logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 06/10/2013 lúc 12:15:42(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ngoại trưởng Pháp : « Tướng Giáp là một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam »
UserPostedImage
Ông Võ Nguyên Giáp đang trả lời báo chí trước khi lên đường đi Đà Lạt hội nghị với Pháp - 1946
(Philippe Devillers)

“Một nhà yêu nước và một chiến binh vĩ đại của Việt Nam”, “Một nhân vật phi thường” : Đây là những lời ca ngợi của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius về đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Hà Nội. Trong một bản thông cáo đặc biệt đề ngày 05/10/2013, hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi thông tin về cái chết của Tướng Giáp được đưa ra, Ngoại trưởng Pháp còn ngỏ lời chia buồn với gia đình Tướng Giáp và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh là ông rất xúc động khi được tin tướng Giáp từ trần. Theo ông, Tướng Giáp là “một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam, được cả dân tộc Việt Nam yêu mến và kính trọng” trong vai trò nổi bật “trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước”.

Ông Fabius đã nhắc lại rằng tướng Võ Nguyên Giáp là một người “gắn bó sâu sắc với văn hóa Pháp, sử dụng thông thạo tiếng Pháp". Đối với Ngoại trưởng Pháp Tướng Giáp vừa là một nhà ái quốc vừa là một chiến binh vĩ đại.

Bản thông cáo kết luận : “Vào lúc Pháp và Việt Nam đã trở thành những đối tác chiến lược, tôi xin nghiêng mình trước một nhân vật phi thường, và gửi đến gia đình (Tướng Giáp) cùng nhân dân Việt Nam những lời chia buồn sâu sắc”.

Khi loan tin về phát biểu của Ngoại trưởng Laurent Fabius, hãng tin Pháp AFP đã nhắc lại rằng Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng quân đội trong cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam và ông được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự quan trọng nhất của lịch sử, đã đánh thắng được cả người Pháp lẫn người Mỹ.

Nổi bật trong thành tích của Tướng Giáp là trận đánh lịch sử tại ‘lòng chảo’ Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng đó, theo AFP, đã đặt nền móng cho một đất nước Việt Nam độc lập và khép lại thời kỳ đô hộ của Pháp ở Đông Dương.

(Toàn văn thông cáo của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius
Theo RFI

Sửa bởi người viết 07/10/2013 lúc 09:37:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

chung  
#2 Đã gửi : 06/10/2013 lúc 09:48:35(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

“Non, pas du tout” Không hối tiếc!?
UserPostedImage
“Một lời nói có thể biến nhân cách, phẩm giá toả sáng như minh tinh, nhưng cũng một lời nói, nguyền rủa sẽ tẩm liệm thân xác ta xuống mộ phần…”

Tại Hà Nội, trong một lần phóng viên báo chí quốc tế phỏng vấn: “… Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản ?…”

Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp : (Non, pas du tout) “Không hối tiếc” với toàn thế giới !?
Khách quan, công luận và báo chí không được phép thăm dò vô tư công khai nên nhân dân Việt Nam không biết bao nhiêu người có cùng quan điểm với “ngài” đại tướng họ Võ, nhưng oan hồn hơn 4 triệu quân dân 2 miền Nam Bắc và 2 trăm ngàn nạn nhân lìa đời trong đấu tố CCRĐ chắc chắn sẽ “nguyền rủa” quan điểm trong câu nói lạnh lùng không dị ứng với máu người ấy, bởi vì :

“Liên Xô, đế chế hùng mạnh hàng đầu thế giới, lãnh đạo CS quốc tế và toàn khối CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN vệ tinh, 90% những chế độ một thời theo CS trên toàn thế giới ấy, đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, vứt bỏ tư tưởng Mac, đạp đổ tượng đài Lê Nin để đưa quốc gia hội nhập với trào lưu tiến hoá dân chủ hay đa nguyên văn minh của nhân loại, cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN cũng như ngài Võ Nguyên Giáp, mở to mắt, đã và đang chứng kiến xuyên suốt hơn 20 năm qua …”

Thì ngần ấy máu xương của đồng bào nhân dân rõ ràng đã hy sinh một cách vô ích vì chủ nghĩa CS, quan trọng hơn là sau cuộc nội chiến đẫm máu nước mắt ( trực tiếp ông Võ Nguyên Giáp can dự) CSVN đã thu hồi về một giang sơn gọi là “thống nhất” mà một phần đất trời cương thổ, biển đảo của tiền nhân lại hao hụt về tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc chứ không phải là “đế quốc Mỹ”. Nhưng, ông ta ( Võ nguyên Giáp) cũng như CSVN, rất lạ lùng, không hề xem điều đó là một sự “hối tiếc” ???

Ngược lại như loài cầm thú, mãi chăm lo bộ lông của chính mình mà không đoái hoài đến tiếng kêu đau thương của đồng loại để tự “hãnh diện” hợm hĩnh trơ tráo, thiếu nhân cách, nhắm mắt ăn mày mãi một dĩ vãng nhầm lẫn “tội lỗi” . Mới đây, ngày 24/8- bằng một hình thức tổ chức lễ ra mắt tại bảo tàng Lịch sử quân sự VN. dự án “Danh tướng VN” !? .(*)
UserPostedImage
Tướng “Non, pas du tout” Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Sẽ không có gì đáng nói trong buổi giới thiệu dự án tạc tượng “Danh tướng Việt Nam” chọn ra những nhân vật lịch sử đã trở thành huyền thoại để tạo hình gồm: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, …. Nếu họ (ban tổ chức) không đính kèm nhân vật thứ 4 là ông tướng (Non, pas du tout) Võ Nguyên Giáp nói trên .

