logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/10/2013 lúc 09:32:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thưa quý bạn, cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một bậc đại nho, sinh tại làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình cụ đều đậu thủ khoa (Giải nguyên, Hội nguyên, Đình nguyên) nên mọi người thường gọi cụ là Tam nguyên Yên Đổ. Khi đã lớn tuổi, cụ xin nghỉ hưu, về nhà mở trường dạy học. Học trò của cụ nhiều người thành đạt. Cụ làm thơ rất hay, danh tiếng lừng lẫy, cả làng coi cụ như vị thành hoàng nên cứ tết đến hay có chuyện gì vui mừng là họ thường đem lễ vật đến xin cụ cho chữ để đem về treo trong nhà và lấy làm vinh hạnh lắm. Một anh chàng hàng xóm chuyên nghề đồ tể vừa làm được chiếc chuồng heo mới, cũng sung sướng đem sang biếu cụ một bát tiết canh và cặp bồ dục (cật heo), xin chữ cụ về để… dán lên chuồng heo cho được may mắn! Dân làng biết chuyện tức giận lắm, cho là hắn hỗn, chữ nghĩa của bậc đại nho mà dám xin về dán chuồng heo thì con gì láo lếu bằng. Phải lôi nó ra sân đình nện cho nó một trận về tội hỗn láo mới được! Nhưng cụ Nguyễn Khuyến nói, không, vợ chồng nó nghèo, nó làm nghề giết heo thì nó quý cái chuồng heo còn hơn chính bản thân của nó nữa, bởi vậy nó mới đến xin chữ đem về dán cho may mắn chứ không phải nó hỗn. Cụ đích thân viết cho anh chàng đó hai câu đối chữ Hán hết sức tuyệt vời, có lẽ đó là hai câu đối thuộc loại hay nhất trong văn học Việt Nam từ trước tới nay: “Tứ thời bát tiết, canh chung thủy. Ngạn liễu đôi bồ, dục điểm trang”. Nghĩa là: “Bốn mùa, tám tiết, chăm lo cày cấy từ đầu đến cuối. (Ngày xuân sắp tới) hai bờ dương liễu đã bắt đầu đâm chồi nẩy lộc” . Hai câu này hoàn toàn bằng chữ Hán nhưng cái tài tình của cụ là nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy có… bát tiết canh và đôi bồ dục là hai thứ mà anh chàng hàng xóm đã đem đến biếu cụ!

Trên đây tôi đã trình bày hầu quý bạn về câu chuyện “bát tiết canh”, “đôi bồ dục” của cụ Nguyễn Khuyến. Theo ý cụ, đối với những người nông dân nghèo, bất cứ cái gì đem lại sự sống cho gia đình họ thì họ đều quý còn hơn chính bản thân của họ nữa. Nay, ở trong nước có câu chuyện người thanh niên tên Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, xông vào trụ sở UBND Thành phố Thái Bình, dùng súng bắn chết một Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất của UBND thành phố, bắn sượt mang tai một phó giám đốc khác (nữ), vì bà này nhanh trí chui tọt ngay xuống gầm bàn tránh kịp, và bắn vào đầu 3 nhân viên khiến họ bị thương khá nặng. Sau đó, anh ta đến chùa, xin một bát cơm chay, ăn, rồi bắn 2 phát vào ngực mình, trúng tim, tự sát. Chuyện này chắc chắn các báo Việt ngữ bên ấy đã đăng và quý bạn đã biết.

Dư luận dân chúng trong nước nói gì về sự kiện nói trên? Không ai nói gì cả, bởi vì họ đã quá quen với những chuyện “giải tỏa đất”, “thu hồi đất”, “qui hoạch đất” v.v… ở nơi này nơi nọ. Một ông Đoàn Văn Vươn cùng các anh em của ông dùng súng và mìn tự tạo chống lại việc thu hồi đất của chính quyền huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, rồi mấy anh em ông bị bắt, bị cầm tù. Nay lại đến anh thanh niên tên Đặng Ngọc Viết, súng nổ, người chết. Vụ án Đồng Nọc Nạn ở Bạc Liêu năm 1928 dưới thời Pháp thuộc đã dạy cho người ta bài học rằng đất đai đối với người nông dân rất quý, đừng chiếm đoạt của họ bằng cách này hay cách khác, sẽ sinh chuyện rắc rối có thể đổ máu, nhưng chẳng ai thèm nghe để… rút kinh nghiệm!
Báo chí cũng im lặng không bình luận gì cả. Không tờ báo nào gọi người thanh niên Đặng Ngọc Viết là “hung thủ” hoặc “người gây tội ác”, mà cũng chẳng có tờ báo nào tỏ lời thương tiếc cho những người đã bị Viết bắn. Chỉ có tờ An Ninh Thế Giới, một tờ báo của công an, là phê phán Đặng Ngọc Viết khá cứng rắn mà thôi.

