logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/08/2012 lúc 12:48:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần, đã mượn ngọn lửa hồng để bày tỏ nỗi oan khiên của gia đình - và cả những dân oan khắp nước.

UserPostedImage
Bà Đặng Thị Kim Liêng (trái) và chị Tạ Phong Tần (phải)
Đau đớn và tức tưởi
Qua bài “Nỗi đau dân tộc”, nhà thơ Nguyên Thạch bày tỏ nỗi thương tâm không những của riêng ông mà “xin nhận nỗi đau chung” của dân tộc sau khi một người Mẹ VN đã vĩnh viễn ra đi khiến người con gái thân yêu và thiết tha yêu nước của bà, blogger Công Lý-Sự Thật Tạ Phong Tần, lâm cảnh “Đôi mắt buồn, nơi ngục tù, chúng giam cả lòng trung hiếu!”.

Mở đầu bài “Nỗi đau dân tộc”, nhà thơ Nguyên Thạch nói lên nỗi buồn:

Suốt canh khuya mẹ tuôn dòng lệ

Bởi sáng mai sẽ rời khỏi cõi đời

Bạc Liêu ơi

Việt Nam ơi

Nỗi căm hận, cả trời oán hận...

Hôm thứ hai ngày 30 tháng 7, năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu khiến – nói theo lời blogger Hoàng Vy – “Bác chết trong đau đớn, tức tưởi và buồn phiền!”. Blogger Hoàng Vy khó cầm được nước mắt khi “một lần nữa, những người thân trong gia đình chị Tạ Phong Tần phải gánh chịu thêm nỗi đau xa lìa người thân. Đau đớn cho chị Tạ Phong Tần là chị sẽ không bao giờ còn được thấy mặt mẹ. Đau đớn hơn nữa khi chị biết mẹ đã phải chết một cái chết đau thương. Trong nỗi oan khiên của dân tộc bây giờ chị Tạ Phong Tần còn mang nặng nỗi oan khiên của Mẹ”.

Và blogger Hoàng Vy hồi tưởng lại:

Còn nhớ, trong những lần lặn lội lên Sài Gòn thăm con, bác Liêng kể rằng sau khi chị Tần bị bắt, gia đình bác phải chịu rất nhiều áp lực và đe dọa. Bác còn bị công an ép buộc phải viết đơn tố cáo con gái mình theo một kịch bản có sẵn. Ngay sau đó, tờ đơn này đã bị bác xé làm đôi ngay trước mắt mọi người. Phải chứng kiến cảnh con gái bị giam cầm "đấu tố", gia đình lại liên tục bị khủng bố và đe dọa, nhiều năm khiếu kiện dồn nén, với nhiều lần bị xua đuổi, xô xát và lối hành xử thô bạo ngay trước cổng cơ quan công quyền khiến bác phải ngã quỵ nhiều lần…Nỗi xót xa tình máu mủ đã khiến người mẹ già không còn chịu đựng được thêm, hậu quả là bác đã chọn hình thức tự thiêu trước trụ sở ủy ban để phản đối.

Nhà thơ Thái Bá Tân sau khi được tin Thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu, đã quả quyết:

Không thể nào có chuyện

Đảng, nhà nước vô can

Khi người dân quẫn bách,

Tự thiêu rồi chết oan.

Ai phải chịu trách nhiệm?

Ai hàng ngày đến nhà

Bắt nạn nhân mắng chửi

Và nói xấu con bà?

Ai sai bọn mật thám,

Sống bằng tiền của dân,

Bám theo bà từng bước,

Cả xa cũng như gần?

Và nhà thơ không dằn được sự phẫn nộ:

Nóng lắm, các bác ạ.

Lửa đã bén lên đầu.

Nó đang cháy, nóng lắm.

Và em đau, rất đau…

Những dòng thơ quả quyết “Không thể nào có chuyện, đảng, nhà nước vô can” ấy xem chừng như cũng trong chiều hướng mà Toà Đại sứ Hoa Kỳ hôm mùng 1 tháng 8 này, qua bản công bố phân ưu, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc và đau buồn khi được tin bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30 tháng Bảy mà được tin có liên quan đến hoàn cảnh giam giữ người con gái của bà là Tạ Phong Tần”.

Sau khi lưu ý rằng “Đây không phải là bi cảnh của riêng gia đình” của nạn nhân, mà còn là bi cảnh “của cả nước”, phó Giám đốc Á Châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cáo giác giới cầm quyền VN đã “xô đẩy người dân vào cảnh tuyệt vọng” này.