Theo họ.. “…đây vốn được xem là bốn nhân vật đại diện tiêu biểu cho hàng nghìn danh tướng Việt Nam, nổi tiếng về tư duy và nghệ thuật chiến tranh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định…” Ngoài 3 vị tướng lẫm liệt của quá khứ lịch sử oai linh, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ -

Riêng “ngài” đại tướng họ Võ, ngoài cái chức Chủ tịch Uỷ Ban Sanh Đẻ Có Kế Hoạch (1983) mang lại 2 câu thơ truyền khẩu “ca tụng” ngài : “Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị em” .

Chúng ta thử lược xem công trạng và tư duy nghệ thuật chiến tranh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định…” của ngài đại tướng (Non, pas du tout) Võ Nguyên Giáp xem nó “nghệ thuật” chân thiện mỹ ra sao.

“Để ban tổ chức triển khai trưng bày bản thảo xin thêm ý kiến góp ý từ người dân cùng các nhà nghiên cứu chuyên môn trước khi tiến hành làm tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh trong thời gian tới, dự kiến sẽ ra mắt nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – tháng 5-2014”- (ban tổ chức).

- Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hoà ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Trong khi tại Đài Loan, Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch ra sức xây dựng đảo Đài Loan thành một quốc gia phú cường, thì tại Viêt Nam để không bị cạnh tranh quyền lực ông Hồ và cánh tay mặt Võ nguyên Giáp, đã thẳng tay tàn sát, tiêu diệt hàng loạt đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông Nguyễn thái Học (Losers are Pirates by James Banerian1984,P-69)
UserPostedImage
Ông Hồ Chính ..Mi và đoàn cố vấn TQ trước Trận Điện biên Phủ
- Năm 1948 – Duy nhất trên thế giới, ông Hồ “phong” cho ông Võ Nguyên Giáp là “đại tướng”, không được đào tạo tại bất kỳ trường võ bị quân sự nào trước đó, không phải trải qua bất cứ một cấp bậc nào trong quân đội, là chỉ huy cao nhất của LL/ vũ trang, ông Võ Nguyên Giáp có “công rất lớn” trong cái chết của 200.000 ngàn lương dân vô tội CCRĐ (1953-1956) .

- 1954, Tướng Giáp cũng như Ông Hồ Chí Minh ngu xuẩn, thiếu thế giới quan – Không học cái gương của các nước Liban và Syrie thuộc địa Pháp, năm 1946 được Pháp trao trả độc lập trong hoà bình là nhờ biết áp dụng “Quyền dân Tộc tự Quyết” theo yêu cầu từ nghị quyết của Hội Đồng Bảo An/Liên Hiệp Quốc, và một loạt các quốc gia Đông Nam Á cũng thế, lấy lại độc lập mà không hao tốn máu xương.

Sau khi hy sinh nữa triệu quân lấy được Bắc triều Tiên làm “phên dậu” phía Bắc , và để chặt đứt cánh tay nối dài của đế quốc thực dân tư bản Pháp nằm sát biên giới phía Nam của mình là Điện Biên Phủ Bắc Việt, Trung Cộng giật dây, yểm trợ chi viện 1 sư đoàn quân pháo binh và các cố vấn Lã Quí Ba, Uỷ Viên Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Vi Quốc Thanh, Cố vấn về Quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưu; Mã Tây Phu, Cố vấn về công tác hậu cần (Hồi Ký cố vấn Vi Quốc Thanh). Chính các Cố vấn Trung Cộng này đã trực tiếp chỉ huy trận Điện Biên Phủ. Tướng họ Võ “đảng ta” chỉ là kẻ thừa hành, tay sai, chỉ huy hàng ngàn dân quân VN ra sức ngày đêm như bầy chuột chũi đào giao thông hào áp sát các lô cốt lính Pháp để sử dụng chiến thuật hy sinh “biển người” tràn ngập.
Tránh tiếng với thế giới và HĐBA/LHQ, Trung Cộng dấu mặt, im lặng sau khi yểm trợ cho CSVN ở trận Điện Biên Phủ, và CSVN nhân tiện “tôn vinh” với nhân dân mình và thế giới, lấy chiến thắng ĐBP làm 100% là thành tích “vang dội” của riêng mình ??, “đánh bóng” thêm tên tuổi Võ Nguyên Giáp ! ( Sau này các tướng trong QĐ/CSVN khinh miệt gọi Võ nguyên Giáp là tướng tốt nghiệp từ “giao thông hào” ) .

- 1968, Khi Võ Nguyên Giáp dùng 3 Sư đoàn bộ binh và trọng pháo bao vây toan lấy chiến thuật “biển người” để tiêu diệt 6,000 Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân QL/VNCH trên đồi Khe Sanh, Quảng Trị . Nhưng không chiếm nỗi, đổi lại Phía CS Bắc Việt bị pháo đài bay B52 trải thảm tiêu diệt từ 10 đến 15, 000 bộ đội. Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh (TomCarhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130). Bản chất trận Khe Sanh và Mậu Thân 1968, Tướng Giáp, không còn manh giáp, bởi lạc hậu chiến thuật. Chỉ xót thương, máu xương con em bà con Miền Bắc.

- 1972, đích thân Võ đại tướng chỉ huy chiến dịch Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ( Mùa hè đỏ lửa). Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển, vùng Chiến thuật 1, cùng lúc 6 sư đoàn CS Bắc Việt hành quân tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin nội bộ CS Bắc Việt sau này cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974. mà không có được một thành quả cụ thể chiến thắng nào ( Võ nguyên Giáp – Wikipedia ) .

