logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/10/2013 lúc 05:27:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vàng Ảnh, Vàng Anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo..
Tôi được nghe chuyện “Vàng Ảnh Vàng Anh “70 năm trước. Mẹ tôi kể tôi nghe chuyện “Vàng Ảnh, Vàng

Anh” năm tôi năm, sáu tuổi. Chuyện xưa nằm trong ký ức tôi. Qua năm tháng, ký ức tôi rệu rã, hôm nay

tôi nhớ được ngần này về chuyện “Vàng Ảnh, Vàng Anh “:
Chuyện Tấm Cám. Ðoạn cuối chuyện: Tấm làm vợ vua, được vị Vua trẻ tuổi yêu thương. Một hôm Tấm

về thăm làng quê. Cám bầy chuyện cho Tấm trèo cây cau hái trái cau. Cám chặt gốc cây cau. Cây cau

đổ, Tấm ngã xuống chết. Cám dàn xếp cho vụ Cám giết chị thành tai nạn. Tấm chết. Cám được thay chị

làm vợ Vua.
Linh hồn Tấm nhập vào con chim vàng anh – những tên gọi khác của con chim này là hoàng oanh,

hoàng anh, hoàng yến – chim vàng anh mang linh hồn Tấm bay vào cung vua. Hôm ấy ông Vua trẻ tình

cờ đi ngang chỗ cung nữ – dưới quyền Cám – giặt và phơi y phục của Vua – Vua nghe tiếng con chim

vàng anh hót nghe như tiếng người:
“Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Ðừng phơi bờ rào
Rách áo chồng tao..”
Vua nhìn con chim vàng anh mà nhớ đến Tấm, người vợ Vua yêu thương đã chết. Vua đưa tay áo lên,

nói với chim:
“Vàng ảnh, vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo..”
Con chim vàng anh bay vào tay áo của Vua.
o O o
Tôi bỗng nhớ chuyện “Vàng ảnh, vàng anh.. Có phải vợ anh.. Chui vào tay áo” lúc nửa đêm qua khi tôi

nằm đọc Bút ký “Những Ngày Tháng Khó Quên” của tác giả Ngô Ðình Châu, một cựu sĩ quan Quân Lực

Việt Nam Cộng Hoà. Ông sĩ quan Ngô Ðình Châu đi HO đến Virginia trước tôi mấy năm. Ông là một

trong số nhiều ông giúp đỡ vợ chồng tôi khi chúng tôi đến Xứ Tình Nhân Mỹ Quốc.
Tác giả Ngô Ðình Châu là em ruột Họa sĩ Mạnh Quỳnh. Tôi sẽ gửi đến quí vị bài viết của tôi về Họa sĩ

Mạnh Quỳnh, bài viết căn cứ trên lời kể của ông Ngô Ðình Châu. Hôm nay tôi chỉ viết về tác phẩm

“Những Ngày Tháng Khó Quên”, văn phẩm cuối cùng của ông Ngô Ðình Châu. Ông đã trăm năm hồng

lệ ở Virginia. Tôi tiếc khi ông còn sống tôi đã không đọc kỹ “Những Ngày Tháng Khó Quên” của ông.
Sĩ quan Ngô Ðình Châu bị đi tù khổ sai ở Sốc Trăng. Dưới đây là một đoạn trích trong “Những Ngày

Tháng Khó Quên.” Ðoạn truyện này làm tôi nhớ chuyện “Vàng ảnh, vàng anh.. Có phải vợ anh..”
Ngô Ðình Châu. Những Ngày Tháng Khó Quên. Trích:
Trong những ngày đi cuốc đất với anh em, tôi chứng kiến một chuyện thật là khó tin nhưng có thật.
Ðó là chuyện xẩy ra với một Thiếu úy Cảnh sát làm việc ở Ty Cảnh sát Sóc Trăng, lâu ngày tôi quên tên

anh, nhưng có nhiều anh em tôi chứng kiến chuyện này, trong số có anh Phạm Kim Anh hiện sống ở

Magnolia Westminster, Cali.
Nguyên sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, bọn Việt Cộng bắt tất cả sĩ quan quân đội và cảnh sát đi tù. Anh

Thiếu úy bị bắt giam khi người vợ trẻ của anh đang bệnh nặng. Biết mình sắp chết, chị guợng đến khám

tù xin gặp mặt chồng. Không được gặp chồng, chị về nhà và chết trong ngày hôm sau.
Anh Thiếu úy ở trong tù được tin vợ chết chỉ biết ưá nước mắt. Mấy tháng sau bọn tù chúng tôi bị đưa

