logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 05:24:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Hết thời. Ngồi nghe cải lương đỡ buồn!” Đó là câu nói của anh bạn đã trả lời tôi, khi tôi điện thoại hỏi thăm anh đang làm gì, có muốn đi uống cà phê với tôi không.
Chúng tôi gặp nhau ở cái quán Starbucks khá tử tế vì mấy người nhân viên phục vụ ở đó cho, không đợi phải xin mới cho, khách vài ly nước đá lạnh, không phải trả tiền. (Bạn thấy buồn cười vì ly nước đá lạnh là cái quý giá nơi tôi ở? Bạn cứ đến Dallas để ngồi Starbucks với cái nóng hơn trăm độ F thì sẽ tin là ly nước đá lạnh quý giá như thế nào!)
Giờ thì anh bạn tôi đã hiểu vì sao tôi lại ưa ra Starbucks – nơi chẳng có một đồng hương nào để trò chuyện. Bởi uống cà phê cũng như trời có hôm nắng ngày mưa; người có lúc chợt vui khi thấy buồn. Những lúc bỗng thèm cái lao xao của vỉa hè Sài gòn ngày nào thì ra quán cà phê Việt Nam để lắng nghe thiên hạ sự. Nhưng khi thích một mình, thì không đâu thích hợp bằng không gian Starbucks – nơi luôn có sự yên tịnh của những người không quá khổ sở với hình thức bên ngoài, dù trong nội tâm họ đang diễn ra, chất chứa những ưu phiền đến đâu thì họ cũng chỉ chăm chú vào cái laptop của họ, quan trọng là không làm ồn người khác.
Tôi hỏi anh bạn sao hôm nay lại có nhã hứng nghe cải lương? Anh ấy nói, “đi lục cái móc tai vì chẳng biết ai chửi mà tai bỗng ngứa kinh khủng, rồi thì gặp cái CD không tên trong hộc tủ, chả biết là bí mật gì của mình nên nghe thử để cất kỹ hơn nữa hay là phi tang trước khi bị phát hiện. Hóa ra đó là tuồng cải lương, đem từ Việt Nam về đã cả chục năm, và chưa hề nghe qua…”
Thật khó tin một người rành về kiến trúc Âu Mỹ, giỏi nhớ các loại rượu nho, mà lại thích cải lương của Việt Nam. Cũng như tôi cũng không ngờ là mình ngồi đọc cuốn ca dao Nam bộ, cũng do bạn bè đi Việt Nam, về cho. Ngồi đọc hơn tiếng đồng hồ mới thèm cà phê và rủ anh bạn này ra quán, trong hoàn cảnh cả hai chúng tôi cùng có vợ vắng nhà. Những người vợ Việt Nam di dân sang Mỹ – sau một thời gian đủ dài để hội nhập sẽ bình thản đi vacation một mình; còn những gã độc thân tại chỗ thì thường ngồi tiếc nuối cái thời mong vợ đi chơi vài hôm cho tôi nhờ thì bà xã chẳng chịu đi đâu hết, và cái thời ấy đã qua tự bao giờ!
Tôi hỏi anh bạn, “Chị nhà đi cả tuần rồi hả, chừng nào về? Rồi anh cơm cháo thế nào?”
Anh ấy trả lời, “vắng cơm ba bữa còn no/ vắng em một bữa giở giò không lên…”
“Sao anh nói trúng phóc cái câu ca dao miền Nam mà tôi vừa đọc trước lúc ra đây uống cà phê với anh. Cái anh chàng Nam bộ đó xạo cực kỳ! Vợ bỏ đói một ngày đã meo râu, ở đó mà vắng cơm ba bữa còn no. Tôi hình dung ra một anh nông dân chân lấm tay bùn, nhưng vui vẻ tánh và hiền lành suy tư… cái đặc biệt của anh (cũng đại diện cho hầu hết những người con trai miền Nam là hóm hỉnh dễ thương; phóng đại nỗi nhớ người yêu, nhưng vẫn không thoát khỏi sự thật thà làm động lòng đối tượng…