“Gió thổi hai phía, trống đánh hai chiều”, chúng tôi xin trích đăng bài viết trong tờ ANTG nói trên để quý bạn thấy cách lập luận mang tính “chính quyền là nhất, dân là hạng bét” của họ, sau đó chúng tôi cũng đăng tiếng chuông thứ hai là bài của ông Hạ Đình Nguyên viết trên blog của ông và ông đã gửi trực tiếp cho đài BVN. Theo chúng tôi được biết, tác giả Hạ Đình Nguyên năm nay khoảng 70 tuổi, hiện đang sống tại Việt Nam, trước đây đã từng tham gia phong trào sinh viên tranh đấu chống chế độ cũ trước năm 75. Hai bài này hoàn toàn trái ngược nhau, xin mời quý bạn xem qua cho biết.

Bài của báo ANTG với tựa đề: Vụ nổ súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình: tội ác không thể biện minh!
“Khoảng 14 giờ ngày 11/9/2013, đối tượng Đặng Ngọc Viết (sinh năm 1971, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã dùng súng Colt xoay tấn công vào phòng làm việc của Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình, khiến 1 Phó giám đốc Trung tâm chết và 4 cán bộ khác bị thương. Nguyên nhân của vụ việc gây chấn động dư luận này bước đầu được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình cho biết là có liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Khúc mắc trong chuyện đền bù nhà đất chỉ là một trong số những nguyên nhân khiến cho “sát thủ” Đặng Ngọc Viết ra tay một cách lạnh lùng như vậy. Và, dù với bất kỳ lý do gì, việc dùng súng tấn công vào trụ sở cơ quan công quyền, sát hại và làm bị thương cán bộ là một tội ác không thể dung thứ.”
đất)

Sau khi kể lại vụ nổ súng trong Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Bình, tờ báo có phần tường thuật của phóng viên về cái chết của ông Đặng Ngọc Viết:
“Ông Phạm Công Uynh, trưởng ban hộ tự của chùa, kể lại sự việc cho chúng tôi, giọng vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 11/9, ông Uynh ra thăm chùa như thường lệ thì gặp Viết đang lang thang ở đây. Khi Viết cho biết là con ông Vu và bà Bướm thì ông Uynh vui vẻ chuyện trò (vì thời kháng chiến ông Uynh từng đi thanh niên xung phong cùng với ông Vu bố của Viết).
“Lúc đó, trông nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của Viết khá bình tĩnh. Tôi không thể ngờ được trước đó anh ta đã dám cả gan dùng súng sát hại người vô tội. Viết hỏi tôi khá nhiều thông tin về chùa, rồi liên tục mời tôi hút thuốc lá thơm mà anh ta để trong một chiếc túi lúc nào cũng đeo khư khư trước ngực” – ông Uynh kể.
Đến khoảng 17 giờ, ông Uynh có việc phải về nhà. Thấy ông về, Viết còn giơ tay chào: “Ông cứ yên tâm về nhé”. Đến khoảng hơn 18 giờ, khi người trong chùa dọn cơm ăn, Viết xin một bát cơm, không ăn thức ăn mà chan với nước sôi để nguội. Rồi Viết bưng bát cơm, vừa thơ thẩn ra vãn cảnh chùa vừa ăn. Thấy sự lạ như vậy, bà Muỗm (một phật tử siêng năng) sợ chùa bị trộm cắp nên lấy xe đạp đến nhà ông Uynh nói chuyện. Gần 19 giờ, ông Uynh cùng con trai trở lại chùa, đang dùng đèn pin kiểm tra khắp lượt thì giật mình bởi tiếng nổ phát ra gần đó. “Tôi quát to: Cái gì đấy? Rồi cùng con trai chạy lại lăng Quan Âm – nơi phát ra tiếng nổ. (Ghi chú: Lăng Quan Âm là một ngôi nhà thủy tạ nho nhỏ hình lục giác thờ Phật bà Quán Thế Âm, nằm ở mé ao, có cây cầu nối liền với bờ, rất đẹp. Xin xem hình. – ĐD). Tôi thấy Viết đang nửa ngồi nửa nằm dưới chân tượng Phật Bà, bèn khẽ lay dậy vì tưởng anh ta ngủ quên. Chẳng ngờ, vừa đụng vào thì anh ta ngoẹo hẳn đầu sang một bên. Tôi lấy tay sờ vào mũi thì thấy anh ta đã tắt thở. Tôi vội vàng gọi điện thoại báo với công an xã” – ông Uynh kể lại.