đến Cù Lao Vung. Tôi ở cùng đội với anh Thiếu úy. Suốt buổi chỉ thấy anh cắm cúi cuốc đất, nhưng ở

gần anh thì thấy môi anh mấp máy như anh thầm nói chuyện với ai đó.
Rôi đến một chiều chúng tôi đang làm rẫy ngoài trời thì trời bỗng u ám, bỗng có một con chim từ xa bay

đến, bay lượn vòng trên đầu anh Thiếu úy, chim kêu lên những tiếng “Khách.. Khách..” Chúng tôi thấy

anh Thiếu úy ngưng cuốc, ngửng lên nhìn con chim. Anh nói nhỏ câu gì đó cùng lúc anh giơ bàn tay lên,

con chim xà xuống đâu trên bàn tay anh. Anh nói nhỏ gì đó với con chim một lúc rất lâu.
Rồi mưa đổ xuống. Con chim bay lên, lượn ba vòng trên đầu người tù xong chim bay đi mất. Người tù

đứng sững dưới mưa nhìn theo bóng chim bay.
Tối đó trong phòng giam, anh Thiếu úy rưng rưng nước mắt nghẹn ngào kể cho chúng tôi nghe: vì

thương nhớ vợ anh nên anh thường nói chuyện với chị như chị còn sống. Lúc ấy bỗng có chim bay đến

lượn vòng trên đầu anh, anh nghĩ có thể hồn vợ anh nhập vào con chim, bay đến an ủi anh. Anh thầm

nói: “Nếu Em về, Em đậu lên tay anh..”
Ngưng trích.
Câu chuyện trên đây làm tôi thêm tin người ta có linh hồn, và con người sau khi chết có một thời gian linh

hồn vương vấn trần gian. Rất có thể nếu có người thân thương tiếc quá, linh hồn người chết không bỏ đi

được. Cô em văn nghệ của tôi, người chồng cô yêu thương hồng lệ, gặp tôi cô nói:
“Em phải quên chồng em, để chồng em được siêu thoát. Cứ giữ anh ấy ở mãi với em là em ích kỷ, em

chỉ biết có em.”
Cuộc đời đã có nhiều chuyện buồn. Tôi không muốn làm quí vị buồn thêm. Mời quí vị đọc một chuyện

vui.
Như Chuyện Thần Tiên
Tôi tên là Ðào Duy Kỳ, dòng dõi Ðào Duy Từ, là một Trung úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt

nghiệp trường Võ Bị Thủ Ðức, ra đơn vị tác chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975 đến. Cũng như

mọi sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và chịu tù đầy qua các trại Sơn La, Yên Bái, Lạng

Sơn…
Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây

trong rừng. Buổi trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng để “cải thiện.”

bữa ăn Bỗng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước

đến thì một người con gái hiện ra ôm lấy tôi, kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm tôi

và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch:
“Em yêu anh! Anh yêu em đi.”
Tôi không kịp nghĩ gì cả, tôi ôm nàng, cởi vội y phục nàng.Tôi như con hổ đói vồ con hươu tơ. Tôi như

anh con trai mới lớn lần đầu được ôm hôn một cô gái trắng trinh. Da thịt nàng thơm mùi gái trinh. Tôi

đắm vào một thế giới đầy cảm xúc tuyệt vời.
Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh đi nhanh đi. Em tên là Mỹ Lan.”
Tôi nói:
“Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời.”
Tôi ôm nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi không mong được gặp lại nàng lần thứ hai trong đời, việc

gặp lại cô gái rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu chuyện có thể bị vỡ lỡ

mà mang tai họa cho tôi và nàng.
Trước khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai, tôi nhanh nhẹn bước ra rồi

tiếp tục công việc như chẳng có việc gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây rừng, tôi cố ý trở lại nơi này,

nhưng không thấy bóng dáng nàng hay một vết tích nào của nàng. Tôi cố ý lắng nghe trong trại có tin

tức gì một người con gái nào bị bắt ở gần trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe ai nói gì cả. Tôi

mừng nàng được an toàn. Tôi phục nàng can đảm, dám xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện vỡ lỡ, nàng

