logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/10/2013 lúc 05:51:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là tác giả lâu năm của Đàn Chim Việt. Chị đã gửi bài tới cho chúng tôi trước khi công luận biết tới danh tính thật của chị, trước khi bộ máy đàn áp biết chị là ai. Sau nhiều năm hợp tác thầm lặng với nhiều bút danh, chị mới công khai danh tính. Chị đã 2 lần bị tù, nhiều lần bị khủng bố tinh thần, bị đánh đập, cuối cùng chị được xuất ngoại và hiện sống ở Mỹ.

Ân tình thì nhiều, nhưng lại eo hẹp về những điều kiện khác, nên Đàn Chim Việt không thể đứng ra xuất bản sách cho chị, nhưng chúng tôi xin ủng hộ về mặt tinh thần với hy vọng sách của chị sẽ tới được tay bạn đọc gần xa. Nhân dịp nhà văn ra mắt sách mới, Đàn Chim Việt đã có cuộc phỏng vấn với chị.
Đàn Chim Việt: Xin chào nữ sĩ, xin chị cho biết lý do viết cuốn sách này?

TKTT: À, để lột tả bản chất xã hội chủ nghĩa thôi mà.

Đàn Chim Việt: Chị có thể nói rõ hơn cho độc giả trong và ngoài nước cùng biết được không?

TKTT- Theo cách định nghĩa quen thuộc của người Miền Nam, xã hội chủ nghĩa là: xuống hố cả nút, xếp hàng cả ngày, xuống hàng chó ngựa, xiết họng công nhân…v.v nhiều lắm. Còn người Miền Bắc hiểu một cách nôm na, dân dã hơn. Xã hội chủ nghĩa là: Bóp hầu, bóp họng, là bố thí, tuyên truyền, lừa mị, dối trá. Từ sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam, lấy 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn văn Thiệu cùng hàng núi của cải của người dân Miền Nam (từ nhà cửa, đất đai, tài sản, vàng, bạc) còn thêm tội tham nhũng và khủng bố nữa…

Đàn Chim Việt: Chị viết cuốn này trong bao lâu?

TKTT- Nếu dùng từ thai nghén, chửa đẻ, mang nặng đẻ đau để thay cho từ viết, mình cũng không biết phải gọi là gì nữa. Cho dù là chửa trâu, chửa bò hay chửa voi, chửa ngựa cũng chỉ từ vài tháng đến vài năm, còn mình tập hợp, thu giữ gom góp rồi oằn mình che chắn khỏi bàn tay lông lá của bọn “cắn áo nhân dân” (CAND) tính ra cũng gần ba thập kỷ rồi đấy.

Đàn Chim Việt: Nghĩa là gần 30 năm?

TKTT: -Ờ, từ chuyện “Chết ngoài kế hoạch” đầu tiên, viết năm 25 tuổi, đến chuyện ngắn cuối cùng của tập II viết vào ngày đảng cộng sản cướp chính quyền từ tay nhân dân tròn 68 năm (19-8- 2013), nghĩa là đúng 28 năm .

Đàn Chim Việt- Trời đất, nếu không phải là đam mê, chắc chắn cũng mắc bệnh giời đầy?

TKTT: Đúng vậy, mình viết bằng cả nỗi xúc động chân thành cũng như sự vật vã của tâm hồn mình và vẫn còn ý định sẽ ra mắt tập III

Đàn Chim Việt: Đúng là nhà văn thật, mài mình ra mà viết, nói như cụ Kim Lân, tác giả của “vợ nhặt” thì lấy cuộc đời mình ra mà viết, chuyển đổi năng lượng từ trí não, tâm hồn mình thành dòng, thành chữ, cho đến khi kiệt lực, giống như cái ắc quy hết điện mới thôi?

TKTT: Không, thời đó là thời của các cụ, khoa học chưa phát triển như bây giờ nên ắc quy hết điện là phải bỏ đi, còn với mình cứ việc nạp điện vào để viết tiếp, cho đến khi nào miệng huyệt mở ra, đồng nghĩa với nắp quan tài đóng lại hai tay buông xuôi, chữ mới ngừng tuôn.