Sau đó, bài báo xoay qua lời phân trần kể lể của quan chức Ủy ban Nhân Dân Thái Bình:
“Trở lại nguyên nhân của vụ việc, ông Đỗ Đình An, Chủ tịch UBND Thành phố Thái Bình, cho biết vụ việc không xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân mà lý do chính liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng. Ông An nói, trong thời gian vừa qua, Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ở một số dự án, trong đó có một dự án chiếm tới 5ha ở phường Trần Lãm, Kỳ Bá (TP Thái Bình) có liên quan đến 3 anh em trai Viết.
Cũng theo ông An, lúc đầu 3 anh em trai Viết đề nghị trả bằng đất tái định cư, Trung tâm đã báo cáo với thành phố, với tỉnh, giải quyết theo phương án này. Nhưng sau đó Viết lại đề nghị trả bằng tiền, Trung tâm căn cứ vào các quy định của nhà nước để rồi cũng tiến hành trả bằng tiền, thế nhưng Viết tiếp tục đến Trung tâm, đề nghị trả bằng đất. “Mọi việc theo như báo cáo của Trung tâm với lãnh đạo thành phố thì việc diễn ra giữa Trung tâm Phát triển Quỹ đất với gia đình anh Viết không có mâu thuẫn gì lớn” – ông An cho hay.”

Trong phần hai của bài báo, tờ ANTG kể về nhân thân của ông Đặng Ngọc Viết với những nét được tô đen đậm và bôi bác:
“Tại xã Trà Giang, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Ngọc Vu là bố đẻ của Viết. Nghe chúng tôi gọi cửa, một ông già hom hem, gầy guộc, run rẩy ra mở. Ông cho biết, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Phần do tuổi già sức yếu, phần ông bị nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường, và bị hen suyễn kinh niên khiến cho sức khỏe của ông ngày một đi xuống.
Ông Vu sinh được 4 người con, gồm 3 trai và 1 gái. Viết là con trai út của ông. Sau khi sinh Viết được một năm, ông Vu xin nghỉ hưu. Cả bốn người con đều được ông chăm nom, nuôi dạy rất cẩn thận, cho ăn học đầy đủ (trừ người con trai áp út – anh của Viết – do nhiễm chất độc màu da cam nên bị tâm thần). Trong các con, Viết là đứa con khiến ông buồn nhiều nhất.
Như để hồi tưởng lại quá khứ, ông Vu ngừng lại một lát. Rồi người ông run lên bần bật, nước mắt lã chã rơi. Ông giãi bày với chúng tôi: “Dù nó là con tôi đẻ ra, nay đã yên nghỉ dưới suối vàng song cũng không vì thế mà tôi che giấu những khuyết điểm của nó. Học xong lớp 12, Viết đi làm rồi lang bạt khắp nơi. Ngôi nhà mà tôi bỏ tiền ra mua rồi xây ở phường Kỳ Bá ít khi thấy nó về thăm. Rồi Viết lấy vợ, sau đó cả hai đưa nhau sang Nga lao động hợp tác.
Rồi vài năm gần đây, Viết đùng đùng bỏ vợ một mình ở bên ấy, về nước. Viết không chịu khó làm ăn mà dây vào các món ăn chơi, lô đề, cờ bạc. Thế rồi nó còn đi lại với nhiều cô gái trẻ, thậm chí làm cho con người ta có bầu mà không chịu cưới. Từ năm 2011, tôi vì sức khỏe kém nên thu xếp về Trà Giang ở, để lại ngôi nhà ở thành phố cho anh em chúng nó. Hôm qua, lúc hơn 4 giờ tự nhiên tôi thấy Viết phóng xe về nhà. Khác với mọi lần, lần này gặp bố nó chỉ nói ngắn gọn: “Chào ông, tôi đi trước đây” rồi lại lên xe phóng đi”.
Từ khi ông Vu về Trà Giang, thỉnh thoảng Viết cũng có về thăm. Nhưng ông rất ngại những lần Viết về vì thường sau những lời chào hỏi, Viết lại mở miệng xin tiền ông. “Lần 5 triệu, lần 7 triệu… đến khi tôi không cho nữa thì nó lục gối, lục hòm của tôi để lấy tiền” – ông Vu thở dài. Đề cập đến hành động Viết gây ra ở UBND thành phố, ông nghẹn ngào: “Tôi vốn là con nhà lính, nên không bao giờ chấp nhận hành động phạm pháp như thế được. Những hành vi như thế cần phải bị nghiêm trị”.
Theo một nguồn tin của chúng tôi, Đặng Ngọc Viết là đối tượng có “số má” trong giới giang hồ ở Thái Bình. Đặc biệt, Viết rất mê những trò đen đỏ. Số tiền mà Viết nướng vào những canh bạc đáng giá cả gia tài của người khác. Được biết, Viết từng có liên quan đến một vụ cờ bạc của một đối tượng tên là Vưu Lộc. Khi các đối tượng khác bị bắt, Viết đã nhanh chân lánh vào các tỉnh phía Nam một thời gian. Viết mới trở lại Thái Bình chừng một tuần trước ngày gây án.
Một bà bác họ của Viết thì kể, Viết rất được lòng họ hàng vì nhanh mồm nhanh miệng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến hành động dùng súng sát hại và làm bị thương 4 cán bộ tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất thì chính bà cũng không ngờ tới. Bà than rằng: “Nó dại quá các chú ạ”.
Rời Thái Bình mà lòng chúng tôi cứ nặng trĩu. Tội ác của Viết gây ra đối với 5 cán bộ UBND Thành phố Thái Bình dù có lấy cái chết của anh ta vẫn chưa trả nổi. Đằng này, Viết còn một người cha già yếu, bệnh tật, và hai đứa con thơ dại không ai chăm sóc. Liệu rằng trước khi giương súng, Viết có nghĩ đến những hình ảnh này? Chúng tôi vẫn tin rằng nếu có, thì hẳn Viết đã không có hành động tàn bạo như vậy.”