Khái quát cho thấy “nhất tướng” công thành Võ Nguyên Giáp “dỏm”, nhưng vinh quy trên hàng vạn “cốt khô” thanh niên, đồng bào “thật” vì vậy không lạ, khi nhân dân thấy ngài lên “lon” Chủ tịch Uỷ Ban Sanh Đẻ Có Kế Hoạch (1983), và trong suốt thời gian CSTQ xua quân vượt Bắc biên giới vào Việt Nam “dạy học”, ngài đại tướng cũng chỉ ngồi nhà ôn bài “cầm quần chị em” mà không “cố vấn” tham chiến gì để chống xâm lược .

Mới đây nhân dịp “ngài” tròn 102 tuổi (25/8/11-25/8/13) , 23/8/2013, ng đầu hói CT/QH đã tổ chức đến thăm và chúc thọ sinh nhật ngài, ng CT/QH tuyên bố hy vọng “ngài đại tướng” sống lâu thêm nữa để đóng góp “trí tuệ” cho sự nghiệp vinh quang (Non, pas du tout) mà suy cho cùng so với Tiền Nhân :

Danh tướng Trần Bình Trọng : “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Đại Vương Trần Hưng Đạo : “ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã”.

Thì “ Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản ?”. Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp : (Non, pas du tout) “Không hối tiếc.”

Hơn 4 triệu người Việt Nam đã nằm xuống bởi một thứ chủ nghĩa CS ảo vọng đầy tội ác mà đa phần nhân loại đang nguyền rủa chôn lấp. Đó không phải là một điều “đáng hối tiếc” ??, ông Võ Nguyên Giáp khẳng định !?

Đây có lẽ là lời nói “phản động” kinh tởm, đáng nguyền rủa nhất của một người Việt Nam đối với dân tộc mình, mang tên Võ Nguyên Giáp, tính đến thời điểm hiện nay .

Và chắc chắn đó là lời nguyền rủa của rất nhiều người dân Việt hai miền Nam Bắc như tẩm liệm ông xuống huyệt mộ ngày hôm nay !!!

Hoàng Thanh Trúc
xuong  
#3 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 08:44:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chia rẽ quan điểm về Di sản của Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp
UserPostedImage
Tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. (hình chụp ngày 4/5/1984).
HÀ NỘI — Thứ Sáu 4 tháng 10, một trong các vị chỉ huy quân sự Việt Nam được kính trọng nhất, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời tại một quân y viện ở Hà Nội, thọ 102 tuổi. Thế nhưng bất chấp những lời vinh danh và sự thương tiếc của công chúng trên khắp nước, sự nghiệp lâu dài của vị tướng lãnh này trong cả thời chiến lẫn thời hậu chiến vẫn gây chia rẽ, nhất là trong giới các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gửi về bài tường trình sau đây.

Tin Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội chiều tối thứ Sáu, nhanh chóng khơi lên những phản ứng khác nhau.

Tướng Võ Nguyên Giáp được cho là có công vạch kế hoạch trận Điện Biên Phủ hồi năm 1954, dẫn tới việc chấm dứt chế độ cai trị thực dân Pháp. Ông cũng được mô tả là một nhân vật chủ chốt đưa việc đánh bại miền Nam Việt Nam hồi năm 1975, chấm dứt cuộc chiến tranh mà người Việt Nam gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Chiến lược gia tự học này được coi là cha đẻ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và từng là một người bạn thân của ông Hồ Chí Minh.

Đối với một nhân vật có tầm vóc lịch sử như thế, sự chú ý sau khi ông qua đời đã tỏa một ánh sáng vào các nhà đương thời tại Việt Nam và thành tích của họ, theo nhận định của ông Jonathan London, một nhà phân tích về Việt Nam, và cũng là phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông.

“Cái chết của Tướng Giáp một phần nào đó khiến người ta chú ý tới thành tích cũng như tính chính đáng của giới lãnh đạo Việt Nam đương quyền, thế cho nên trong giới lãnh đạo cảm thấy cần phải xử lý vấn đề này vì những sự nhạy cảm liên quan tới nó.”

Sau chiến tranh, Tướng Giáp đã nêu lên những quan tâm về việc Việt Nam nhanh chóng áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế cũng như chính sách đối ngoại theo kiểu Xô Viết. Sau đó, Tướng Giáp đã bị gạt sang một bên trên chính trường Việt Nam, và về hưu vào năm 1991 sau khi từ nhiệm chức Phó Thủ Tướng.

Giáo sư London nói giới lãnh đạo Việt Nam muốn kiểm soát việc tường thuật chính thức về cái chết của Tướng giáp bằng cách chú trọng vào những thắng lợi quân sự của ông, nhưng việc đó có thể khó khăn vì những lập trường chính trị của ông trong những năm cuối đời.

“Cách đây vài năm khi Tướng Giáp lên tiếng về một số vấn đề, kể cả việc khai thác bô-xít trên vùng Tây nguyên, và kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình, ông đã gây được sự chú ý rộng rãi trong công chúng nói chung.”

Một số những người ủng hộ và quảng bá lập trường của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng trở thành mục tiêu của chính phủ.

Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bùng nổ tại Hà Nội hồi năm 2011, một số những người biểu tình đi tuần hành, mang theo hình ảnh của Tướng Giáp.

Ông Nguyễn Quang Thạch là một trong những người đi biểu tình. Ông nói ông tin rằng dân chúng Việt Nam nên thể hiện tinh thần của Tướng Giáp, nhưng không phải chỉ để phản đối Trung Quốc.