Dồn dân vào bước đường cùng
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng không tránh khỏi “nỗi đau buồn sâu sắc” để rồi bày tỏ sự “phẫn nộ mà lẽ ra có thể tránh được” nếu như giới cầm quyền không có thái độ “cố chấp”, không “đẩy thân nhân của những nhà bất đồng chính kiến” vào bước đường cùng tuyệt vọng.

Bước đường cùng ấy, blogger Châu Xuân Nguyễn mô tả thêm chi tiết:

Người mẹ, bà Đặng Thị Kim Liêng, 64 tuổi. Trong suốt thời gian cầm tù của con gái của Bà, bà ấy bị cảnh sát quấy rối liên tục, họ đe dọa đuổi gia đình ra đường phố và tịch thu nhà không có lý do nào cả. Tại một thời điểm, lực lượng an ninh thậm chí còn tổ chức một đoàn truyền hình để đến nhà của mẹ cô ấy để buộc bà ấy tố cáo hành động của cô con gái trên truyền hình, điều này bị từ chối.

Không phải khi còn sinh tiền, bà mẹ VN Đặng Thị Kim Liêng cùng gia đình bị công an liên tục khủng bố, đe doạ, mà ngay khi bà vĩnh viễn ra đi, công an, giới cầm quyền áp lực 2 người con của bà là Tạ Khởi Phụng và Tạ Hoà Phú phải cam kết “không khiếu nại” thì họ mới cho gia đình mang xác về an táng. Để rồi sau đó có tin trong đám tang thân mẫu blogger Tạ Phong Tần, “công an dày đặc, đe doạ bắt bớ người đưa tang”.

Giữa lúc “có rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đến phúng điếu, uỷ lạo”, nhưng, theo mạng Dòng Chúa Cứu Thế, “một số lượng rất đông, có thể nói gần 200 người thường xuyên lui tới, lãng vãng quanh khu vực nhà là an ninh mật vụ tỉnh Bạc Liêu, Saigòn và bộ. Những người này có mặt không nhằm phúng điếu, nâng đỡ, mà gây lo sợ cho gia đình và khách kính viếng hương hồn bà Liêng”.

Qua bài “Đường về Bạc Liêu”, nhà báo Thanh Nhã mô tả:

... nhà cầm quyền địa phương cho người đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ cướp giật tiền phúng điếu tại linh cữu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà công an đứng xung quanh không có hành động nào ngăn chặn. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các đường vào nhà, hăm dọa khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền địa phương đã cấm đoán những người hàng xóm của gia đình bà Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách viếng vì cho đó là gia đình “phản động”.

Và được biết cuộc an táng người mẹ VN này cũng không thiếu vô số bóng dáng công an từ địa phương đến Saigòn bám sát, gây khó khăn. Qua thư phân ưu, Hoà Thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN nhận xét rằng “việc tự thiêu của Cụ Bà có thể làm ngọn đuốc thức tỉnh nhân tâm, đồng thời đánh động thế giới về ách độc tài, độc đảng đã thống trị trên đất nước VN suốt hơn 60 năm qua”.

Hiện diện trong tang lễ ở Bạc Liêu, Mục sư Nguyễn Ngọc Thạch thuộc đoàn Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN từ Saigòn vượt nhiều gian nan để xuống viếng đám tang, nhận xét:

Tình mẫu tử là tình thiêng liêng. Khi bà Đặng Thị Kim Liêng nghe con mình ở tù, đặc biệt là ở tù trong chính nghĩa, vì khát khao nhân quyền, công bằng xã hội, thì người Mẹ cảm phục và thương con nhiều hơn. Bà dùng tình mẫu tử của mình thể hiện bằng sự hy sinh cứu con. Và cái chết đến với bà, dù có đau đớn, nhưng bên trong tâm hồn của bà hẳn nhẹ nhàng. Bà bằng mọi cách để cứu con, nghĩa là con của mình là người sống cho lý tưởng, sống ích cho đời, cho xã hội, cho gia đình, sẵn sàng hy sinh để nói lên sự sống còn của gia đình cũng như của đất nước VN vốn đang đầy sự bất công của những quan tham, bạo quyền. Cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng rất cao cả, chết để cứu những người còn sống.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò ở Saigòn, cũng có mặt trong đoàn, bày tỏ như sau:

Sự hy sinh của thân mẫu Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, thể hiện một sự đấu tranh quyết liệt. Và đây cũng là một hành động tố cáo tội ác của chế độ cộng sản này. Sự đấu tranh của bà có một giá trị rất lớn cho dân tộc VN. Ở nước Tunesia, sự hy sinh của một chàng thanh niên sinh viên đã làm thay đổi một chế độ, thì tôi nghĩ rằng ở VN, mặc dù sự hy sinh của bà cũng chưa thể làm thay đổi chế độ độc tài, nhưng tôi tin rằng đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh. Và tôi tin rằng qua sự việc này, thì hầu hết người dân VN sẽ nhận thức được chế độ độc tài. Cũng như người dân khắp thế giới biết được sự việc này – tội ác của chế độ CS.