Và bài viết với ý kiến trái ngược trên blog của Hạ Đình Nguyên:
Quỹ đất, Quỷ đất và bảy phát súng colt của Đặng Ngọc Viết
Bênh vực kẻ giết người là điều trái đạo lý và ngược pháp luật. Kết án kẻ giết người – đã chết – là thừa.
Nói xấu, bôi nhọ thì vô liêm sỉ.
Đặng Ngọc Viết đã tự mình giải quyết dứt điểm, trọn vẹn suốt cả quy trình.
Khi khởi sự ra đi, anh không quan tâm đến một lời phán xử của bất cứ ai. Anh biết rõ nguyên nhân anh hành động, biết cách hành động, và hiểu rõ hậu quả của hành động, cả cách giải quyết hậu quả ấy, bằng hai phát súng cuối cùng dành cho mình.
Khi gặp nỗi bất bình tột độ, người dân Bắc Triều Tiên có thói quen phản ứng bằng cách “khóc tập thể” khi gặp mặt lãnh tụ. Người dân Tây Tạng có truyền thống chọn “tự thiêu”. Còn ở Việt Nam thì có nhiều cách, có cách của Vươn, của Văn Giang…, và bây giờ là cách của Viết.
Hai giờ chiều ngày 11-9-2013, đúng ngày nước Mỹ bị khủng bố cách đây 12 năm, một người đàn ông tuổi trung niên, vào tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Thái Bình, gởi xe rồi đi tìm văn phòng của “Trung tâm Phát triển Quỹ đất”.
Bước vào văn phòng Trung tâm, thấy ba người đàn ông đang ngồi, anh ta hỏi người ngồi gần nhất (Phó Giám đốc Vũ Ngọc Dũng):
- Ông Giám đốc Tư đâu?
- Tìm gặp Giám đốc có việc gì? – Người ấy hỏi lại.
Không trả lời, với một vẻ thản nhiên, như thực thi một sứ mệnh, người đàn ông đưa tay vào túi, lấy ra khẩu súng, bắn thẳng vào đầu người vừa hỏi. Hai người ngồi cạnh bất động, không kịp một phản ứng nào, liền nhận ngay lập tức mỗi người một phát vào đầu (các cán bộ Xuân và Dương). Ba người liên tiếp đổ gập xuống. Bước ra khỏi phòng, Đặng Ngọc Viết chuyển sang phòng bên cạnh, bắn một phát ngay vào đầu người vừa xuất hiện (cán bộ Cương). Bà Phó Giám đốc Lan Anh kinh hoàng nhào vội xuống gầm bàn để trốn. Một phát nữa sượt qua mang tai.

