logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/10/2013 lúc 10:06:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Luật Sư Lê Quốc Quân bị bỏ tù vì lý do chính trị nhưng che đậy bằng một bản án “trốn thuế.” (Hình: Getty Images)
Bài trên báo VNExpress:

"... Ngày 3 tháng 10, công an tỉnh Gia Lai cho biết đã bắt giam Phạm Hồng Tây (23 tuổi, trú tại huyện Ia Grai) để điều tra về hành vi giết người.

... Theo cơ quan điều tra, Tây từng bị xử phạt 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Hồi tháng 9 anh ta được đặc xá ra tù trước thời hạn vì được cho là cải tạo tốt.” (“Mới được đặc xá lại giết công an”)

Nguyên nhân gây án hết sức vớ vẩn, như chính thủ phạm thú nhận “vì muốn trả thù giùm bạn” khi nghe một người bạn kể lại trước đó đã có mâu thuẫn với một công an nên sau chầu nhậu, Tây đã xông vào dùng gạch tấn công viên công an này.

Trước đó, là một vài vụ khác:

“2 ngày sau khi được đặc xá ra tù dịp 2-9 vừa qua, Lương Văn An (SN 1993, ở Thanh Hóa) đã lại đâm, chém chết 1 người và làm 1 người khác trọng thương.” Nguyên nhân cũng vớ vẩn không kém, do bị những người trong bàn nhậu chửi bới, đuổi ra khỏi nhà vì đã khoe thành tích mới đi tù về, nên dùng dao để “dạy” cho những người mạt sát mình một bài học.” (“Mới được đặc xá 2 ngày đã chém chết 1 người, bị thương 1 người,” báo Người Lao Ðộng)

“Tối 8 tháng 9, công an quận Hải An, TP Hải Phòng bắt giữ Thái Sơn (SN 1992,) và Lưu Ðức Sinh (SN 1990) cùng trú TX Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, khi đang cướp tại phường Tràng Cát. Cả Sơn và Sinh có tiền án về tội cướp tài sản, được đặc xá ngày 31 tháng 8.” (“Vừa được đặc xá lại đi cướp,” báo Người Lao Ðộng)

Ðây là những người nằm trong con số “hơn 1.5 vạn phạm nhân được đặc xá dịp 2 tháng 9,” mà báo chí đưa tin trước đó.



Một trong những đợt đặc xá, tha tù trước thời hạn với số lượng lớn nhất từ trước tới nay.

Còn vụ một cô giáo mầm non tại huyện Mai Sơn, Sơn La bị hiếp, giết ngày 14 tháng 9 khiến dư luận bàng hoàng thì Bộ Công An cải chính “không phải là đối tượng được đặc xá mà thuộc diện vừa mãn hạn tù.” (“Bộ CA lên tiếng vụ “vừa đặc xá đã giết, hiếp nữ giáo viên,” VietNamNet) Nghĩa là cũng vừa mới ở tù ra.

Ngay khi báo chí đưa tin số lượng lớn phạm nhân được đặc xá, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự lo ngại qua những nhận xét bên dưới các bài báo.

Mà lo ngại cũng là phải. Nhìn vào điều kiện giam giữ hà khắc, cách đối xử của các quản giáo, cán bộ đối với tù nhân, những kinh nghiệm thực tế mà tù nhân phải trải qua trong các nhà tù của VN khiến dư luận hoài nghi về những tác động tích cực, hướng thiện của môi trường lao tù đối với tù nhân.

Ở một số quốc gia văn minh, dân chủ, tiến bộ, ví dụ như các nước Bắc Âu, chính quyền quan niệm nhà tù là nơi giáo dục, hoán cải phạm nhân là chính, phạm nhân không chỉ được giam giữ trong những điều kiện không đến nỗi nào, mà còn được đối xử hết sức tử tế, thân thiện, bình đẳng...

Còn ở VN, khi ngoài xã hội, nhân quyền con người còn bị luật pháp, bộ máy nhà nước và đội ngũ quan chức lãnh đạo, công an... không hề tôn trọng, thì có hy vọng gì ở trong tù, tù nhân được đối xử đàng hoàng, như những con người?

Nhà tù ở VN là sự trừng phạt đối với những người phạm tội. Trong một môi trường khắc nghiệt từ thể xác đến tinh thần, tâm hồn, người tù khó mà thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cũng không loại trừ có những người hối cải thật sự, nhưng số đông, có lẽ do “hãi” nhà tù mà không muốn quay trở lại lần nữa thì đúng hơn. Và vì “hãi” nhà tù, tù nhân sẽ cố gắng “ngoan ngoãn,” khép mình vào kỷ luật để sớm được ra tù.

Nhưng sau đó thì sao? Trừ những người có hoàn cảnh kinh tế vững vàng, (hầu hết rơi vào quan chức, cán bộ, phạm những tội kinh tế như tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực...) nên sau khi ra tù, vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống vật chất đầy đủ, thoải mái hơn đa số người lao động.