Tuy gia đình tôi là dân Bắc di cư, nhưng tôi sanh đẻ trong Nam và hầu hết bạn bè từ khi đi học đều là dân Nam. Không biết có thể tính tôi là người Nam không nữa! Nhưng tôi có phần dị ứng với những câu ca dao miền Bắc, nghe nó đanh đá quá!”
“Nói thử…?”
“Ví như người con gái Nam, khi cần lột mặt nạ một anh chàng sở khanh hay chỉ là một tên nổ bạt mạng. Cô ấy sẽ nói nhỏ nhẹ thôi, “May không chút nữa em lầm/ khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm bên Tàu”.
Anh thấy câu thứ nhất, đúng là ngôn ngữ của phái nữ, lúc nào cũng đượm vẻ ta thán (nhưng một chút thôi, chứ không kêu trời gào đất như con gái Bắc). Và sự nhỏ nhẹ, dịu dàng là căn bản của con gái miền Nam.
Về mặt xã hội, ca dao… là từ đời xưa nên mới gọi là ca dao. Và xưa như vậy mà người con gái Nam bộ đã dám nói thẳng ra suy nghĩ của mình với người đối diện mà cô không thích. Há chăng đó là tính chất dũng cảm, vì trên căn bản, cô ấy vẫn là phái yếu.
Về trí tuệ, thì thật đáng nể là không cần hoa mỹ hình tượng ví von mà dùng ngay những hình ảnh thật gần gũi trong đời sống nông thôn như khoai lang khô, dùng cái quý giá trong thời xưa như sâm Tàu để so sánh; nhằm bật ra sự cách (khác) biệt giữa sự thật của người con trai đối diện và những điều anh ta nói (nổ). Cuối cùng là lột mặt nạ anh ba đía, ba xạo nào đó, nhưng không làm mất mặt anh ta đến có thể gây hấn vì tự ái, làm tổn thương, gây hại cho chính người nói không chừng, khi đối tác xấu hổ vì bị lật tẩy.
Với những người xung quanh, có phải cô gái đó được tiếng hiền nhưng không khờ, khôn mà không ngoa…
Trong khi, cũng nội dung ấy. Cô gái Bắc liếc mắt lá răm mà trèo trẹo quai hàm, Anh như trường kỷ nhà quan/ em như chiếc nón mê tàn che mưa… Nghe có vẻ văn chương hơn khoai lang khô và sâm Tàu. Nhưng thấy ngay cái thâm ý của người nói là cực độc, mạ lỵ đối tượng đến tận cùng khinh bỉ. Bởi trường kỷ là vật quý; cho là quý đến trường kỷ cẩn xà cừ, thậm chí dát vàng đi nữa… thì trường kỷ cũng chỉ là vật để người ta đặt đít lên mà ngồi. Còn cô gái ví với cái nón rách được gọi là mê nón; mà lại chỉ còn là mê tàn, một vật không giá trị gì nữa. Nhưng dù chiếc nón có rách đến đâu thì người ta vẫn đội trên đầu.
Cũng là hai hình ảnh tượng trưng, đối nghịch về phẩm chất, giá trị, được vận dụng với hàm ý so sánh, nhưng ngụ ý làm bật lên tính chất đối nghịch…
Về mặt hài hước, hóm hỉnh, thì ca dao miền Nam dễ bật cười hơn, có phần nhân đạo hơn là không mạ lỵ đối tượng đến sát đất như ca dao đất Bắc.
“Cũng may là tôi có phước phần nên không lấy vợ người Bắc…”
“Kết luận gì kỳ vậy ông kia! Không lẽ kiếp trước tôi ăn cắp chuông chùa hay sao mà kiếp này vợ tôi người Bắc. Ông chửi tôi đó hả?”