Năm phát súng đã gây sự náo loạn. Người ta nhốn nháo chạy ùa ra khỏi phòng, thấy kẻ “sát thủ” bước nhanh qua sân, tay cầm khẩu colt, họ vội vàng chạy ngược về phòng, đóng cửa lại. Sát thủ ra lấy xe và đi mất, để lại đằng sau một hiện trường tang tóc, mặc cho cái Trung tâm Phát triển “QUỶ” đất – một loại quỷ của đất – và một câu hỏi duy nhất còn đọng lại tiếng vang “Giám đốc Tư đâu?”.
Bây giờ, có lẽ Giám đốc Tư đã hiện diện lành lặn, cùng các nạn nhân:
- Vũ Ngọc Dũng, Phó Giám đốc, bị bắn vào đầu, chết.
- Phạm Thị Lan Anh, Phó Giám đốc, bị bắn sượt mang tai.
- Nguyễn Thanh Dương, cán bộ, bị bắn xuyên mắt phải.
- Vũ Công Cương, cán bộ, bị bắn vào đầu.
- Bùi Đức Xuân, cán bộ, bị bắn vào đầu.
(Ghi chú: Đặng Ngọc Viết bắn bằng khẩu súng Colt xoay của Trung Quốc, loại dùng đạn chì. Viết bắn rất trúng đích, mỗi người một viên vào đầu nhưng vì là đạn chì nên chỉ có một mình Phó giám đốc Vũ Ngọc Dũng chết. Giám đốc Tư lúc ấy đang họp ở trên tầng 4 với ban lãnh đạo UBND Thành phố, thật đáng tiếc! – Phải chi Viết có thêm một khẩu súng bắn đạn đồng và lên tầng 4 nữa thì hay quá, vô khối anh chết – ĐD)
Buổi chiều cùng ngày, Đặng Ngọc Viết cỡi xe về đến quê nhà, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tắm rửa xong, anh đi bộ ra chùa Đông Sơn, một ngôi chùa trong làng. Anh chuyện trò cùng mấy người Phật tử. Sau này, người ta mô tả, anh là người hiền lành, nói ít. Anh có bày tỏ vài lời bất bình về việc đền bù giải tỏa. Khoảng 5 giờ chiều, anh nghe bụng đói, lại đến giờ ăn, anh xin một bát cơm chay. Ăn xong, anh thong thả ra tượng đài Phật Quán Thế Âm, đi quanh nhiều vòng rồi ngồi lại ở chân tượng đài. Hơn 6 giờ, trong không gian tĩnh lặng, người ta nghe hai phát súng nổ. Hai phát súng tự bắn vào ngực mình.
Đặng Ngọc Viết không phải là một sát thủ chuyên nghiệp nhận giết thuê vì tiền, không phải là chiến sĩ Hồi giáo chiến đấu vì Allah, càng không phải là người của “thế lực thù địch” từ Mỹ hay Trung Quốc cử sang. Viết giết người vì lý do gì?
Bảy phát súng nổ, tuy diễn ra ngắn ngủi nhưng có vọng âm xa, sâu lắng, làm cho lương tâm con người trở nên ray rứt. Ranh giới rất là mong manh giữa trái và phải, giữa lương thiện và bất lương, gây nên những cảm xúc nhiều chiều, trái ngược, lại có phần “phi pháp”. Hẳn nhiên Đặng Ngọc Viết là kẻ giết người, nhưng còn điều gì đó khác, và hơn thế nhiều. Và cả những nạn nhân đáng ngờ kia, nếu không phải thủ ác, thì cũng là vô tình tham gia cái ác?
“Phát triển quỹ đất”, đất đâu mà phát triển? Bờ rạch, bờ sông, hẻm núi, bưng biền đều có bàn tay người dân nâng niu, khai phá, tô bồi từ lâu mà có, nói chi tới đồng ruộng vườn tược và trong thành phố… Phát triển là bành trướng, là thu tóm, là gom lại cho nhiều, tích lũy lại thành quỹ riêng cho mình – là những nhóm người đang nắm quyền lực trong tay, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản. Đó là sự giành giật, cướp đoạt trắng trợn, lõa lồ, dưới một hệ thống từ ngữ có tính chất ma thuật.