“Vào thời điểm này, công dân Việt Nam cần nhập tâm học hỏi tinh thần của Tướng Giáp để đất nước chúng ta có thể chiến thắng trên nhiều mặt trận, như cải cách kinh tế và giáo dục, và hiện đại hóa quân đội.”

Nhưng không phải tất cả giới hoạt động tích cực đều chia sẻ nhiệt tâm của ông Thạch. Trong khi Tướng Giáp bước vào tuổi 90, ông vẫn là một tiếng nói có nhiều ảnh hưởng ở Việt Nam, nhưng một số cho rằng ảnh hưởng của Tướng Giáp đã bị sụt giảm trong những năm gần dây trong khi ông không xuất hiện trước công chúng, và phải nhập viện. Giáo sư London nói tiếp:

“Tướng Giáp đã nằm viện trong 3 hoặc 4 năm cho nên cái chết của ông đã được dự kiến từ lâu. Trong khi đó, tôi tin rằng nền văn hóa chính trị của Việt Nam đã thay đổi nhiều trong một thời gian rất ngắn. Cho nên trong khi cá nhân Tướng Giáp chỉ vài năm trước còn gây nhiều sự chú ý trong giới đấu tranh để đòi cải cách chính trị tại Việt Nam, thì tới khi ông qua đời, Việt Nam về phần lớn đã bỏ ông lại trong quá khứ để hướng về tương lai.”

Đối với những người đã chạy sang Hoa Kỳ sau chiến tranh Việt Nam, những phản ứng trước cái chết của Tướng Võ Nguyên Giáp khác biệt hẳn với những người tại thủ đô Hà Nội. Rất nhiều người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn còn những tình cảm mạnh mẽ chống đối Đảng Cộng Sản Việt Nam, theo lời ông Hoàng Tứ Duy, người phát ngôn của Đảng Việt Tân, một đảng bị cấm hoạt động ở Việt Nam.

Ông Duy nói:

“Tôi tin rằng những lời tuyên truyền bên trong Việt Nam, và lời tuyên truyền của một số nhà trí thức phương Tây, luôn luôn xoay quanh việc Tướng Giáp đã đánh đuổi người Mỹ ra khỏi Việt Nam như thế nào. Nhưng tôi tin rằng họ quên mất rằng trong 20 năm ấy, trên thực tế đây là một cuộc nội chiến giữa những người anh em Việt Nam, tranh đấu cho hai ý thức hệ khác nhau, và cuối cùng, tôi tin rằng đất nước Việt Nam là bên thua cuộc trong trận thư hùng này.”

Nhưng ông Hoàng Tứ Duy nói thêm rằng cộng đồng người Việt ở hải ngoại nên đánh giá đúng vai trò của Tướng Giáp trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

“Chúng ta phải thừa nhận vai trò của Tướng Giáp trong phong trào giành độc lập, trong vai trò của ông ở Điện Biên Phủ, đó là một điều mà không phải tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt hải ngoại sẵn sàng công nhận.”

Tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được cử hành vào ngày thứ Bảy tới tại Hà Nội.
Theo VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 08:46:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Tướng Giáp biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng trên thế giới'UserPostedImage
Hàng ngàn người mang theo hình ảnh, hoa, nhang đèn xếp hàng dài nhiều km đến cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 6/10/2013.
Việt Nam tổ chức quốc tang tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày 12 và 13/10. Các nơi công cộng sẽ treo cờ rũ và các sinh hoạt vui chơi giải trí được lệnh ngưng hoạt động.

Linh cữu Tướng Giáp được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức tại đây từ sáng ngày 12/10, một ngày trước khi cử hành lễ truy điệu lúc 7 giờ ngày 13/10.

Lễ an táng cũng được tổ chức cùng ngày tại quê nhà của ông ở tỉnh Quảng Bình, theo nguyện vọng của chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Hàng chục ngàn người hôm qua 6/10 đã xếp hàng dài nhiều giờ đồng hồ bên ngoài tư gia của Tướng Giáp tại trung tâm Hà Nội chờ đến lượt vào viếng ông và bày tỏ lòng thương tiếc một trong những vị anh hùng được kính trọng nhất tại Việt Nam qua đời hôm 4/10, thọ 102 tuổi.
Tin Tướng Giáp từ trần khơi dậy làn sóng chia buồn trên khắp các trang mạng xã hội. Dư luận, truyền thông trong và ngoài nước cũng đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về người đã lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, một chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng khác trên thế giới.

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện quốc phòng Úc, cho rằng sự nghiệp của Tướng Võ Nguyên Giáp có thể chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu từ 1944 đến 1972, 1973 khi ông đích thực là tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Giai đoạn thứ nhì là trong công cuộc thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam còn được gọi là cuộc chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975. Và đoạn cuối sự nghiệp của ông là quảng thời gian ông về hưu vào năm 1991, lúc 80 tuổi.
UserPostedImage
Hai phụ nữ bật khóc sau khi đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 6/10/2013.
Vẫn theo nghiên cứu gia Carl Thayer, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược quân sự tự học và cũng tự rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của mình, nhất là trong trong giai đoạn 1950-1951.

Giáo sư Thayer nói Tướng Giáp tin rằng chính trị và sách lược quân sự là hai vấn đề song hành với nhau và rằng các cuộc chiến tranh cần phải có thời gian.

Tài quân sự nổi tiếng thế giới của vị Tướng này được thể hiện qua trận Điện Biên Phủ, đánh bại quân đội Pháp.