có thể bị khổ về nhiều tội.
Nàng có thể mang tội gián điệp và bị tù mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng tại

sao lại mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi không thể hiểu nguyên do nào mà

nàng tìm đến hiến dâng trinh tiết của nàng cho tôi như thế! Nàng là con gái miền núi, đâu phải ngưởi Tây

phương mà có lối “yêu cuồng sống vội” như vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng là người thế nào đi

nữa, tôi yêu nàng, tôi trân quý nàng. Nàng là một vị tiên hiện đến trong đời tôi. Nàng đến một lần và chỉ

ban ân cho tôi một lần thôi! Tôi nhớ nàng mãi.
Tôi nhớ làn da trắng ngà của nàng, hương thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi bên mép trái, đặc

biệt là một nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt đến rồi chợt đi như con bướm vàng trong giấc

mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến nàng. Trong giấc mơ, tôi thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc không

hiểu nàng là ai. Nàng là một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là một sơn nữ hay một cán bộ ở trong

vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ miền Nam hay nàng là một cô gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi,

nàng là một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua

xót.Thế là tôi xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.
Năm 1985, tôi được phóng thích.
Trước đây, tôi nghe nói một số sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa đã bị dân chúng

ngoài Bắc ném đá. Nhưng lần này trên xe lửa từ Hà Nội về đến Quảng Bình , chúng tôi không thấy có

chuyện gì xẩy ra. Khi tầu về đến ga Quảng Trị, rồi ga Huế, ga Quảng Nam, chúng tôi xuống tàu đi lại cho

giãn gân cốt, thì được đồng bào vồn vã hỏi chuyện, nắm tay, kẻ cười, người khóc làm cho chúng tôi rất

xúc động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho chúng tôi rất nhiều. Tình cảm đồng bào

quê hương miền Nam rất nồng thắm với những đứa con bất hạnh như chúng tôi!
Sang năm 1986, tôi cùng anh chị em trong gia đình tổ chức vượt biên, may mắn chúng tôi đến được

Paulo Bidong; năm 1987, tôi được đi định cư ở Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi tên vào đại

học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc cho hãng Corel. Sau tôi gặp Mai Linh, người

Mỹ Tho, chúng tôi kết hôn.
Thỉnh thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú, Mỹ Lan đến rồi đi như trong giấc mộng Liêu Trai. Tôi nghĩ

nàng có lẽ đã lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang gùi vào núi bẻ măng, đào khoai, nhổ sắn như hình

ảnh những người dân thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Ðà Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn hiện trong

núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi cảm thấy luyến tiếc bâng khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong

chốn rừng sâu. Giỏi lắm thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay Hợp tác xã trong bản làng, tay

dắt con lớn, vai địu con nhỏ, ngực teo, mặt mũi xanh xao như bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền

Bắc. Hay cao hơn nàng là một nữ đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài quần, đội nón

cối, đi dép râu, vai mang săc-cốt, thân gầy ốm, dáng lom khom. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc

hiện trong tâm trí tôi làm thành một kho kỷ vật êm đềm.
Cuộc hôn nhân của của Mai Linh và tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai

Linh bị bệnh ung thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan lại hiện đến trong tôi rất ngọt

ngào và thần bí. Hương thơm của thân thể nàng như còn vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có

ý định về Việt Nam du lịch, thăm lại Vĩnh Phú, tìm lại mối tình xưa. Nhưng tôi lại không dám vì cuộc đời

như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng đổi thay, quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa

Xuân, không thể nào tìm lại được. Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở lại

quê xưa!
Các bạn khuyên tôi nên đi du lịch một chuyến để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Ðức, Pháp, và

Ý vì Tây phương đối với tôi có nhiều quyến rũ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư tại Tây Ðức. Chị tôi có

con du học tại Tây Ðức trước 1975, đỗ tiến sĩ, sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi

đến Tây Ðức, gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa tôi đi xem cảnh trong

thành phố. Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở ở một tiệm phở của người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại

đây. Khi bà chủ tiến tới chào hỏi chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan, người tình một

khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn in rõ một nốt ruồi duyên. Tôi bàng hoàng đứng

dậy, kéo nàng ra một bên, hỏi nhỏ:
- Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
Sau một phút ngỡ ngàng, nàng nhận ra tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc.