Đàn Chim Việt: Chị có tin là cuộc đời chị cũng như trang sách, mở ra hay khép lại phụ thuộc vào người đọc không?

TKTT- Mình tin chứ, mỗi thời điểm có một thế hệ người đọc khác nhau. Nếu Nguyễn Du tiên liệu cho mình: “Ba trăm năm nữa trong trời đất. Thiên hạ ai người khóc Tố Như”. Nghĩa là tác phẩm chuyện Kiều của ông sau ba trăm năm sẽ không còn ai đọc, sẽ bị lớp bụi thời gian phủ mờ thì mình chỉ xin bằng một phần mười của cụ, nghĩa là khoảng 30 năm sau, những chuyện vui, câu hài, nói lái, nói nghịu của mình, vẫn còn được thế hệ 9x kể lại cho con cháu nghe là đủ để mãn nguyện rồi, coi như mình được thi táng chứ không phải địa táng nữa.

Đàn Chim Việt: – Chị có thể giải thích tên chuyện: Tại sao lại là “chết ngoài kế hoạch”. Chuyện cười xã hội chủ nghĩa không đủ ư?

TKTT- Trong bài trước* mình đã nói rõ: Thời kỳ “nhà nước làm chủ” nên khi con dân chết sẽ được nhà nước bố thí cho cái gọi là hòm áo quan , xô màn, xe đưa tang v.v Nhưng không may chết vào đầu tháng, khi kế hoạch bán các loại hòm, vải niệm đã hoàn thành mà hàng mới từ trung ương chưa kịp phân phối về các cửa hàng thuộc cấp tỉnh, cấp xã , cấp huyện hoặc phường thì người chết cứ việc nằm đấy chờ các…hủ tục của đảng và nhà nước. Nếu không chỉ còn nước bó chiếu cho vào xe ba gác chở ra nghĩa địa làng chôn. Ngược lại, nếu gặp ngày đông tháng giá, các cụ rủ nhau đi vãn, mới chỉ ngoài ngày hai mươi của tháng mà các loại quan tài đã bán hết thì số phận những thây ma này cũng chẳng may mắn hơn được. Vì vậy những cái chết lưng chừng vào đầu tháng hoặc cuối tháng đều phải gắn thêm ba chữ “ngoài kế hoạch” vào.

Đàn Chim Việt: – Ra thế. Theo chị, những trường hợp chết ngoài kế hoạch này ở miền bắc thời kỳ qúa độ có nhiều không?

TKTT- Nhiều lắm, làm sao mà kể hết được? Tuy không làm cuộc điều tra xã hội học, không bới xác, mò xương, đếm khăn tang và đong nước mắt họ hàng của họ, nhưng suốt tuổi niên thiếu đến khi trưởng thành, mình chứng kiến nhiều không kể xiết. Bản thân câu chuyện mình kể chỉ là một ví dụ cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu trường hợp tại các tỉnh thành Miền Bắc, dù sao nó cũng vẫn có được cái kết cục may mắn là nửa ngoài, nửa trong, có nghĩa là dù muộn nhưng còn được chiếu cố, xét duyệt một chiếc hòm áo quan( bằng loại gỗ rẻ tiền) và xe tang trong tiêu chuẩn. Còn xô màn và xe chở người nhà đi theo đưa tiễn thì phải bỏ tiền ra thuê. Nghĩa là “có méo mó hơn không”, còn biết bao nhiêu trường hợp khác không chầu trực, chờ đợi, đi lên đi xuống hàng chục ky lô mét hết ngày này sang ngày khác được thì đành nhắm mắt mua chui với giá đắt câm đắt ngầm hoặc tìm đến nhà người thân đã “ đầu cơ, tích trữ” sẵn mà nài nỉ nói khó với họ cho người qúa cố trong gia đình mình sử dụng trước, khi nào hợp tác xã bán sẽ trả lại nguyên vẹn cả cỗ sau , nếu vẫn không tìm nổi thì chỉ có mức đổ tại số má, vất vả, nhục nhã , bị giời đầy đành bó chiếu cho lên xe cút kít mà đẩy ra đồng.

