logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/10/2013 lúc 06:49:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tường thuật trực tiếp phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân
VRNs (02.10.2013) – Hà Nội – Tin lúc 12:00, Phóng viên VRNs cho biết ông Lượng là chú của Ls Lê Quốc Quân cùng với cô Nguyễn Thị Thu Hiền là vợ được vaò trong phiên tòa. Ông Lượng cảm thấy bất bình vì công an ngăn chặn một cách vô lối ở các ngả đường hướng về tòa án.

Bà con chỉ biết hô hào tự do cho Lê Quốc Quân và hát những bài hát yêu nước. Đoàn người kéo dài hơn 500m. Ông Lượng rất cảm động trước tinh thần và sự yêu mến của đồng bào dành cho cháu của mình là luật sư Lê Quốc Quân. Ông Lượng hãnh diện về điều ấy.

Số đồng bào tần hành đến ủng hộ Ls Quân là trên 1000 người, số công an, an ninh rất đông, xuất hiện ở mọi nơi trên suốt tuyến đường từ Thái Hà đến Tòa án. Bà con rất kiên cường và trật tự. Công an dăng hàng ngang chặn đường. Mọi người (khoảng trên 1000 người) đã cùng nhau trở về Thái Hà nghĩ trưa

11:00, chuyện lạ, công an bắt dân đứng giữa đường không cho về. CTV VRNs cho biết: “Vì trời quá oi bức, nắng nóng nên một số bà con đã trở về nhà thờ Thái Hà để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi về gần đến Thái Hà thì lực lượng công an các loại đã bao vây, khống chế và bắt bà con đứng giữa đường trong khi thời tiết rất nóng nực. Đây là một hành vi vô nhân tính của nhà cầm quyền nhằm trả thù những người đến tham dự phiên tòa.
UserPostedImage

UserPostedImage

10:25: cha Nam Phong cho VRNs biết: “Hiện nay, có khoảng 200 bà con giáo dân đang trên đường về đến Xã Đàn giáp với đường Nguyễn Lương Bằng, cách nhà thờ Thái Hà 300m. Bà con vừa đi vừa biểu tình ôn hòa và hét lo “Luật sư Lê Quốc Quân vô tội.” Có rất nhiều công an và an ninh đi theo bà con.”

Cha Nam Phong nhận xét, tinh thần của bà con rất mạnh mẽ, hồ hởi phấn khởi và rất ôn hòa. Bà con giáo dân đi hàng một, đi rất trật tự, không gây ra bất kỳ một vụ xô sát nào. Bởi, bà con nhận ra có nhiều bất công trong xã hội, quyền lợi của họ bị xâm phạm và phiên tòa của Ls Quân là một trong những đàn áp bất công này. Cho nên, tôi nghĩ, bà con giáo dân đi tham dự phiên tòa này không chỉ ủng hộ cho một cá nhân anh Quân, hay thể hiện lòng yêu mến anh Quân mà mọi người nghĩ đến chuyện lớn hơn cho đất nước cho dân tộc là phải cùng nhau lên tiếng xây dựng một xã hội mới. Mọi người đều có một ước mơ được giải thoát và thoát khỏi sự kìm kẹp trong đất nước này.

Xuân Đường: “Hiệp thông cầu nguyện cho phiên tòa xử Ls. Lê Quốc Quân. Cầu nguyện cho Ls. Lê Quốc Quân hay nói đúng hơn là cầu nguyện đất nước Việt Nam không còn những phiên tòa ô nhục, làm trò hề cho thiên hạ và làm nhục quốc thể… Mong thay !!!”

Phóng viên VRNs cho biết: Một anh taxi nhận xét, đây là lần đầu tiên tôi thấy Hà Nội có vụ xử lớn và công an cấm đường như thế này.


09:15. Tuy công an chặn nhiều lối, cố tình làm nhụt chí người dân, nhưng đa số vẫn tìm cách ở lại. Nơi nào dân ở thì khu dân cư nơi đó có dịp biết thêm về luật sư Lê Quốc Quân và biết rõ tình trạng gian dối trong việc nhân danh pháp luật làm điều sai trái của nhà cầm quyền. Nhiều người mến Lê Quốc Quân đã chọn cách ngồi xuống vệ đường, gần ngã ba Bờ Hồ, nơi công an và an ninh chặn không cho đi.
UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

08:40, anh Lê Quốc Quyết, em trai Ls Quân khẳng định với VRNs: “Hiện tại, gia đình vẫn ở 224 Lê Duẩn, cách tòa án 1 km. Còn chị Hiền, vợ luật sư Quân không biết có được vào bên trong hay không? Công an đang ngăn chặn trái phép không cho mọi người đến tham dự phiên tòa”.