“Không dám đâu. Mẹ tôi cũng người Bắc vậy! Chuông chùa thì cha tôi đã đánh cắp trước anh. Nhưng tôi xa nhà đã lâu, phần cha mẹ cũng chết cả rồi. Nhiều khi ngồi nhớ gia đình khi năm tàn tháng tận… nhớ mà thương ông già tía của tôi. Cái gì cũng hỏi ý mẹ tôi rồi mới làm. Mẹ tôi thì gái Bắc chánh tông nên bao giờ cũng trả lời nhẹ nhàng là: tùy ý ông! Nhưng ông cụ làm theo ý mẹ tôi thì cả nhà vui vẻ; Ngược lại, ông cụ làm theo ý ông cụ thì không khí gia đình cứ như là nhà có tang.
Trong khi chú tôi, vào Nam mới lấy vợ nên thím tôi người Nam. Thím tôi hả, thím nói với chú tôi, “Cái ông Bắc kỳ… cục này nha! Tui nói ông rồi đó, ông mà làm trật ý tui là tui bằm ông ra cho vịt ăn. Đừng có trách tui à nghen!”
Rồi thì chú tôi cứ làm theo ý ông ấy, chú nói, thím mày bụng ngoài dạ thế đấy. Cứ làm theo chú, chả sao đâu!
Mà chả sao thật, dù chú có làm trật hoàn toàn ý thím thì thím cũng giận thì giận mà thương thì thương… cái ông Bắc-kỳ-cục của thím. Thím cười yêu với ông Bắc của thím mới vui chớ, tui mắc nợ ông hồi nào mà trả hoài không hết vậy nè. Nói một đàng ông làm một nẻo không hà…
Tôi thấy chú tôi sướng hơn cha tôi gấp ngàn lần…”
Anh bạn tôi suy tư , “Nhưng người Bắc thời mẹ ông so với thế hệ vợ tôi đã khác nhiều. Chất Bắc ở vợ tôi như đã loãng theo phong thổ miền Nam. Cô ấy nấu vài món, để trong tủ lạnh cho tôi trước khi đi thăm gia đình bên Cali. Có ghi note dán lên cửa tủ lạnh hẳn hoi là ngày nào – ăn món gì – làm làm sao…
Và hầu như cứ tới giờ ăn, dù cô ấy đang tiệc tùng hay đi shopping ở đâu, cũng đều gọi tôi nhắc nhở chuyện cơm nước.
Trong nhà thì hầu như tôi quyết định mọi chuyện, chỉ thông báo quyết định của tôi chứ không cần hỏi ý trước…
Tôi nói thật chứ không đùa đâu, vắng cơm ba bữa còn no/ vắng em một bữa giở giò không lên. Không có vợ ở nhà, làm cho tôi lười đến chả muốn xuống giường. Có thức dậy vì chả lẽ nằm hoài, thì cũng làm ly cà phê thôi chứ chả thiết gì ăn. Giá hãng có việc, tôi đem thùng mì gói vô hãng rồi làm suốt đến vợ về chứ ở nhà một mình thật nhớ quá!”
“Tội nghiệp anh quá! Mà tội nghiệp tôi hơn – mai, vợ tôi về rồi! Ôi, sao ngày vui chóng tàn. Khi cô ấy gặp bạn bè thì họ hỏi đến tôi, vậy là đưa điện thoại để thăm hỏi. Chán phèo. Tôi nói với cô bạn của bà xã, sau khi cô ấy nói với tôi là ráng lên, ngày mai, vợ ông về rồi! Tôi nói, ôi, sao ngày vui của mấy bà chóng tàn thế!
Cô ấy chả hiểu gì hết! Làm tôi nhớ là cô ấy rất đẹp, vì nhan sắc thường tỷ lệ nghịch với chỉ số IQ. Về già, cô ấy chuyển qua đẹp lão!”
Anh bạn tôi nói, “Anh không rành, gần như là không biết gì về tục ngữ ca dao. Nhưng từ khi quen biết vợ anh, anh để ý thấy trong trò chuyện, vợ anh vận dụng rất nhiều tục ngữ ca dao. Anh thấy được hai cái hay, cái hay thứ nhất là không phải nói nhiều, không cần giải thích dài dòng, mà người nghe hiểu liền. Cái hay thứ hai là ngụ ý của tục ngữ ca dao thường hay hơn ý mình nghĩ ra được để diễn tả. Như hồi còn cặp kè, anh nói, em không gả cho anh thì anh đi tu cho hết đời!
Trong khi vợ anh cười mắc cỡ, rồi nói,