Đàn Chim Việt: Để tránh những chuyện lằng nhằng như cô… Huyền Chíp, xin chị cho biết truyện của chị thật đến đâu hay toàn hư cấu?

TKTT- Cấu véo gì, 25 tuổi đầu, còn đang là “kỹ sư tâm hồn”, “nghề cao quý trong những nghề cao quý” mình làm sao có thể bịa như thật được nếu không tận mắt chứng kiến những cái chết “ngoài kế hoạch” như thế này. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ vì người dân Miền bắc chịu đựng đói khổ đã quen, lại biết lo xa, nên hễ trong nhà có người sắp chết thì khi thấy cửa hàng hợp tác xã bán, họ đổ xô đi mua để hễ người thân lăn đùng ngã ngửa ra còn có cái mà…đựng, nhưng đấy là người già, người ốm. Còn người trẻ, chết bệnh hoặc bất đắc kỳ tử như tai nạn giao thông, bão lũ triều cường hoặc tự tử như nhân vật trong chuyện thì biết đằng nào mà lần, chẳng phải ngoài kế hoạch là gì? Hơn nữa cả xã hội làm nô lệ cho dấu má, giấy tờ nên phải chết thật mới được xét duyệt, linh động để cấp áo quan với giá mậu dịch, chứ đang còn sống sờ sờ ra đấy, ai người ta dám chứng nhận.

Đàn Chim Việt: – Chủ đề bao trùm trong chuyện của chị là gì? Không lẽ toàn chết chóc sao?

TKTT- Tất nhiên là chuyện cười xã hội chủ nghĩa, với độ dài 800 trang ( hai tập) thì chủ đề phải muôn hình, vạn trạng. Tất cả những điều bất thường, nghịch cảnh, tréo nghoe trong đời thực. Từ ăn, mặc, ở, sinh hoạt học hành, thi cử v.v có như thế mình mới dám khẳng định là “cười từ trong nhà, cười ra xã hội” nhưng chủ đề chết cũng được nhắc đi nhắc lại đến ba bốn lần, mỗi lần là một kiểu chết khác nhau. Lúc là “chết ngoài kế hoạch”, lúc lại “chết mới khó làm sao”. Lúc thì “chuyện thật như đùa”. Tất cả đều diễn ra trong khung cảnh xã hội chủ nghĩa, đỉnh cao trí tuệ của loài … vượn người.

Đàn Chim Việt: Hay thật! Xưa nay chủ đề chết chỉ làm cho người ta khóc, liệu có thể gây cười không?

TKTT: – Ấy đấy chủ nghiã xã hội ưu việt mà lạị Ngoài sự “chết ngoài kế hoạch” xảy ra trong thời bao cấp mọi người đã biết, còn “chết mới khó làm sao” xảy ra ngay trong thời kỳ đổi mới tư duy của đảng…

Đàn Chim Việt: Thời này khác rồi, chị ạ. Sống chết là do…trời định đoạt, đảng làm sao can thiệp thô bạo như xưa nữa?

TKTT: Vấn đề là ở chỗ, để lấy được số tiền ít ỏi sau cả nửa thế kỷ cống hiến xương máu, công sức lao động cho đảng và nhà nước. (được quy đổi thành hai tháng lương hưu, vài ba triệu bạc) thì vợ hay chồng phải đi mỏi gối chồn chân, đi từ lúc chồng đang mặc áo…quan đến lúc chồng don nhà sang tiểu( sau ba năm cải táng) còn không lấy nổi số tiền còm cõi bằng một phần mười chi phí đám tang trước đó, đến mức nhiều người phải bỏ, sau khi đã truyền tải kinh nghiệm cho nhau nghe:

Sống chết mặc bay
Chờ đợi ích gì
Khi đời sang tiểu
Tiền chạy mất tiêu

Đàn Chim Việt: Mất tiêu là mất đi đâu vậy chị?