Giáo sư Carl Thayer:

“Đánh bại một quân đội hùng mạnh ở Châu Âu thời bấy giờ bằng chiến thuật chiến tranh du kích chứng minh cho các dân tộc bị thuộc địa thấy rằng nếu họ phải bước vào chiến tranh, họ có hy vọng chiến thắng bằng cách kéo dài cuộc chiến.”

Giáo sư Carl Thayer nhận xét chiến thắng Điện Biên Phủ là thành tựu lớn Tướng Giáp đóng góp cho lịch sử Việt Nam nói riêng và cho phong trào chống thuộc địa ở nhiều nơi khác nói chung.
Ảnh hưởng của Tướng Giáp bị suy yếu dần kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Ông bị loại khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Gần một thập niên sau, vào năm 1991, ông bị gạt ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, rời khỏi chức Phó Thủ tướng và Ủy viên Trung ương Đảng, về nghỉ hưu ở tuổi 80.

Theo giới phân tích, dù đánh bại các kẻ thù nước ngoài hùng mạnh trong chiến tranh như ‘thực dân Pháp’ hay ‘đế quốc Mỹ’, nhưng kết cục đời binh nghiệp của mình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cuối cùng lại bị mất quyền lực trước các đối thủ chính trị ngay trong chính quyền cộng sản Việt Nam.

Nguyên nhân, theo chuyên gia phân tích chính trị Việt Nam Carl Thayer, là vì:

“Tướng Giáp là thành viên duy nhất trong Bộ Chính trị được học nền giáo dục phương Tây mà trong nội bộ có những người rất thân Trung Quốc trong khi ông Giáp luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, cho nên, ông phải đương đầu với nhiều thách thức.”

Về cuối đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích các mối quan hệ ấm nồng hơn giữa Việt Nam với nước Mỹ cựu thù và mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xã hội.

Một trong những việc làm của ông được quần chúng ủng hộ là công khai phản đối dự án khai thác bauxit Tây Nguyên vào năm 2009 vì mục đích bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia.

Dự án khai thác mỏ bauxit ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với đối tác Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trong công luận liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, và tác hại môi trường sinh thái. Ít nhất Tướng Giáp đã 3 lần gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng dự án, nhưng không được hồi đáp.

Ông cũng chống lại việc phá bỏ Hội trường Ba Đình nhiều di tích.

Tuy nhiên, cả hai dự án bị ông phản đối này đều được xúc tiến như kế hoạch.


Tải để nghe tướng Giáp biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng trên thế giới




Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho.

Ông bắt đầu hoạt động chính trị tích cực từ những năm 1920 và là một ký giả trước khi tham gia Đảng Tân Việt cách mạng vào năm 1927, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông ra đi, để lại bà Đặng Bích Hà, người vợ của ông từ năm 1949, cùng 4 người con.

Sau khi Tướng Giáp từ trần, Việt Nam loan báo Hà Nội sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp.
Theo VOA
chung  
#5 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 09:09:09(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp
UserPostedImage
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Pháp Jean-Claude Pomonti tại Hà Nội, tháng 04/2004. Nicolas Cornet
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại nhiều thương tiếc trong lòng người dân Việt Nam lẫn giới nghiên cứu tại phương Tây. Đối với ba tờ báo lớn của Pháp sáng thứ Hai 07/10/2013 - Le Monde, Libération và L’Humanité - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như một chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ XX.
Chính ông là người duy nhất đánh bại Pháp và dám đối đầu với Mỹ, điển hình qua chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng 30/04/1975. Một chiến lược gia mà đến ngay cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể.

« Ngọn núi lửa dưới lớp băng »

Nhật báo Công giáo La Croix, dành một góc nhỏ trên mục Thế giới để thông báo « Việt Nam để quốc tang tướng Giáp ». Ngoài tít lớn trên trang nhất « Thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam », nhật báo cộng sản L’Humanité dành hẳn 4 trang phụ san để nhắc lại những hồi tưởng của Alain Ruscio - sử gia kiêm cựu thông tín viên L’Humanité trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam trong bài viết « Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò ưu tú của Bác Hồ ». Tờ báo còn đăng lại bài phỏng vấn của đặc phái viên Dominique Bari - thực hiện vào ngày 05/04/2004 năm mươi năm sau trận chiến Điện Biên Phủ qua hàng tựa « Tôi là một đại tướng cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh ».

Những cuộc tiếp xúc với các ký giả phương Tây đã để lại trong họ những ấn tượng sâu đậm cho thấy ông không phải là một chiến thuật gia khô khan như ta tưởng, ông cũng có chút lãng mạn như bao con người khác, cũng thích thơ phú, văn chương ; thích các tác giả Mỹ nhất là các nhà văn Pháp như La Fontaine, Anatole France, Voltaire, Romain Rolland, theo như nhận xét của tác giả Daniel Roussel, cựu phóng viên thường trực của L’Humanité tại Việt Nam, trong bài viết « Giáp, người không khuất phục, yêu thích từ Voltaire đến Romain Rolland ».

Tác giả nhớ lại, đàng sau tính cách uy quyền tự nhiên đó, ông là một con người rất thoải mái, nhã nhặn, hay cười, quan tâm đến người khác, rất mô phạm nhưng cũng rất nhiệt tình.

Trong con mắt của người Pháp, Đại tướng như là « một ngọn núi lửa dưới lớp băng tuyết », theo như hàng tựa nhận định của báo Le Monde. Tờ báo cho đăng lại bài viết này do tác giả Jean Lacouture thực hiện cho báo Le Monde ấn bản ngày 05/12/1952.