Công an phân tán đoàn dân tại 196 Lê Duẩn. Với hoàn cảnh này, có thể cuộc diễn hành sẽ trở ngược lại nhà thờ Thái Hà, và đoạn đường này sẽ là nơi phản đối cách hành xử sai pháp luật của nhà cầm quyền. Một phiên tòa xét xử công khai, lại ngăn đường lập chốt, không cho dân chúng đến chứng kiến để học hỏi thêm về pháp luật.

UserPostedImage
08:30, Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong đã trở về tu viện Thái Hà, vì công an chốt ngay tại phố Thợ Nhuộm, không thể đi tiếp đến tòa án được. Công an vây chặn rất đông tại 188 Lê Duẩn, nên đoàn ở đây cũng không đến Tòa án được. Có những người quay phim đã bị nó bắt giữ tại đường Lê Duẩn. Dân đã giãn ra khỏi khu vực này. Nhưng những ngã đường khác vẫn đông dân hướng về Tòa án.

UserPostedImage
08:20, mọi điểm có khoảng 100 công an các loại và an ninh chặn và đứng trước cổng bệnh viện Phụ sản Trương Ương, gần ngay tòa án có rất đông công an và an ninh đứng nhìn qua phía tòa án. Tất cả các quán ăn gần ngay tòa án phải đóng cửa. Hiện chưa có ai bị bắt.

UserPostedImage
08:10, gần phía tòa án, cảnh sát cơ động và thanh niên mặc áo tình nguyện đang làm hàng rào ngăn cản đoàn người đi dự phiên tòa công khai tới khu vực tòa án. Công an đã chốt chặn ở đường Hỏa Lò và Lý Thường Kiệt.

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

08:00, Công an chặn những người yêu mến Ls Quân đến phiên tòa tại 245 Lê Duẩn, Hà Nội. Công an đang xô xát với giáo dân và chặn không cho giáo dân tới khu vực tòa án. Giáo dân đang phản đối kịch liệt để được tới khu vực tòa án và đang cãi nhau âm ĩ.


UserPostedImage

UserPostedImage

07:50, phóng viên VRNs cho hay, tại tòa án, các ngã đường vào tòa án đều chặn barie không cho ai ra và không ai vào gần với khu vực tòa án. Đoàn người yêu mến Ls Quân đã đi bộ tới Hồ Gươm. Một cộng tác viên của VRNs đang chụp hình thì bị công an bắt, thu máy hình và giữ xe gắn máy
UserPostedImage

UserPostedImage

06:00, hiện nay tại tòa án Hà Nội, an ninh đóng chặt cổng chính trước tòa, chỉ mở cánh cửa nhỏ nhưng có tới 6 công an dàn chỗ nầy để kiểm soát giấy tờ. 5 giờ 40: Hà Nội đổ cơn mưa to. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân trước khi phiên tòa diễn ra. Về phía các cha, có cha Mathêu Vũ Khởi Phụng chủ tế và 7 cha đồng tế cho hơn 700 giáo dân tham dự. Được biết, đêm qua, bà con từ khắp nơi trên đất nước VN đi tham dự phiên tòa Ls Quân đổ về giáo xứ Thái Hà mỗi lúc một đông hơn. Cha Quỳnh, giáo xứ Thái Hà thức đêm chờ và đón các Đoàn từ nơi đến.

Tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đang diễn ra thánh lễ tôn vinh Các Thiên Thần Hộ Thủ, cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Có 300 giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế có 9 cha cùng cử hành, cha Bề trên matthêu Vũ Khởi Phụng chủ tế. Trong khi đó, tại Sài Gòn một thánh lễ tương tự vừa kết thúc tại DCCT Sài Gòn do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế, cùng với một cha thuộc TGP Hà Nội.

Lời Chúa nói: “Ta sai thiên sứ của Ta đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường [anh chị em đi ủng hộ không cần phải sợ, chính Chúa gìn giữ anh chị em]” (Xh 23, 20). Chúng ta cầu mong cho luật sư Lê Quốc Quân cảm nhận được điều này ngay lúc đối diện với Tòa án, để anh bình an trong tâm hồn, và đủ khôn ngoan làm chứng cho sự thật.