- Vào túi cán bộ chính sách, lương thấp nên những người làm trong guồng quay uể oải, chậm chạp, rì rịt của nhà nước cũng phải nghĩ ra đủ thủ đoạn để kiếm tiền, đòi giấy chứng tử của người chết chưa đủ, còn đòi giấy khai sinh của người chết, dù người đó đã “thất thập” hoặc “bát thập” ( cổ lai hy) rồi.

Đàn Chim Việt: Nếu còn đủ các loại giấy tờ đó, họ có được xét duyệt theo tiêu chuẩn, chế độ không?

TKTT-Làm gì còn hả em, chiến tranh bom đạn bời bời ra, giữ được mạng sống là may rồi, mớ giấy tờ tạp nhạp đó nếu không bị cháy vì bom nổ, nhà xiêu cũng thất lạc hoặc chìm trong nước lũ lần này lần khác ấy chứ?

Đàn Chim Việt:- Vậy họ phải làm thế nào?

TKTT- Thì nở nụ cười hình thoi cáo lỗi, chứ còn biết làm thế nào?

Đàn Chim Việt: Chắc cũng phải có trường hợp dị biệt chứ, 17 triệu người trong guồng quay biên chế và hàng triệu người già cả , gần đất xa trời cơ mà, đâu chỉ vài ba trường hợp ?

TKTT: – Ờ, nếu ai đó còn may mắn giữ được, thì họ lại quay sang hỏi mối quan hệ với người đi lĩnh? Là vợ, con hay họ hàng? Tất nhiên là họ hàng, láng giềng thì không đủ tiêu chuẩn, tư cách rồi. Còn là vợ con thì giấy tờ đâu? Cụ thể họ yêu cầu khẳng định rõ mối quan hệ máu mủ ruột rà với người đã chết. Nếu là vợ phải có giấy chứng nhận kết hôn, trong khi có người lấy nhau từ thưở đầu còn để chỏm, nghĩa là 15, 16 tuổi, chỉ có bữa cơm thân mật chứ lấy đâu ra cái giấy chứng nhận ấy.

Đàn Chim Việt- Chả lẽ chứng minh nhân dân chưa đủ sao?

TKTT: - Mình xin nói thẳng là chả có giấy gì hết ngoài tấm giấy bạc po li me in hình cha già dâm tặc. Cứ đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, hiểu biết thông minh, biết đổi mới tư duy theo kiểu của ông Nguyễn văn Linh kêu gọi: “Nói và làm” (viết tắt là NVL )nghĩa là …Nhòm Vào L. đảng thì chỉ mất 1/3 số tiền được nhận. Là “úm ba la ba ta cùng được”. Người sống cũng có tí phần, mà người chết cũng mát lòng hởi dạ khi xuống suối…nhặt vàng, còn người làm giấy tờ xét duyệt cũng được ấm chân răng. Còn không, cứ gọi là…cái dáng đẹp nhất ắt phải nhìn từ phía sau lưng.

Đàn Chim Việt: Xưa nay cái chết gợi sự u ám linh thiêng, trang trọng chứ đâu có thể đem ra đùa cợt, bất nhã và bất kính như vậy?

TKTT- Cũng vì xã hội chủ nghĩa, đất chật người đông, người sống cứ lấn dần mãi đất của người chết, chưa kể bọn “Cắn Áo Nhân Dân” theo cây gậy và khúc xương của đảng, lấn chiếm hết đất đai nhà cửa ruộng vườn, đồi nương của người dân( do ông bà tổ tiên để lại) nên đất cứ như miếng da lừa của BanDăc, mỗi ngày một thu hẹp lại, chỉ còn vài mẩu đất khô, nên khoản đất để dùng cho việc mai táng đắt khủng khiếp. vài chục triệu một mét vuông, đắt ngang với đất dùng cho người sống.

Đàn Chim Việt: – Ô, thế thì nhà giàu cũng khóc à?

TKTT- Ờ, nhà nào cũng khóc hết, chết mà, nhưng khóc vì thương nhớ xót thương người thân của mình thì đó là phong tục đẹp, nhưng khóc vì xót xa, cay đắng vì không có chỗ chôn cất đàng hoàng tử tế mới là chuyện đáng bàn. Cụ thể đất trong khu vực nội thành Hà Nội khoảng 80 triệu một mét, thì những mảnh đất có thể làm nghĩa trang xung quanh thành phố cũng vài chục triệu như chơi. Mỗi người chết đi, ít nhất cũng cần hai mét để chôn , thế là thành cả trăm triệu luôn.