Nàng giao công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại bảo các cháu tôi:
“Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về

sau”.
Tôi theo nàng ra xe.
Nhà nàng ở tại một khu yên tĩnh trong thành phố. Nàng ở một mình với con trai. Các anh em nàng có nhà

riêng. Người thì đi làm các hãng tư, người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm phở. Khi còn hai chúng tôi,

nàng kể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên nhiều người đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm quan ở triều Lê, triều

Nguyễn. Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp,

gia đình nàng bị quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng thu vén tài sản, bỏ trốn lên mạn ngược. Ban

đầu, gia đình nàng giả làm thương gia lên buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường,

lán Thổ tại Vĩnh Phú.
Gia đình nàng ăn mặc, nói năng và sinh hoạt theo phong tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia

đình nàng được cảm tình dân chúng nơi đây, được họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe tin các sĩ quan

miền Nam bị đưa ra giam giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần bản Mường của nàng. Tuy chưa gặp những

người miền Nam, nhưng lòng nàng chan chứa cảm tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng cùng

chung cảnh ngộ, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan miền Nam và sẵn sàng

hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong sạch của người quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng

“không chồng mà chửa” còn hơn ở góa trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh cộng

sản làm chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang ẩn náu đưới một gốc cây trong

rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động. Nàng đã chờ đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và

đã toại nguyện.
Sau cuộc ân ái đầu tiên và duy nhất ấy với người tù khổ sai VNCH là tôi, nàng có thai. Lúc này, mẹ nàng

đã mất, anh em nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho đen thêm một chút

để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây hoang vắng, người Kinh ít khi lên đây. Gia đình

nàng cũng theo nếp “du canh” của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một lần di

chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công an. Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi

trong vụ nạn kiều, anh em nàng theo họ sang Hoa Lục, rồi sang Hongkong.
Tại đây, chính phủ Hongkong bắt anh em nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được

phái đoàn Tây Ðức nhận cho định cư tại Tây Ðức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công nhân cho các

hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và anh em nàng đã thành công. Khách hàng

vào ra nườm nượp, người Việt Nam đã đành mà người Ðức, Pháp, Mỹ cũng thích ăn phở của nhà nàng.

Con trai nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo học trung học và nàng thì vẫn phòng không chiếc

bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ cho đến nay, qua bao chuỗi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi thì nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi ra xe do nàng

lái, đến chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh tan học. Con nàng ra xe. Nàng giới thiệu tôi với

con nàng:
- Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang tìm mẹ.
Tôi thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, trắng hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc

động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, Mỹ Lan và tôi sống trong đêm tân hôn. Ðêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần

trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo của nàng.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang

Mỹ hay ở lại Ðức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến

hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Ðám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Ðức, gồm anh chị

họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ,

chúng tôi sống một đời tự do và hạnh phúc.
Sơn Trung
Quỳnh Mai chuyển
CTHÐ: Tôi tìm được đoạn truyện trên đây trên Web Internet. Thấy truyện hay quá tôi đặt tên truyện là

“Như Chuyện Thần Tiên.” Tôi tưởng đó là chuyện thật. Rồi tôi thấy chuyện không thể, chuyện không phải

là chuyện thật. Ở đời này, đời xưa, đời sau làm gì có cuộc Tình nào Thần Tiên như thế.
Rồi tôi nghĩ sao lại không? Biết đâu đó chẳng phải là chuyện thật? Nếu đó không phải là Chuyện Thật,

tôi thán phục ông bạn nào sáng tác ra Chuyện. Tưởng tượng của ông bạn phong phú, lãng mạn, tuyệt

vời hơn tôi nhiều lắm.
Mà tại sao ta lại không cho đó là Chuyện Thật? Chuyện làm cho Tim Ta ấm lại, Chuyện làm cho Ta thấy

Ðời bớt u ám, bớt sầu buồn. Chuyện cho ta thấy Con Người không chỉ giết nhau, bỏ tù nhau, Con Người

Yêu Nhau dza dzít. Chuyện làm ta yêu Ðời, yêu Người. Chuyện làm cho ta trong một khoảnh khắc thời

gian, trở về cái tuổi ta thơ ấu, khi ta ngây thơ, ta tin tất cả những chuyện Tình Ðẹp ta nghe kể đều là

chuyện thật. Ta còn đòi hỏi gì hơn ở một Chuyện Kể??
Hoàng Hải Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.356 giây.