UserPostedImage
04:30, “Sau quốc khánh Trung Hoa một ngày, chính quyền đưa Lê Quốc Quân, một người yêu nước ra xử. Liệu sẽ là một món quà hay là một cái tát vào mặt thiên triều? Chính quyền thì khó lường, nhưng nhân dân thì nhất quán. Hành động của những người bất chấp hiểm nguy để ủng hộ và đến chia sẻ với gia đình anh Quân luôn là một cái tát!” Facebooker Lã Việt Dũng đã nhận xét như vậy.

Chị Thúy Nga, Hà Nam bộc bạch: “Từ trước tới giờ, tôi đã đi tham dự nhiều phiên tòa bất công của những người yêu nước, nhưng tôi chưa thấy một phiên tòa nào có hào khí của những người dân đi tham dự lại mãnh liệt như phiên tòa này.” Ông Lê Quang Thiều ở giáo xứ Vĩnh Hòa, Gp Vinh chia sẻ: “Tôi muốn đi tham dự phiên tòa vì chú Quân là một con người tuyệt vời, yêu nước, việc làm của chú Quân không có gì là sai trái hết.” Bà Nguyễn Thị Lý, giáo xứ Ngọc Long, Gp Vinh tâm sự: “Đó mới thật là một anh hùng yêu nước, đã hy sinh cho dân tộc VN như thế. Khả năng của cô không thể làm gì được nhưng vẫn muốn thắp lên một ngọn nến và cầu nguyện cho chú Quân được tự do.” Nguyễn Thị Hiền, giáo xứ Ngọc Long, G.p Vinh kể lại chuyến đi từ Nghệ An đến Hà Nội bị công an sách nhiễu: “Đi từ lúc sáng từ Nghệ An đến Hà Nội bị công an chặn xe lại và lục soát đồ đạc. Đến Diễn Châu thì công an không cho đi bắt quay về nhưng Đoàn vẫn đi. Đoàn đến Hà Nội lại bị công an chặn lại và họ lục soát đồ đạc. Cuối cùng cũng đến Thái Hà.”

Nhóm PV. VRNs tại Hà Nội -Vinh – Sài Gòn

Sửa bởi người viết 01/10/2013 lúc 10:00:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 08:24:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tường thuật phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân
UserPostedImage
An ninh, công an thường phục làm hàng rào ngăn chặn những người muốn đến dự phiên tòa công khai xét xử LS Lê Quốc Quân. AFP
Luật sư công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, Lê Quốc Quân, hôm nay 2 tháng 10 bị tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về tội danh trốn thuế. Phiên xử được nói là công khai thế nhưng những người muốn đến khu vực tòa án để theo dõi phiên xử bị các lực lượng chứa năng ngăn chặn không cho đến gần khu vực tòa án.

Kết quả và diễn tiến phiên xử

Phản đối phiên tòa bất công, luật sư Lê Quốc Quân vô tội.

Đó là những tiếng hô ngoài tòa án sau khi phiên xử sơ thẩm về tội trốn thuế đối với luật sư Lê Quốc Quân kết thúc vào lúc khoảng 2:30 chiều với bản án tuyên cho ông này là 30 tháng tù giam.

Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho biết về bản án cũng như tiến trình xét xử:

Kết quả của phiên xử ông Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù và Công ty của ông Lê Quốc Quân bị truy thu khoản thuế mà cho rằng trốn là 645 triệu và bị phạt gấp đôi số đó nữa; còn chị Phương kia bị 8 tháng tù.

Còn diễn tiến của phiên tòa thì Viện Kiểm Sát và Tòa án thống nhất với Cơ quan Điều Tra. Nói tóm lại người ta thống nhất với nhau hết, còn những quan điểm của luật sư đưa ra người ta không chấp nhận, và những gì sai sót thì họ bảo sai sót do lỗi đánh máy. Luật sư Quân phản đối, không thừa nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đọc tại tòa án.

Nói chung có nhiều cái sai lắm mà tôi đã nêu ra trong bài bào chữa tôi có gửi cho gia đình anh Lê Quốc Quân.

Ngăn cản và phản đối
Thân nhân trong gia đình và nhiều người muốn đến tham dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân về tội danh trốn thuế vào ngày 2 tháng 10. Tuy nhiên thông tin cho hay chỉ có một người làm trong Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam do luật sư Quân làm giám đốc là có giấy mời tham dự tòa mà thôi. Gia đình luật sư Lê Quốc Quân chỉ nhận được giấy thông báo. Vợ luật sư Lê Quốc Quân là bà Nguyễn thị Thu Hiền mãi đến chừng 10 giờ sáng mới được cho vào tòa tham dự phiên xử cùng với một người chú của luật sư Lê Quốc Quân.