Đàn Chim Việt: – Trong chuyện chị nói rõ là 135 triệu?

TKTT- À, đó là trường hợp của gia đình mình trong thành phố mang tên bác”. Anh họ mình sinh 1953, một đại tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trưa 29 tháng 4 -1975 đem xe jeep về đón má và cả nhà đi di tản. Từ trên xe, anh nhảy xuống nói trong hơi thở gấp gáp: – Má, đi thôi má , “cộng sản sắp nuốt Sài Gòn rồi” không ngờ bị má rầy la, cấm cản: “Tao vì chồng mà lầm đường lạc bước hơn hai mươi năm. Nay cách mạng về rồi thì cũng phải để tao gặp lai bố mẹ, các em chứ, đi sao được? Kết quả nghe mẹ mà phải đi học tập cải tạo, sau đó nghe vợ mà bỏ tiêu chuẩn H0. Bao nhiêu năm sống trong nhục nhã, đau yếu, cuối cùng chết vì bệnh tiểu đường. Đầu năm nay gia đình phải bỏ tiền mua hai mét vuông đất ở nghĩa trang thành phố hết 135 triệu, chưa kể tiền thuốc thang, bệnh viện. Tất nhiên số tiền “khủng” này do các em ở Mỹ lo, chứ chị vợ nặng về tư duy xã hội chủ nghĩa thì một xu cũng chẳng chịu chi, dù có phải bó chiếu chôn cũng mặc. Ngay cả khi bị bệnh viện trả về, còn không cho phép anh nằm trên giường mà phải ngồi thở dốc trên một cái ghế bố…Chết trong tình trạng suy kiệt vì ăn gì cũng bị vợ cấm đoán với lý do “bị tiểu đường thì phải kiêng”, trong khi bao nhiêu tiền các em gửi từ nước ngoài về đều do vợ giữ rịt.

Đàn Chim Việt: – Trở lại câu chuyện của chị, vì giá đất đắt qúa nên nhiều người chết không còn chỗ để vùi thây nữa sao?

TKTT - Vâng, vì thế nên họ phải là làm ma đứng.

Đàn Chim Việt: Thế thì đời đời yên nghỉ làm sao được?

TKTT - Thì đấy xã hội chủ nghĩa mà em, “cơm vua lộc nước” thực chất chỉ là nắm cơm chim, ăn còn chẳng đủ huống hồ bỏ hàng trăm triệu tiền ra mua đất, cho nên buộc phải chôn đứng để chiếm 1/3 tức 60 cen ti mét , (khoảng 30 đến 40 triệu thôi ). Thay vì an nghỉ ngàn thu thì đứng nghỉ nghìn thu vậy. Một chiếc lá rơi, một tiếng chim gù, một tiếng còi xe hay tiếng trẻ chăn trâu, trêu đùa trành trọe, tiếng bước chân huỳnh huỵch của những kẻ say rượu đuổi nhau cũng giật mình thảng thốt…

Đàn Chim Việt:- Đúng là xã hội chủ nghĩa, đến cái chết cũng mang nặng tính định hướng của đảng, chết ngoài kế hoạch chưa đủ, còn chết đứng thay cho chết nằm nữa, đúng là “chết mới khó làm sao” như tên một bài viết của chị trong tập…

TKTT- Dạ, còn cả tuyên ngôn cửa miệng “ Chán chả buồn chết” của những người “dân ngu cu đen” nữa chứ.

Đàn Chim Việt: – Hy vọng trước ngày chị ra mắt sách tại Hội trường Nhật Báo người Việt, Đàn Chim Việt còn có dịp phỏng vấn tiếp.

TKTT – Mình sẽ xuống Nam Cali ra mắt sách vào ngày 5 tháng 10, bây giờ vẫn túc tắc được bạn bè ủng hộ qua facebook và cả qua trang web của Đàn Chim Việt nữa đấy, hy vọng còn được tiếp tục trả lời em trong những ngày tới.