Còn đối với đa số người tù bình thường, khi cánh cổng nhà tù khép lại sau lưng thì tương lai trước mắt họ cũng vẫn mù mịt, đầy dẫy khó khăn. Ðầu tiên là thất nghiệp. Xã hội còn đang đầy dẫy những người có nhân thân “sạch,” có bằng cấp hẳn hoi còn thất nghiệp, huống hồ người mới ra tù.

VN lại không có chế độ an sinh xã hội, không có trợ cấp thất nghiệp, nên thất nghiệp biết lấy gì sống? Con đường hoàn lương thì muôn vàn trở ngại, trong khi hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn khiến người mới ra tù dễ dàng quay trở lại phạm tội. Chưa kể, trong lúc bản thân bế tắc mà nhìn chung quanh xã hội cái xấu, cái ác, sự bất công đầy dẫy... càng khiến người ta bức bối, oán hận xã hội, căm ghét bản thân và trở lại với con đường xấu.

Câu trả lời đã có, qua những vụ án vừa nêu, tuy chỉ mới vài ba vụ nhưng từ tính chất côn đồ cho đến thời giam phạm tội không bao lâu sau khi đặc xá, khiến người dân lo ngại sẽ có thêm những vụ việc tương tự nữa.

Trở lại với việc hơn 1.5 vạn, chính xác 15,523 phạm nhân được đặc xá, theo báo chí, hầu hết là phạm tội hình sự hoặc kinh tế, chỉ có 4 trường hợp phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có hai người “làm gián điệp cho Trung Quốc.” Nhưng không hề có bất cứ người nào bị kết án vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền” cộng sản - hai tội danh thường được sử dụng để tống giam các nhà hoạt động dân chủ hay tù nhân lương tâm.
Nghĩa là cũng như những lần đặc xá trước kia, rất hiếm khi có tù chính trị.

Ở VN, tù chính trị luôn luôn bị đối xử nghiệt ngã hơn các dạng tù nhân khác và do hầu hết họ không chịu nhận tội, trong con mắt nhà cầm quyền, họ “chưa thật sự hối cải” nên không được “khoan hồng” thả về trước thời hạn.

Mặc dù có những người đã chịu cảnh tù đày vài ba thập niên, tuổi già, bệnh tật đầy người như “người tù thế kỷ,” đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu là một trong nhiều ví dụ. Ông bị tù cho đến nay đã 37 năm, sức khỏe cạn kiệt.

Có lẽ số phận ông rồi cũng phải chết rũ trong tù như những tù nhân chính trị khác. Như linh mục Nguyễn Văn Vàng chết vì bị bỏ đói, bị cùm, ông Nguyễn Văn Trại, thành viên Ðảng Nhân Dân Hành Ðộng bị ung thư chết sau khi trải qua gần 15 năm trong tù, cựu sĩ quan VNCH Trương Văn Sương chết vì bệnh tật sau hơn 33 năm trong tù...

Theo lời những cựu tù chính trị như đại úy sĩ quan cảnh sát VNCH Trần Văn Thiêng thụ án 26 năm tù, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Trương Minh Ðức... thì vẫn còn rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo, bị giam lâu hàng chục năm trong điều kiện hết sức tồi tệ.

Họ không được đặc xá. Kể cả những tù nhân lương tâm sau này, khi may mắn hơn các thế hệ tù nhân trước đó, nhờ có internet, trong và ngoài nước biết đến họ và thế giới đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu nhà nước cộng sản VN phải thả họ.

Như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, những nhà hoạt động trẻ tuổi Ðỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ðoàn Huy Chương, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, blogger Ðiếu Cày, blogger Công Lý và Sự Thật, v.v...

Thay vào đó, con số người tiếp tục theo nhau vào tù với những bản án phi lý, phi nhân ngày càng nhiều, mà mới đây nhất, là luật sư, blogger Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù, bị phạt thêm 1-2 tỷ đồng vì tội “trốn thuế.” Tương tự như tội danh mà nhà cầm quyền đã tròng lên cổ blogger Ðiếu Cày trước đây.

Cũng như rất nhiều vụ án chính trị khác, toàn bộ diễn biến và kết quả phiên tòa đã bị dư luận trong và ngoài nước bất bình, lên án mạnh mẽ.

Nhiều người đặt câu hỏi nếu thực sự là “trốn thuế” đi nữa, vậy với số tiền hơn 437 triệu VNÐ bị 30 tháng tù, trong khi có những vụ như “Trốn thuế hàng chục tỷ đồng, “đại gia” Bắc Ninh bị xử án treo?” (Báo An Ninh Thủ Ðô). Hoặc “Nghi án trốn thuế titan 48 tỷ đồng” (Báo Thanh Niên) của công ty KS Bình Thuận nếu đúng, thì phải xử bao nhiêu năm, phạt bao nhiêu tiền?

Nhưng tất nhiên, ai cũng biết nguyên nhân thực sự của vụ Luật Sư Lê Quốc Quân bị bắt là gì cũng như một “nguyên tắc” bất di bất dịch của nhà nước cộng sản VN là tội gì cũng không bị xử nặng và không tha thứ như tội làm chính trị, “âm mưu” đòi tự do dân chủ cho VN.


Song Chi/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.