Riêng mẹ ruột luật sư Lê Quốc Quân không được cho vào, lúc 11 giờ trưa bà cho biết:

Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chút.

Những người khác từ các nơi đến đều bị các lực lượng chức năng chặn lại cách tòa khoảng chừng 1 kilomet.

Một người từ Vinh ra Hà Nội với mục đích dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân cho biết vào lúc 9:30 phút như sau:

Tôi đến cách đây ba ngày. Tôi phải đến trước vì ở quê tôi bị bão lụt, tôi ra từ đêm 28. Tôi ra ở nhà Lê Quốc Quyết thì họ đã gác và đến đập cửa có ý định câu lưu. Nên đến ngày hôm qua, 1 tháng 10, nhân khi trời mưa chúng tôi hẹn có người đến đón và mặc áo mưa rồi xuống và đến nhà thờ Thái Hà. Sáng nay 4:30 mọi người dậy làm lễ, và 6:15 đi ra tòa. Từ nhà thờ đến tòa khoảng 3 cây số, chúng tôi đi được 2 cây số thì bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng. Bây giờ không đi tới được mà cũng không đi lui được và mọi người đang ở đây hát hò hưởng ứng cho Lê Quốc Quân.
UserPostedImage
Một nữ tu Phật giáo cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân cùng hàng trăm người cố gắng đến gần Toà án nơi LS Lê Quốc Quân bị đưa ra xét xử ngày 02 tháng 10 , năm 2013

Nhiều người từ mọi nơi đến: dân oan Dương Nội, dân oan Bắc Giang, dân từ quê hương anh Quân, có cả cha xứ nữa, có cả nhà sư, có người dân tộc thiểu số… Số lượng người tôi không thể đếm được, và họ chia ra nhiều nhóm.

Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?

Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẫn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất.

Bà con đang đứng đây vì tắc đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn.

Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.

Những người muốn tham dự phiên tòa mà không được đến gần tòa và bị các lực lượng chức năng chặn mọi ngả đường, đã tập trung cầu nguyện, hát và hô vang các khẩu hiệu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân:

( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…
( Hô khẩu hiệu) : Lê Quốc Quân: Vô tội

(Hát) : Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.

Chừng 11:20 những người bị ngăn trở không đến được khu vực tòa án đã trở về tập trung tại Nhà thờ Thái Hà để nghỉ trưa. Một trong những người ở đó cho biết đến chiều họ vẫn sẽ trở lại dù có sự ngăn cản từ phía cơ quan chức năng:

5.52 Khó khăn như vậy nhưng mọi người vì lòng yêu mến anh Lê Quốc Quân, mong muốn sự thật nên bà con vẫn phải đi cho dù biết ra đường có bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Quyết tâm của bà con phải đòi đến được dự phiên tòa vì trong thông báo của nhà nước trên các phương tiện truyền thông đái chúng Nhà nước nói đây là phiên tòa công khai, chứ không phải cấm mọi người đến tham dự; như thế không còn là công khai nữa. Chiều nay chúng tôi sẽ bằng mọi cách đi từng hàng rất trật tự trên vỉa hè để tránh ùn tắc giao thông, tránh mọi thứ để có thể đến được phiên tòa.

Khuôn mặt đấu tranh

Luật sư Lê Quốc Quân, năm nay 41 tuổi, được đánh giá là một trong những tiếng nói mạnh mẽ cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Ông từng tham gia một khóa học dài 5 tháng rưỡi do tổ chức có tên National Endowment for Democracy tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ hồi năm 2006 sang năm 2007. Sau chuyến đi học này về nước, ông bị bắt hồi tháng 3 năm 2007. Tuy nhiên đến tháng 6 cùng năm ông được trả tự do.

Ông cũng bị giam giữ gần 10 ngày sau khi cùng một số người khác đến tham dự phiên tòa sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ hồi tháng tư năm 2011. Ông luôn bị an ninh, công an theo dõi. Hồi ngày 19 tháng 8, ông bị tấn công bất ngờ vào buổi tối.

Đến ngày 27 tháng 12 năm ngoái ông bị bắt với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ luật hình sự Việt Nam. Phiên xử sơ thẩm ban đầu được cho biết sẽ diễn ra hồi ngày 9 tháng 7 năm nay; tuy nhiên chỉ một ngày trước khi phiên xử diễn ra, một thông báo hoãn xử được đưa ra với lý do chủ tọa phiên tòa bị ốm đột xuất.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 08:42:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phạm Chí Dũng : Vì sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận ''án treo'' ?

