờ phải

vào trang mạng quechoa.info để truy cập.

Thông Tấn Xã Vàng Anh (http://ttxva.org) là trang mạng do một số nhà báo tư thành lập nhằm phổ biến

tin tức trong những lãnh vực liên quan đến người Việt trong và ngoài nước về xã hội, giáo dục, văn hóa,

đặc biệt là số phận nghiệt ngã của những nạn nhân trong những dịch vụ buôn bán người. Do thiếu

phóng viên tại chỗ, TTXVA thường sử dụng lại những tin do các báo đài khác đăng tải để phổ biến lại,

đôi khi có nhiều sai sót. Hiện nay trong này đang bị đánh phá nên rất khó truy cập.

Vietnamese Redemptorists' News - VRNs (http://www.vrnews.org/) là trang mạng Truyền thông của

dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Trang này chuyên cung cấp các tin tức về Giáo hội Công giáo trong

nước và thế giới, đồng thời cũng phản ánh những bất công xã hội đang diễn ra ở Việt Nam. VRNs là cầu

nối cho giới trẻ và những người tìm kiếm lẽ sống khác ngoài tôn giáo, nghĩa là một xh tự do và dân chủ.
Bên cạnh những trang mạng được dư luận trong nước biết đến là những blog cá nhân. Hiện nay nhiều

blog phải ngừng hoạt động vì người chủ xuớng bị bắt như : Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất,

Anh Ba Sài Gòn, Hải Đảo, Song Chi… Nhiều blog khác đang trong tình trạng trì trệ vì những người chủ

trương đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam theo dõi sát như blog của nhà báo Phạm Chí Dũng,

Châu Xuân Nguyên.

Mặc dù vậy, một vài trang blog cá nhân vẫn tiếp tục thu hút đông đảo người đọc, như Blog của nhà báo

Huỳnh Ngọc Chênh (http://huynhngocchenh.blogspot.fr/) với hơn 6,5 triệu người đọc. Blog Tếu của

Nguyễn Xuân Diện (http://xuandienhannom.blogspot.fr/) cho đến nay có gần 25 triệu người vào xem.

Một sự kiện khiến nhiều người ngạc nhiên là trang mạng của những tổ chức chính trị cổ điển hay vừa ra

đời không được giới trẻ trong nước truy cập hay quan tâm. Bù lại trang Mạng lưới Blogger

(tuyenbo258.blogspot.com), do một nhóm thanh niên thành lập, đã có những sáng kiến táo bạo như trao

Tuyến bố 258 đến những chính phủ dân chủ phương Tây và cơ quan Liên Hiệp Quốc để thông tin tệ

nạn kiểm soát thông tin và đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước. Trang Mạng lưới

Blogger Việt Nam có sáng kiến kêu gọi xuống đường trên mạng để thể hiện tiếng nói trách nhiệm của

người dân với xã hội và đất nước.

Một sự kiện đáng chú ý khác là trang mạng Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam 2013, được thành lập từ năm

2008 do hai sinh viên Hoàng Chiến Công và Vũ Thị Lan Hương điều khiển, dưới sự bảo trợ của Đại sứ

quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, được rất đông đảo học sinh, sinh viên và giới trẻ vào xem. Lứa tuổi trung bình

của những người truy cập từ 16 đến 22 tuổi. Đặc biệt, Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam 2013 là một chương

trình xây dựng mạng lưới các nhà hoạt động xã hội trẻ, có kiến thức, kỹ năng và nhận thức sâu sắc về

sức mạnh của thanh niên, đồng thời có động lực và lòng quyết tâm vững vàng trên con đường khởi đầu

những đổi thay của cộng đồng bằng chính những chương trình, kế hoạch, dự án thực tế của họ. Diễn

đàn thể hiện dưới một hoạt động kéo dài 4-5 ngày, đuợc tổ chức hàng năm, với sự góp mặt của giới trẻ

tiêu biểu và những khách mời uy tín. Đây là một “lớp học phi truyền thống” cho giới trẻ, khuyến khích

thảo luận, chia sẻ, kết nối và học hỏi cũng như đưa ra các ý tưởng, giải pháp cho các vấn đề hiện tại của

xã hội trên nhiều mặt khác nhau (văn hóa, kinh tế, môi trường, giáo dục, v.v.) nhưng không đề cập tới

các vấn đề mang tính chính trị, an ninh, quốc phòng.

Trước sự nổ bùng của các trang mạng Facebook và Twitter, không còn ai biết có bao nhiêu trang mạng

diễn đàn xã hội dân sự đang hoạt động trong nước và không biết sẽ có bao nhiêu trang khác sẽ xuất

hiện trên mạng trong những ngày sắp tới.

Mục đích của Nghị quyết 72/2013 nhằm kiểm soát sự truyền tải thông tin của những cá nhân đã gần như

bất lực trước sự ra đời của các trang Facebook. Tiến trình phát triển của những diễn đàn xã hội dân sự

là không thể đảo ngược, cố gắng ngăn chặn chỉ là "dã tràng xe cát Biển Đông", vô ích
Nguyễn Văn Huy gửi đến BBC từ Paris, Pháp
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.440 giây.