Viết lạnh lùng bắn vào đầu năm con người không quen biết, nói chi tới thù hận riêng tư! Viết tìm ông Giám đốc Tư, nhưng thực chất không nhất thiết phải đi tìm cái hình hài cụ thể của Giám đốc Tư. Tất cả chỉ là biểu tượng với nhiều tầng nấc. Đích thực, cái mà anh ta nhắm đến thì lại vô hình vô dạng. Nó nằm trên những con chữ vô tri, lạnh lùng mà đẫm máu trên các trang giấy. Ai mà đi ném bom hay đặt mìn vào trang giấy, họa là điên sao? Đó là những cụm từ làm ứa máu, sôi gan người dân bao năm qua: “giải phóng mặt bằng”, “đền bù giải tỏa”, “quy hoạch”, “phát triển”, “tích lũy”… Đó là sản phẩm của cái tiền đề “đất đai là của toàn dân”. “Toàn dân” là một từ ngữ trống không, do đó những người nhân danh là “đầy tớ” tha hồ hành xử kiểu ma thuật. Từ đó, quỹ đất đã trở thành quỷ đất. Chúng sống bằng đất, ăn đất, thở đất, phương phi bằng đất, trơn láng bằng đất, hãnh tiến, tự tin, hây hây uy quyền, uy nghi cũng bằng đất. Chúng đang tiếp tục hoành hành như một trận dịch.
Nhưng những cái đầu nào là chủ nhân đích thực của các con chữ nói trên?
Nó nằm ngoài tầm với của sức lực và bàn tay Viết, nhưng không phải là ngoài tầm nhìn và sự hiểu biết. Viết là một con người bình thường, khỏe mạnh, chưa từng có tiền án tiền sự, đã nhiều lần đi tìm cái sống bằng “xuất khẩu lao động” sang Nga. Anh ta biết đi đây đi đó. Hẳn là biết chuyện Đoàn Văn Vươn, chỉ bắn súng hoa cải cho vơi nỗi giận, được nhân dân cả nước ủng hộ, song không thoát khỏi cảnh tù đày, và ông Đại tá Ca – kẻ chỉ huy cuộc tấn công “rất hay, có thể viết thành sách” – lên Tướng. Hẳn Viết cũng biết những đoàn người đấu tranh giữ đất, đòi đất, khiếu kiện ôn hòa, lê lết rồng rắn hàng năm trời ở các đường phố Hà Nội, Sài Gòn, ăn đường ngủ bụi, màn trời chiếu đất ở các công viên, bị “côn đồ” hành hung, v.v… chẳng đem lại một hiệu quả nào. Viết cũng trải qua những tích lũy nội tâm về hoàn cảnh gia đình, trong cái đất nước đang rất tiến lên này. Mẹ đã mất, cha là cựu chiến binh nằm bại liệt nhiều năm, người anh mang bệnh chất độc màu da cam, vợ li dị sang Nga sinh sống, hai đứa con nhỏ gởi bên ngoại vì không đủ sức nuôi… Bây giờ thì đến lượt bọn “quỷ đất” há mồm vồ anh! Có lẽ trái tim của Viết đã đến độ đầy lên, và anh ta hành động. Anh đã hành động theo cách triệt để, tận cùng.
Thông tin cho biết, Viết thản nhiên nhận tiền “đền bù”. Anh vào Sài Gòn một chuyến, rồi quay về. Một tuần sau, sự kiện ngày 11-9-2013 đã diễn ra!
Năm nạn nhân đã chịu thay cho Giám đốc Tư may mắn. Giám đốc Tư chỉ là một biểu hiệu cho cái “phát triển quỷ đất” trên khắp cả nước.
Chuyện sẽ còn dài. Sẽ còn có bao nhiêu Viết trong nhân dân, khi mà mệnh lệnh “đất đai là của toàn dân” còn tiếp tục được ban ra theo cách “kiên định”? Một con người bình thường, bỗng dưng trở nên chuyên nghiệp, tỉnh táo và dứt khoát, hành động như một tay sát thủ có đẳng cấp.

Đáng tiếc và đáng thương cho một dòng máu Việt Nam đã chảy!
Bao giờ thì hết bọn quỷ đất?
Câu trả lời này dành cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng chắc chắn dân Việt không có tập quán “khóc tập thể” khi gặp Ngài lãnh tụ!
14-9-2013
Hạ Đình Nguyên
(Đăng trên mạng Bauxit Việt Nam BVN)

Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.251 giây.