UserPostedImage
Biểu tình trước cửa tòa án yêu cầu tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân, 02/10/2013. Ảnh : Blog Nguyễn Xuân Diện

Tòa án thành phố Hà Nội hôm nay 02/10/2013 tuyên án 30 tháng tù giam cùng với 1,2 tỉ tiền phạt, truy thu 600 triệu đồng đối với luật sư, nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».
Ngay sau khi bản án được tuyên, nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành cho RFI Việt ngữ một cuộc phỏng vấn.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã dành thì giờ cho RFI Việt ngữ hôm nay. Thưa anh, cảm nhận chung của anh về bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân ra sao ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn còn tương đối lấn át.

Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những gì mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung hình phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lý và Hòa bình.

Hà Nội hôm nay vang dội lời cầu nguyện từ nhà thờ Thái Hà và rất nhiều giáo xứ ở Việt Nam cho người tuẫn nạn Lê Quốc Quân. Cành thiên tuế xanh đơn sơ mộc mạc trên tay các giáo dân vốn là tình yêu vô điều kiện tiếp nhận từ đấng Thiên Chúa, nhưng vào ngày này, dường như nó cũng toát lên hình tượng ngọn giáo bất tuân đối với quá nhiều chuyện bất công trong xã hội ngày nay.

Hình ảnh hiệp thông đồng khắp như thế cũng khiến người ta phải nhớ lại cuộc biểu tình ở Long An vào ngày 16/08/2013 để đòi trả tự do cho nữ sinh áo trắng Phương Uyên. Dù không phải là tín đồ Công giáo nhưng Phương Uyên và gia đình cô đã nhận được mối chia sẻ rất lớn từ giáo hội, đặc biệt là Dòng Chúa cứu thế ở Sài Gòn. Cuộc biểu tình diễn ra trong không khí bị trấn áp khá thô bạo, nhưng thông điệp của nó rốt cuộc đã làm cho nhà cầm quyền không thể bỏ ngoài tai.

Nếu Phương Uyên đã được trả tự do ngay tại tòa Long An, thì việc Lê Quốc Quân không phải chịu một mức án quá nặng nề tại Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, nhưng hoàn toàn không phải một trường hợp được Nhà nước đối xử “khoan hồng”. Rõ ràng người ta đang rất lo ngại Lê Quốc Quân có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này.

RFI : Trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân diễn ra, anh đã dự báo nhiều khả năng bản án sẽ “nhẹ”. Dự báo này dựa vào những cơ sở nào?

Có một điểm trùng hợp giữa vụ Phương Uyên và vụ Lê Quốc Quân. Đó là thời điểm thông báo về lịch xử án đối với Uyên xảy ra khá gần với thông tin được công bố về chuyến đi của ông Trương Tấn Sang – chủ tịch nước và là nhân vật số hai trong đảng – đến Washington để diện kiến Tổng thống Barak Obama. Khá tương đồng, thời điểm thông báo về lịch xử đối với Lê Quốc Quân cũng xảy ra gần như đồng thời với thông báo về chuyến đi Paris và New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sự trùng hợp này cho thấy điều gì? Phải chăng “án treo” đối với Phương Uyên không phải là một ngoại lệ, và đến lượt “án nhẹ” Lê Quốc Quân cũng như thế? Cả hai vụ xử án này lại đều diễn ra sau hai chuyến công du nước ngoài của các chính khách cao cấp, và hẳn không nằm ngoài thực đơn đối ngoại của Nhà nước ứng với từng hoàn cảnh và “đối tượng” cụ thể.

Một chi tiết đáng chú ý nữa là thời điểm vụ xử án Lê Quốc Quân lại diễn ra trùng với thời gian Hội nghị trung ương 8 của Đảng. Cách đây gần ba tháng, đã đột biến xảy ra việc hoãn phiên xử Lê Quốc Quân vào ngày 09/07/2013 với lý do thẩm phán Lê Thị Hợp bị “cảm đột xuất”, lồng trong bối cảnh giáo dân từ Nghệ An và tại Hà Nội dâng cao không khí hiệp thông và đổ về tòa án Hà Nội để mong nguyện tham dự một phiên tòa được coi là “công khai”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng một cấp lãnh đạo nào trong Bộ Chính trị lại muốn một lần nữa diễn ra tinh thần hiệp thông mà có thể gây ra “nội loạn” như thế, nhất là khi vụ xung đột Mỹ Yên ở Nghệ An còn chưa nguôi ngoai, làm ảnh hưởng đến không khí “thảo luận nghiêm túc” của cuộc họp được coi là “hội nghị giữa nhiệm kỳ” của đảng đang diễn ra mà có thể liên đới với con đường chính trị của một số chính khách chủ chốt.