Võ Nguyên Giáp, trận chiến cuối cùng

Còn đối với tác giả Jean-Claude Pomonti, trong bài nhận định sâu sắc « Võ Nguyên Giáp : Đại tướng Việt Nam, người dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn năm 1975 », những chiến công lẫy lừng đó đã làm nổi bật các phẩm chất ngoại hạng của một nhà cầm quân đó là: uy tín lãnh đạo và tài điều động hậu cần-chiến lược ngoài tầm cỡ. Những thành công không thể nào chối cãi được này, đưa tướng Giáp vào hàng ngũ những nhà chiến lược lớn của Việt Nam, những người đã chặn đứng thành công các cuộc xâm lược phía Nam của các triều đại Trung Quốc.

Về phẩm chất đầu tiên, tác giả thuật lại, khi còn đi dạy tại trường Trung học Thăng Long, các học trò đã đặt cho ông biệt danh là « Đại tướng » và thường hay gọi ông là « Napoléon ». Bởi một lẽ rất đơn giản là vì, ngoài sự ngưỡng mộ mà ông dành cho các bậc tiền nhân trong lịch sử, ông còn nghiên cứu rất kỹ về các chiến dịch của Napoléon.

Các bậc tiền nhân nuôi dạy ông nghệ thuật sử dụng địa bàn, dựa vào địa thế núi non, cách đảm bảo hậu phương, và cách dụ dỗ đối thủ vào bẫy. Nhưng với Napoléon, điều mà ông tâm đắc nhất chính là « hiệu quả bất ngờ » : Yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 và Sài Gòn năm 1975.

Nói về tài hậu cần, tác giả nhớ lại có lần Tướng Giáp nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Napoléon : « Chỗ nào có con dê đi qua được, ở đó con người cũng có thể đi được. Chỗ nào một người đi được, ở đó một tiểu đoàn cũng có thể đi được ». Và trận chiến Điện Biên Phủ là một minh chứng điển hình cho tài điều binh khiển tướng, huy động nhân tài-vật lực của ông.

Thế nhưng, chiến lược ngạc nhiên nhất mà Đại tướng đã thực hiện trong suốt những năm 1960, đó chính là « đường mòn Hồ Chí Minh » nhằm vận chuyển binh sĩ, khí tài và lương thực dẫn đến chiến thắng lịch sử 1975. Con đường huyết mạch của Cộng sản mà Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu thời gian, tiền tài và nhân lực nhưng vẫn không tài nào bẻ gãy được.

Số phận như Nguyễn Trãi !

Tài năng luôn đi kèm theo sự đố kỵ. Pomonti cho rằng chiến thắng năm 1975 đã khiến ông bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo cũng như bao chiến lược gia lỗi lạc khác của Việt Nam, bị cho quá xuất sắc và có quá nhiều ảnh hưởng nếu không muốn nói là quá nguy hiểm.

Tác giả so sánh trường hợp của Đại tướng với nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi thế kỷ XV, một nhà nho uyên bác và cũng là một vị tướng tài giỏi, bị kết án lưu đày để không thể nào gây ảnh hưởng lên hoàng đế của mình là Lê Lợi.

Kể từ năm 1976, tướng Giáp lần lượt mất các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (1976), Bộ trưởng Quốc phòng (1980), Ủy viên Bộ Chính trị (1982), Ủy viên Trung ương Đảng và phó thủ tướng phụ trách kinh tế (1996). Dù không còn được trọng dụng như trước, nhưng Đại tướng vẫn rất tỉnh táo, biết chọn thời điểm để rồi thỉnh thoảng đưa ra những quan điểm của mình, mà ví dụ minh chứng là ông đã công khai phản đối vụ khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của tập đoàn Trung Quốc Chinalco vào năm 2009. Theo Đại tướng, đây là một « sai lầm to lớn ».

Có thể nói, cho đến giờ phút đó, ông cũng đã chứng tỏ « chưa bao giờ Đại tướng buông vũ khí ». Đối với ông, đó cũng có thể là một « trận chiến cuối cùng » như hàng tựa nhận định trên tờ Libération.
Theo RFI
chung  
#6 Đã gửi : 07/10/2013 lúc 09:10:15(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Hàng ngàn người xếp hàng để viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp
UserPostedImage
Người dân xếp hàng trước số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để chờ đến phiên vào tưởng niệm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp ngày 06/10/2013.
REUTERS/Kham

Từ hôm qua, 06/10/2013, hàng ngàn người Việt Nam, không chỉ ở Hà Nội, mà còn từ những nơi khác đến, đã xếp hàng trước tư gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để viếng viên tướng vừa qua đời ngày 04/10/2013.
Lễ Quốc tang của tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức trong hai ngày 12 và 13/10, nhưng từ hôm qua, gia đình của ông đã mở cửa để người dân vào viếng. Hàng ngàn người đã lũ lượt kéo đến, xếp hàng rất dài và rất trật tự trước căn biệt thự của gia đình tướng Giáp ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, chờ được vào bên trong để tỏ lòng tưởng nhớ và tiễn đưa cố Đại tướng.

Từ Hà Nội, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên mô tả thái độ thành kính của người dân Việt Nam nói chung, và của giới văn nghệ sĩ nói riêng, đối với tướng Võ Nguyên Giáp :
Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 08/10/2013 lúc 08:48:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp

UserPostedImage
Nữ phóng viên Catherine Karnow và Tướng Giáp
Trước tin Tướng Giáp từ trần, nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow nói với VOA Việt Ngữ rằng bà cảm thấy buồn như mất đi một người bạn của gia đình dù biết rằng ngày này sẽ tới vì Tướng Giáp đã nằm viện nhiều năm qua.