tu đâu cho em tu cùng
mai lỡ thành Phật thờ chung một chùa…

Bây giờ giải thích làm sao cho hết ý anh, giải thích làm sao cho hết ý vợ anh; để ngắn gọn hơn và hay hơn câu ca dao đó chứ! Từ đó, anh ráng nhớ mấy câu vợ thường dùng, và tập dùng trong giao tiếp. Anh thấy có hiệu quả.”
“Vậy anh ráng nhớ thêm vài câu mà tôi vừa đọc ở nhà. Bởi anh là dân Nam kỳ thứ thiệt… Trước hết là câu gần gũi nhất với anh:

tôi xa mình hổng chết cũng đau
thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền…

… như vậy mới phù hợp với câu giở giò không lên của anh.”
“Hay hay, còn hết?”
“Tôi đọc trong cuốn ca dao miền Nam, nhiều câu vui lắm, thằng cha nội kia, đêm hôm còn lặn lội đi thăm người yêu cho đỡ nhớ, xém bỏ mạng. Nhưng cái tình mộc mạc làm cho câu ca dao trở nên hay,

thương em nên mới đi đêm
té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
may đất mềm nên mới hổng đau
phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này…

Còn anh tán gái tam đoạn luận nọ mới độc đáo chưa từng thấy,

trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương

Hỏi chứ, em nào nghe mà không đã lỗ nhỉ. Con gái nào không thích được khen mình đẹp. Thế mà có chàng lại đi qua thiên địa ân tình trước, từ thiên nhiên mới tới con người, từ trời cao đất rộng tới hoa lá cỏ cây… rồi mới khen em đẹp ba đời – làm em sướng hơn lên trời.
Cho dù anh chàng này hơi ba hoa, nhưng con gái đâu thích sự thật! Hơn nữa, ngoài cái ba hoa một chút trong việc ca ngợi nhan sắc của người yêu thì vô tội vạ. Cú nock-out nàng gục vô vòng tay của chàng là tính ơn nghĩa của anh chàng qua hai chữ (đội ơn) trong câu ca dao nói lên đạo đức căn bản của đối tượng…

Còn anh chàng sau đây, tôi tính là con cháu của Lục Vân Tiên vì xem cái chết nhẹ như lông hồng, như anh xa em thì giở giò không lên vậy đó!

Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?

Còn nàng cũng mãnh liệt không kém trong tình yêu đôi lứa, với ngôn ngữ bình dân nhưng tươm đượm nghĩa tình sâu xa hơn lời hoa mỹ,

Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột trao nhau mang về

Xá gì thân xác phù du trước tình yêu khi đã gặp đúng đối tượng; chỉ sợ đau chút thôi nên nói (phải chi) nghĩa là… không có. Nhưng ý tình là chánh, sự sẵn hy sinh mà lòng rất muốn – nói lên tình yêu đã mãnh liệt cỡ nào trong lòng nàng.
Rồi chàng trai Nam cũng lắm tay sợ chết nhưng khẩu khí rất xứng đôi vừa lứa với em phải chi…

Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô

…chứ không lẽ tự tử thiệt, để lại em thơm cho thằng khác hưởng hay sao? Chỉ hù nàng là anh sẽ tự tử nếu hội sau không gặp, để nói lên lòng thành thế thôi…”

Thì ra tôi đã ba hoa hơn chàng trai Nam bộ trong cuốn ca dao mà tôi vừa đọc. Làm anh bạn giở giò không lên, không chịu đi về. Cứ bắt tôi nói tiếp về ca dao Nam bộ.
Hình như anh ấy đã trúng kế điệu hổ ly sơn của tôi, anh ấy thề không ra khỏi nhà cho đến khi chị về – thì tôi đã lôi anh ra được quán cà phê. Bây giờ tôi sẽ lôi anh ấy về nhà mình để cho mượn cuốn ca dao miền Nam về nhà đọc. Nhưng khi nào ra được khỏi cửa nhà tôi thì chưa biết được đâu vì tôi có cả kệ sách về đồng bằng Nam bộ… quan trọng là những vật dùng để chận sách trên kệ đều có độ nặng-nhẹ tùy loại wine hay cognac.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.