Do vậy theo lẽ thông thường, lịch xử án Lê Quốc Quân phải được dời lại sau khi Hội nghị trung ương 8 kết thúc. Nhưng vì cả hai sự kiện này cùng diễn ra, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu đã xảy ra một tác động nào, đủ lớn và đủ sâu sắc, trong nội bộ hoặc thậm chí từ “các thế lực thù địch”, để chính quyền Hà Nội không thể kéo dài hơn nữa việc hoãn xử Lê Quốc Quân, và do đó bà thẩm phán Lê Thị Hợp cũng mau chóng khỏi bệnh.

Câu hỏi này càng có ý nghĩa nếu liên hệ với một hoài nghi khác: chuyến đi Vatican của đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, được dẫn đầu bởi viên trung tướng an ninh chuyển sang làm tôn giáo vận, đã đạt được một thành tích đáng ngạc nhiên là các viên chức Tòa Thánh tỏ ra không mấy quan ngại về vụ Mỹ Yên, thậm chí còn cho rằng nhà nước Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về tự do tôn giáo. Sự chuyển biến bất ngờ này cũng khiến giới phân tích không thể không đặt ra câu hỏi là liệu giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam đã đạt được một vài thỏa thuận không công bố nào đó, liên quan đến chủ đề tự do tôn giáo cho Việt Nam. Câu hỏi này tất nhiên cũng cần được móc xích với điều kiện dân chủ và nhân quyền và giới chức thương mại Hoa Kỳ và chính Tổng thống Obama đang đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam, liên quan đến lộ trình tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – TPP.

Một khi ngay cả Tòa Thánh cũng bày tỏ thái độ “im lặng” trước những gì bị xem là hoàn toàn không yên tĩnh giữa mối quan hệ các tôn giáo với chính quyền ở Việt Nam, thì có lẽ sự lắng tiếng của phái đoàn nhân quyền Cộng đồng châu Âu sau cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào ngày 11/9/2013 cũng có hàm ý không kém. Việc không có bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ cuộc hội đàm này cũng có thể làm người ta nhớ lại tâm thế “xuống giọng” của ông Dan Baer – Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền – sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, mặc dù trước đó Dan Baer là một trong những nhân vật lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối thái độ và hành xử mang tính đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.

RFI : Trước đó chính quyền đã có những động thái “dân vận” và tuyên truyền xung quanh phiên tòa, anh có đánh giá ra sao về những hành động này?

Một trong những động thái đó đến từ thái độ đưa tin và bình luận của báo chí giới đảng – vốn được xem là nhiệt kế cho quan điểm và cách hành xử của nhà nước đối với những trường hợp “quá “nhạy cảm” như Lê Quốc Quân. Một ngày trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân, Đài truyền hình trung ương và Thông tấn xã Việt Nam cùng phát đi một bản tin với nội dung gần sát nhau, lược tả vụ “trốn thuế” của Quân. Tất nhiên, không khó khăn để đánh giá nội dung bản tin này xuất phát chủ yếu từ cáo trạng của Viện Kiểm sát, và nguồn của Viện Kiểm sát lại đến từ Công an Hà nội.

Tuy nhiên, nếu so sánh với thái độ và cách thức đưa tin của một số vụ việc trước đây như vụ xét xử Câu lạc bộ nhà báo tự do, vụ Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên, có thể thấy giọng điệu trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam về vụ Lê Quốc Quân đã nhẹ nhàng hơn khá nhiều: không “luận” về tội danh, không định hướng phải “kiên quyết xử lý”, và mặc dù đoạn cuối có nêu về “núp sau nó là các động cơ chính trị rõ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây phức tạp tình hình để trục lợi”, nhưng cũng không chỉ rõ thế lực xuyên tạc chính trị nào cả.

Trong khi đó, ngoài hành lang tòa án lại diễn ra một chiến dịch vận động không tiền khoáng hậu của các tổ chức chính trị - xã hội của nhà nước để làm sao hạn chế đến mức tối thiểu số người muốn tham dự phiên tòa “công khai và minh bạch”. Không khí ngăn trở quá lộ liễu và rất hài hước như thế cũng làm người ta không thể không nhớ lại những cuộc vận động tương tự đã xảy ra vào giữa năm 2011 để ngăn cản người dân đi biểu tình chống Trung Quốc. Vậy sự tương hợp về cách thức ngăn cản này cho thấy cái gì?