Xin cám ơn chị.

© Đàn Chim Việt

chung  
#2 Đã gửi : 06/10/2013 lúc 09:58:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Thêm một trường hợp: Trần Khải Thanh Thủy

Gặp gỡ lần đầu tiên với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, hình ảnh cô gái này không đem lại cho chúng ta một ấn tượng gì đặc biệt. Theo tôi đó là một cô gái trẻ trung còn trẻ so với tuổi (cô sinh năm 1960), hiền lành, coi bộ nhút nhát, mặt thì buồn rười rượi và có lẽ trong một lúc nào đó, bị phật ý, như một đứa trẻ được nuông chiều, sẽ bật khóc cũng nên!
UserPostedImage
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trong buổi ra mắt sách ngày 5 Tháng Mười. (Hình: Huy Phương)
Nhưng không, sau bề ngoài đó, ít ai tưởng tượng ra nổi Trần Khải Thanh Thủy là một cô gái can trường, tuy tay yếu chân mềm, nhưng như một bậc anh thư trước thời loạn, biết dùng ngòi bút để chống lại bạo quyền, bị đánh đập, tra khảo, bị tù đày nhiều năm, chưa hết trên tinh thần còn bị lăng nhục, bôi nhọ, bị đổ phân vào nhà, bị khóa trái nhà không cho ra ngoài.

Ðẹp đẽ cho dân tộc chúng ta biết bao nhiêu, cũng với hình ảnh dịu dàng yếu đuối đó, ở trong thời đại nhiễu nhương của Việt Nam hôm nay, chúng ta có bao nhiêu bậc nữ nhi khí tiết như: Lê Thị Công Nhân, Ðỗ Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vi... bao nhiêu người nữ dân oan chống bạo quyền, nằm đường ngủ chợ, chấp nhận bị bao nhiêu oan khuất, bị hành hung, mạ lỵ, vu oan để cất cao tiếng nói cho quyền làm con người mà những trang giấy này ghi không hết.

Cá nhân tôi, cũng như một số lớn người ở hải ngoại, nhiều khi tham dự được một cuộc biểu tình, viết được dăm ba bài báo chửi cộng sản, đã nghĩ mình là người chống Cộng ghê gớm, nhưng buổi tối về vẫn có giấc ngủ yên không sợ bị ai đập cửa, không bị ai chận đường lăng mạ, đạp vào xe gắn máy mình đang lái, mà vẫn ngồi trong xe hơi, ở nhà có máy điều hòa không khí, quả cảm thấy hổ thẹn, khi đứng trước những người đã dám đứng lên tranh đấu trong nhà tù lớn, dưới mạng lưới công an và côn đồ chìm nổi dày đặc, với những nhà tù từ xã ấp tới quân lỵ, với những thủ đoạn đê tiện, chịu bao nhiêu cảnh đớn đau thể xác và tinh thần.

Chỉ vì một bài hát yêu nước, Việt Khang chịu cảnh tù tội, gia đình bị làm khó dễ, vợ và con nhỏ lên bốn tuổi nheo nhóc. Ðỗ Thị Minh Hạnh, trong sáng như một mảnh trăng rằm, đã bị đưa đi nhiều nhà tù từ Lâm Ðồng đến Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Ðồng Nai... với bà mẹ lận đận chạy theo con, qua các nhà tù, suốt chặng đường gian khổ. Ðang sống trong tự do, no đủ, chăn ấm nệm êm, làm sao chúng ta có thể tưởng tượng ra nỗi những đau đớn, tủi nhục của những người đang chịu cảnh đày đọa.

Nhưng câu hỏi ám ảnh và dày vò chúng ta lâu nay, đặt ra mà không ai có can đảm trả lời?

Hải ngoại đã có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuộc phỏng vấn, bao nhiêu bản nhạc bài thơ, bao nhiêu lần thắp nến cho những nhà tranh đấu, nhưng chúng ta đã tiếp đón những người này với thái độ như thế nào, khi họ ra hải ngoại, được hít thở bầu không khí tự do như chúng ta,?