Bà Karnow là nhiếp ảnh gia nước ngoài duy nhất được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lịch sử về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ hơn 20 năm trước.
Bà cũng là con gái của nhà báo và sử gia nổi tiếng Stanley Karnow, tác giả cuốn sách về Việt Nam có tựa là ‘Vietnam: A history’ (Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử).

Nữ phóng viên ảnh cho VOA Việt Ngữ biết những ấn tượng của mình về Tướng Giáp.

“Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự kiên cường, nỗ lực, sự thông minh cũng như trí tuệ tuyệt vời của ông. Khi tôi gặp ông ấy, tôi thực sự cảm thấy mình đang đứng trước một con người kiệt xuất. Tôi có thể cảm nhận được sự thông tuệ của ông ấy trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Ông ấy là người lịch sự, luôn tôn trọng và quan tâm tới người khác”.

Bà Karnow cho biết bà nghĩ cha mình cũng ngưỡng mộ sự can trường và trí tuệ của Tướng Giáp.

Trong cuốn sách ‘Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử’, ông Stanley Karnow viết: "Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sĩ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là ‘núi lửa phủ băng’.

Chính cha bà Karnow đã giới thiệu bà với Tướng giáp và cơ duyên bắt đầu từ đó.

“Nhiều năm qua, tôi ngày càng trở nên thân thiết hơn với gia đình Tướng Giáp. Thoạt đầu, cha tôi giới thiệu tôi với Tướng Giáp hồi năm 1990 khi ông phỏng vấn Tướng Giáp cho một bài viết để đăng trên trang nhất tờ The New York Times. Và rồi khi tôi tới Việt Nam một vài tháng sau đó, tôi được mời chụp ảnh chân dung ông. Dù thoạt đầu tôi được cha tôi giới thiệu, tôi đã giành được cảm tình của gia đình Tướng Giáp. Tôi tin rằng họ thích các bức ảnh của tôi, và họ ngày càng tôn trọng tôi trong tư cách một nhiếp ảnh gia. Mỗi lần tôi trở lại Việt Nam, tôi luôn dành thời gian nhất định để tới thăm gia đình Tướng Giáp, chụp chân dung ông không những để phục vụ cho công việc của tôi mà còn dành tặng gia đình ông. Trong nhiều năm qua, các bức ảnh tôi chụp ông trở thành các bức chân dung chính thức của ông”.
Bà Karnow kể lại, năm 1994, khi bà tới thăm Tướng Giáp, ông đã mời bà cùng đi Điện Biên Phủ với ông.

Theo nữ phóng viên ảnh này, ông Giáp không lên đó theo kế hoạch, mà bí mật đi trước một tuần nên ít phóng viên biết và bà là phóng viên nước ngoài duy nhất trong số các phóng viên Việt Nam tháp tùng Tướng Giáp.

Bà Karnow cho hay, ông Giáp từng trở lại Điện Biên Phủ trong vòng 40 năm trước đó, nhưng chưa từng trở lại Mường Phăng, nơi ông từng vạch chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nữ nhà báo cho biết đó là một trong những kỷ niệm không bao giờ quên của bà

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tướng giáp đó là khi chúng tôi tới một khu rừng ở Mường Phăng và tới một lán nhỏ nơi ông hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi thứ trông y như xưa. Chứng kiến ông đứng tại chính nơi ông từng đứng 40 năm trước là điều thật đáng nhớ”.

Tướng Giáp từ trần hôm 4/10 và báo chí trong nước đưa tin hàng chục nghìn người đã tới viếng ông tại tư gia ở Hà Nội.

Quốc tang sẽ được tổ chức vào ngày 12/10 và sau đó linh cữu ông sẽ được đưa về quê nhà Quảng Bình.

Thông tin mới nhất cho hay, gia đình của Tướng Giáp hôm 8/10 thông báo lập một trang chính thức trên Facebook để cập nhật các thông tin về ông.

Trang này đã cho đăng tải sắc lệnh phong Đại tướng do Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh ký ngày 20/01/1948.

Số người ‘thích’ (like) trang này thay đổi từng giờ và hiện đã lên tới hơn một chục nghìn người, tính tới 8 giờ tối ngày 8 tháng 10.



Theo VOA
song  
#8 Đã gửi : 08/10/2013 lúc 10:46:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gợi lại một số hồi ức cá nhân về Tướng Giáp
UserPostedImage
Thượng nghị sĩ John MacCain tại Thượng viejn Mỹ ngày 25/9/2013.
REUTERS/Jason Reed


Nguyên là một tù binh chiến tranh Việt Nam, ngay sau khi được tin Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ là một trong những nhân vật đầu tiên lên tiếng ca ngợi người quá cố qua mạng xã hội Twitter.
Sau đó, trong một bài viết dài hơn được trang mạng báo Mỹ Wall Street Journal công bố hôm 06/10/2013, ông đã nhắc lại một số kỷ niệm và đánh giá của ông về cựu đối thủ của mình mà ông đã có dịp gặp gỡ.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay từ thứ Sáu, 04/10, ngay sau khi tin Tướng Giáp qua đời được tiết lộ, trên trang mạng Twitter, ông John McCain đã ca ngợi vị tướng quá cố là một « chiến lược gia quân sự tài ba ».

Hai hôm sau, viên cựu phi công bị bắt làm tù binh ở Việt Nam ( máy bay của ông bị bắn rơi vào năm 1967 trên bầu trời Hà Nội) đã đánh giá sâu hơn về người đã thành công trong việc đánh bật lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam, và nhắc lại các kỷ niệm mà ông còn giữ được sau hai lần gặp Tướng Giáp.