Ít nhất, nhà cầm quyền đã nhận thức ra một điểm chung giữa hai hành động chống Trung Quốc và vụ Lê Quốc Quân là tính chính danh thuộc về dân chúng chứ không phải của những người xử án. Từ đó có thể thấy, nếu đã buộc phải phần nào chấp nhận các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của dân chúng, lẽ nào hành động chính trị của Lê Quốc Quân, trong đó chủ yếu là phản kháng Trung Quốc, lại không được nhà nước “bỏ qua”?

RFI : Từ bản án của Lê Quốc Quân, theo anh xu hướng chính trị ở Việt Nam có thể diễn biến như thế nào?

Nhìn tổng quan, hiện thời Nhà nước Việt Nam đang nằm trong hệ trục tay ba cùng với người Mỹ và Bắc Kinh. Không chỉ với Phương Uyên, bất kỳ mức án nặng nề nào đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.

Trong hệ trục tay ba đó, một bản án được coi là “nhẹ” đối với Lê Quốc Quân sẽ vẫn giữ phần nào thể diện, hay còn gọi là “sĩ diện”, cho chính thể. Cùng lúc, Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao vẫn có án, còn các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở nửa kia thế giới cũng có thể tạm thỏa mãn, nhưng chỉ là tạm thôi, với những cố gắng vận động không mệt mỏi trước đó của họ.

Còn kết quả cuối cùng thuộc về nội lực. Không thể nói khác hơn, hai cuộc biểu tình ở Long An và tháng 8/2013 và tại Hà Nội vào ngày hôm nay đã chứng thực cho hiệu ứng “trong ra – ngoài vào”: trách nhiệm bảo vệ những thành viên và người thân chính là một hành động cần phải có của hoạt động dân sự và các phong trào dân sự đang khởi phát ở Việt Nam, tạo ra hiệu ứng tác động đối với quốc tế, để đến lượt mình, cộng đồng quốc tế lại có thể làm cho Hà Nội bớt “cảm mạo”, khiến Nhà nước Việt Nam phải xem xét lại những bất công do họ gây ra đối với điều được coi là “tự do tôn giáo” và hàng loạt nhu cầu chính trị - xã hội khác.

Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xã hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xã hội dân sự đang hình thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lý và bất công của chính thể cầm quyền.

Đường còn dài. Dù Lê Quốc Quân chưa được tự do, nhưng ít nhất lộ trình dân chủ ở Việt Nam đang được rút ngắn.

RFI : Có những ý kiến so sánh với các vụ án trốn thuế khác, chẳng hạn có một « đại gia » ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Theo anh thì bản án vừa rồi có mâu thuẫn với lộ trình dân chủ ở Việt Nam hay không ?

Ở Việt Nam luôn luôn có sự mất công bằng như thế. Trong rất nhiều vụ án kinh tế tôi đã nghe, có rất nhiều án treo, và thậm chí có những trường hợp vi phạm, trốn thuế tới mức có thể xử chung thân thậm chí cao hơn nữa, nhưng không biết người ta chạy chọt làm sao, cuối cùng cũng chỉ nhận mức án treo.

Nhưng trường hợp Lê Quốc Quân thì lại khác hoàn toàn, nằm ở bản chất có thể nói là vấn đề chính trị của nó. Nếu không vì vấn đề chính trị thì trường hợp Lê Quốc Quân « trốn thuế » rất dễ dàng nhận một bản án – tôi không nghĩ là án treo nữa, mà có thể thậm chí là tại ngoại ngay. Nhưng trường hợp chính trị thì lại khác, và trước đó tôi đã nghe những thông tin thực ra vấn đề của Lê Quốc Quân có thể lên tới 5 năm. Năm năm tù giam chứ không phải là ít.

Còn trong trường hợp này thì Viện Kiểm sát đề nghị từ 24 tới 30 tháng tù giam. Đề nghị này làm tôi nhớ đến vụ xử sơ thẩm Đoàn Văn Vươn tháng 4/2013, thì trước đó cũng có những thông tin là với tội danh chống thi hành công vụ và có vũ khí như vậy là tội trạng rất nguy hiểm, án có thể lên tới từ 15- 20 năm. Rất nặng ! Thậm chí có thể cao hơn – chung thân hoặc tử hình.

Nhưng sau đó dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận và cả cộng đồng quốc tế nữa, thì mức án của anh Vươn đã giảm xuống chỉ còn có 5 năm thôi. Nhiều người không hài lòng, cho điều đó là bất công đối với Đoàn Văn Vươn. Nhưng theo tôi thì chúng ta đang sống ở Việt Nam, và Việt Nam đang có nhiều bất công. Ở đây đòi hỏi một sự công bằng là điều quá xa xỉ.