Thay vì một vòng hoa tri ân, chúng ta gửi đến họ những quả trứng thối!

Họ đây là: Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chính Kết, Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện... và giờ đây một người đang có mặt trong căn phòng này là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Ðây là một người đang ở tù, thì Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã cầm lá thư có 19 chữ ký của các dân biểu Hoa kỳ, trong đó có bà Loretta Sanchez, can thiệp với CSVN và bức thư kêu gọi có 30,000 chữ ký của đồng bào hải ngoại chúng ta. Trần Khải Thanh Thủy được đưa từ nhà tù ra sân bay Nội Bài, với sự đồng hành yểm trợ của bí thư thứ nhất Tòa Ðại Sứ Mỹ là Christian Merchant nhân dịp ông mãn nhiệm kỳ hồi hương. Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy là hội viên danh dự của Văn Bút Quốc Tế, là một trong 45 người của 22 quốc gia được nhận giải Hellman/Hammett Grants.

Vậy mà chúng ta, những người nhân danh là những người Việt tự do chống Cộng ở hải ngoại đã đón tiếp những nhà tranh đấu cho dân chủ từ trong nước ra như thế nào?
Quả là chúng ta văn minh hơn cộng sản, chúng ta không có phân người, dầu cặn, không có roi diện, dùi cui để làm họ đau đớn phần thể xác, nhưng chúng ta làm cho họ đau đớn tinh thần bằng dư luận, qua báo chí, qua Internet. Chúng ta đón họ với những bài báo dè bỉu, tung lên mạng những lời lẽ vu cáo, lăng mạ, đặt điều, để cách ly họ ra với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Tệ hại hơn nữa là có những người tự xưng là “làm văn hóa” ở hải ngoại này, đã không phải một, mà hơn một lần, tìm kiếm lợi nhuận trên những tác phẩm trí tuệ của những người đã có công tranh đấu, hy sinh cho quyền làm người, mới thoát cảnh tù đày này.

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, dù đã đến Mỹ được hai năm, trong giai đoạn chân ướt chân ráo, gia đình đang sống nhờ sự cưu mang của nước Mỹ, không có việc làm, hai con còn đi học, chồng mới đoàn tụ, đang đi học nghề tóc! Chúng ta còn tin tưởng gì ở sự lương hảo của những người tự xưng là làm văn hóa, hay phát huy văn hóa dân tộc ở ngay trong cộng đồng người Việt chúng ta.

Những người chống Cộng ở hải ngoại đối với những người chống Cộng từ trong nước ra, với chúng ta như thế sao?

Nhiều người cho rằng việc đánh phá những người tranh đấu từ trong nước khi ra hải ngoại là chủ trương của cộng sản, nhưng tham gia công việc “giết người chẳng lọ gươm dao” này hôm nay lại là những người thường vỗ ngực cho mình là người chống Cộng.

Câu hỏi đã làm ám ảnh tôi: Rồi đây, nếu Lê Thị Công Nhân, Việt Khang, Ðỗ Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ, Ðiếu Cày... những người chúng ta đang ca tụng, hoan hô hôm nay, được ra nước ngoài, số phận của họ có khác gì ông Nguyễn Chính Kết, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và cô Trần Khải Thanh Thủy đang chịu hôm nay không? Ðó là hình ảnh một miếng thịt tươi được vứt xuống một hầm cá sấu, và chính quyền cộng sản trong nước luôn luôn tìm cách đẩy họ ra khỏi nước để nhờ tay người khác giết họ để khỏi bị mang tiếng là đao phủ thủ!

Phải chăng đã có những nhà tranh đấu lưu vong, bỏ nước ra đi đã hối hận, mà con đường quay trở về là không thể!

Như vậy phải chăng thái độ của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế khi từ chối ra hải ngoại là một thái độ khôn ngoan?

Chúng ta làm gì để xóa bỏ được thái độ vừa vô ơn, độc ác, vừa tiếp tay cho bọn sát thủ ở trong nước như trong những trường hợp đã nêu trên?

Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.269 giây.