Giải thích về lý do vì sao Mỹ bị thua tại Việt Nam, ông John McCain nêu lên « quyết tâm sắt đá » của Tướng Giáp, sẵn sàng chấp nhận những « tổn thất to lớn » và « sự tàn phá gần như hoàn toàn của đất nước mình » để chiến thắng « bất kỳ đối thủ nào, cho dù đối phương có hùng mạnh đến đâu chăng nữa ». Tuy nhiên, đối với ông McCain : « Khó mà có thể bảo vệ chiến lược đó trên bình diện đạo đức, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thành công của nó ».



Dẫu sao thì Thượng nghị sĩ vẫn giữ một số kỷ niệm về Tướng Giáp, mà ông xác nhận đã được gặp hai lần, trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.



Lần đầu tiên là vào lúc chiến tranh đang diễn ra. Khi ấy, ông đang ở trong một bệnh viện quân đội Việt Nam nơi ông bị giữ ít lâu sau khi phi cơ của ông bị bắn hạ ở Hà Nội. Ông viết : « Do việc cha tôi là tư lệnh toàn thể lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, tôi đã trở thành người thu hút sự hiếu kỳ của một số bộ phận trong chính quyền miền Bắc Việt Nam ».



Ông McCain kể tiếp là một hôm có một đoàn cán bộ cao cấp đến thăm ông cùng với một số lính gác và nhân viên thẩm vấn mà ông gặp hàng ngày. Người duy nhất mà ông nhận biết trong số khách đó là Tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng miền Bắc Việt Nam. Ông Giáp chỉ ở lại một thời gian ngắn, nhìn thẳng vào ông McCain rồi bỏ đi không nói một tiếng nào.



Lần thứ hai, Thượng nghị sĩ McCain gặp Tướng Giáp là vào đầu thập niên 1990, khi ông McCain đã nhiều lần ghé Việt Nam để thảo luận về vấn đề Tù binh Mỹ và người Mỹ mất tích trong chiến tranh, cũng như việc bình thường hóa bang giao Việt Mỹ.



Theo yêu cầu của ông với Ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, ông đã được đưa đến gặp Tướng Giáp tại phòng khách của phủ Chủ tịch Việt Nam. Điều khiến ông McCain tâm đắc là hai bên đã gặp nhau « như những đồng đội cũ, chứ không phải là những kẻ cựu thù ».



Điều khiến ông McCain hơi thất vọng là ông rất muốn nghe ông Giáp trực tiếp mô tả là ông đã đánh thắng trận Điện Biên Phủ như thế nào, về cách thức ông xây dựng « Đường mòn Hồ Chí Minh » ra sao, vì theo ông McCain, đó là một kỳ công về phương diện hậu cần. Thế nhưng, những câu hỏi của ông McCain đều được trả lời mội cách ngắn gọn, không mang lại một thông tin gì mới. Trái lại Tướng Giáp chỉ muốn nói về tương lai quan hệ hai nước không còn là thù mà đã trở thành bạn.



Vào cuối cuộc trao đổi, ông John McCain cũng cố gặng hỏi Tướng Giáp là có thực là ông đã chống lại việc Việt Nam đưa quân qua Cam Bốt hay không. Ngay cả câu hỏi này – ông McCain nhớ lại - cũng bị bác bỏ với một câu nói đại loại như « Các quyết định của Đảng (Cộng sản Việt Nam) luôn luôn đúng đắn ».
Theo RFI
xuong  
#9 Đã gửi : 09/10/2013 lúc 08:38:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề'

UserPostedImage
Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công

Chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đẩy lùi được quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1975 là do Việt Nam sẵn sàng bất chấp tổn thất thương vong nặng nề, theo đánh giá của một chính trị gia Mỹ nổi tiếng từng tham chiến tại Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal hôm 6/10, hai ngày sau khi hay tin Tướng Giáp từ trần, Thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ, nguyên là một tù binh trong cuộc chiến Việt Nam, đặt vấn đề về phương diện đạo đức trong chiến thuật chiến tranh của Việt Nam vốn được Tướng Giáp vận dụng với một ‘quyết tâm sắt đá’.

Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’, nhưng ông McCain khẳng định Tướng Giáp thắng Mỹ trong chiến tranh chứ chưa từng thắng quân lực Hoa Kỳ trong trận đánh.

Người từng gặp Tướng Giáp hai lần trong cuộc chiến lẫn trong thời bình nhận xét vị Tướng được mệnh danh là ‘Napoleon đỏ’ là một bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông xuất phát từ nhiều thứ khác.

Vẫn theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.

Ông McCain, cựu phi công từng bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh, nói để đánh bại quân thù, vị Tướng quá cố sẵn sàng chấp nhận những tổn thất to lớn và sự tàn phá gần như hoàn toàn đất nước của mình.

Ông McCain nói dù khó thể bênh vực chiến lược đó về phương diện đạo đức, nhưng không thể phủ nhận sự thành công nó mang lại.

Ông McCain nhấn mạnh quân đội Hoa Kỳ không hề thua quân đội Bắc Việt trong một trận đánh, nhưng thất bại trong chiến tranh. Ông nói chính đất nước, chứ không phải lực lượng quân đội, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Theo ông McCain, Tướng Giáp hiểu rất rõ điều đó, nhưng người Mỹ lúc bấy giờ thì không. Người Mỹ đã tỏ ra ngán ngẩm với cảnh giết chóc tang thương sớm hơn người Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John McCain từng bị quân đội Bắc Việt giam cầm làm tù binh chiến tranh trong 5 năm rưỡi. Sau cuộc chiến, ông là một trong những chính trị gia đi đầu trong việc cổ súy bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Nguồn: Wall Street Journal, AFP
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.283 giây.