Do vậy, đối với những trường hợp như Đoàn Văn Vươn, chỉ về đất đai mà lãnh án 5 năm, còn trường hợp Lê Quốc Quân thiên về chính trị, có màu sắc chính trị, mà nhận mức án như thế, theo tôi là trong hoàn cảnh này có thể tạm chấp nhận được. Vì đường còn dài, và trước mắt vẫn còn phiên tòa phúc thẩm.

Chúng ta hãy nhớ lại, trong phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Phương Uyên đã bị xử 6 năm. Cay đắng ! Không thể tin nổi có một mức án như thế. Nhưng đến phiên phúc thẩm thì gần như trắng án và được trả tự do ngay tại tòa. Cho nên chúng ta cũng nên nhìn vào đó để hy vọng cho trường hợp Lê Quốc Quân - có nghĩa là công bằng sẽ được lặp lại. Nhưng công bằng chỉ được lặp lại với điều kiện đấu tranh của không chỉ những người Công giáo, và cả cộng đồng nhân dân chung quanh nữa.

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 08:44:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về ông Lê Quốc Quân
Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại.

Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.


(Hết tuyên bố)
Source: http://vietnamese.vietna...mbassy.gov/pr021013.html

Sửa bởi người viết 02/10/2013 lúc 09:06:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#5 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 08:48:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam : Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù


UserPostedImage
Hàng trăm người tiến về tòa án Hà Nội để kêu gọi tự do cho Lê Quốc Quân, 02/10/2013. Ảnh trang blog Nguyễn Xuân Diện
Tòa án thành phố Hà Nội hôm nay 02/10/2013 tuyên án 30 tháng tù giam đối với luật sư Lê Quốc Quân, nhà ly khai và blogger nổi tiếng, trong một phiên tòa kéo dài vài tiếng đồng hồ về tội « trốn thuế », nhưng bị tố cáo là một vụ án chính trị, theo như ghi nhận của AFP. Hàng trăm người biểu tình đòi trả tự do cho ông. Luật sư Lê Quốc Quân ngay sau đó đã phản đối bản án.
Chủ tòa phiên tòa, bà Lê Thị Hợp, tuyên bố ông Lê Quốc Quân phạm tội « trốn thuế ». Ngoài bản án tù, ông còn bị phạt số tiền tương đương 59.000 đô la. Theo cáo trạng, vị luật sư 42 tuổi bị buộc tội đã tìm cách trốn thuế 20.000 đô la cho công ty mà ông đã thành lập vào năm 2001.

Hàng mấy trăm người biểu tình đòi trả tự do cho nhà ly khai này đã bị ngăn cản không cho tham dự phiên tòa. AFP ghi nhận, đông đảo người ủng hộ, với các biểu ngữ như « Tự do cho Lê Quốc Quân » đã bị hàng rào an ninh dày đặc ngăn chận tại các nẻo đường, trong không khí căng thẳng.

Một số nhà báo trong đó có phóng viên AFP được phép vào tòa án để theo dõi phiên xử trên màn hình ở phòng bên cạnh, mà âm thanh có thể bị cắt khi có những lời tuyên bố nhạy cảm. Ngược lại, phóng viên AFP bị công an mặc thường phục buộc phải rời đám đông biểu tình. Nhiều người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến tòa án.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo đây là một vụ án chính trị: “Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo lắng về vị trí của mình trong xã hội đến mức phản ứng bằng việc tìm cách bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng chính kiến khác". HRW kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân. Nhà ly khai người Công giáo này được nhiều người biết đến với những bài viết trên internet chống lại những vụ vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng và tình trạng độc đảng.

Theo các tổ chức nhân quyền, Việt Nam hiện có hàng trăm tù nhân chính trị, và kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 46 nhà tranh đấu bị bắt giam. Hoa Kỳ cho rằng có 120 tù chính trị tại Việt Nam. Hà Nội cũng chỉ đứng sau Bắc Kinh về số blogger bị giam cầm, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ra tuyên bố về bản án LS Lê Quốc Quân

Đại sứ quán Hoa Kỳ đã ra tuyên bố cho biết « quan ngại sâu sắc » về bản án đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Tuyên bố cho rằng : « Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như các cam kết trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ». Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam thả các tù nhân lương tâm và cho phép người dân bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.

Theo RFI


chung  
#6 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 05:42:38(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.262 giây.