Có mặt trong đoàn viếng tang, chị Bùi Thị Minh Hằng, người biểu tình chống TQ xâm lược nhưng lại bị đưa vào nơi gọi là “phục hồi nhân phẩm” chỉ vì lòng ái quốc mình, tâm sự rằng:

Khi nhận được tin của bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu, thì thật sự cảm giác đầu tiên của Minh Hằng là rất bàng hoàng. Tâm tư của Minh Hằng là người đã từng tuyên bố sẽ tự thiêu để phản đối tất cả những chính sách hà khắc của nhà cầm quyền. Nhưng Minh Hằng đã chưa làm được điều đó thì mẹ của chị Tạ Phong Tần đã thực hiện việc này. Thì tâm tư, suy nghĩ của Minh Hằng là người ở trong hoàn cảnh như thế là rất khâm phục, rất cảm động trước một sự hy sinh của một đồng bào, nhất là người đó lại là Mẹ của Tạ Phong Tần. Một tình cảm thôi thúc, gần như là một trách nhiệm, khiến Minh Hằng phải bằng mọi giá, thay Tạ Phong Tần để thắp một nén nhang cho Mẹ trước khi Mẹ vĩnh viễn ra đi.

Nhà cầm quyền lo sợ
Tù nhân lương tâm Trương Minh Nguyệt, trưởng đoàn viếng tang thuộc Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN vừa nói khẳng định quyết tâm tiễn biệt Thân mẫu blogger Tạ Phong Tần dù đoàn bị công an ngăn chận nhiều lần trên đường từ Saigòn xuống Bạc Liêu:

Vì sự kính mến thân mẫu của cô Tạ Phong Tần, anh em chúng tôi xuống Bạc Liêu thăm viếng. Từ lúc khởi hành ở Saigòn, chúng tôi gặp sự cản trở của công an trên đường đi rất nhiều. Tôi nghĩ chuyến đi này có ý nghĩa lịch sử. Dù tôi không dám nói là một chuyện to lớn, nhưng đây là một chuyến đi với quyết tâm của toàn thể anh em, dù có gặp bất cứ trở ngại nào.

Sự cản trở của công an như vậy khiến phóng viên Thanh Nhã qua bài “Đường về Bạc Liêu” không khỏi lưu ý rằng “Một chuyến viếng tang bình thường cũng làm cho cả hệ thống chính trị phải bận rộn, trách gì những ‘đỉnh cao trí tuệ’ còn thời gian đâu mà quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa, bảo vệ chủ quyền hay tình hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Qua sự việc này mới thấy sự bối rối lo sợ của một chế độ độc tài trước cơn hấp hối là như thế nào, họ sợ cả cái chết của một người dân”.
Qua bài “Bỏ cả Nước Nhà để khủng bố một đám tang”, tác gia David Thiên Ngọc nhắc lại thời điểm mùng 1 tháng 8 vừa rồi, khi TQ kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân TQ, thì “Lãnh đạo đảng CSVN và nhà nước CSVN biết ơn sâu sắc đội quân Bắc triều đã có công xóa tan ải Nam Quan, cưỡng đoạt thác Bản Giốc, dời cột mốc biên giới cực Bắc VN vào sâu trong lòng tổ quốc ta để lập làng mạc chiếm hàng ngàn km2, đồng thời chiếm biển đảo thành lập TP Tam Sa”, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh cùng tướng lãnh, sĩ quan cao cấp thay vì chỉ huy quân đội chống ngoại xâm thì tề tựu về Hà Nội để cùng nhau “tỏ lòng tri ơn thiên triều”, giữa lúc lực lượng 9.000 tàu cá “hung hăng ùn ùn tiến sâu vào lãnh hải VN… để ra tay cướp bóc, cưỡng đoạt tài sản của nhân dân VN và sẵn sàng nhận chìm tàu hay giết chết ngư dân VN”. Theo tác giả David Thiên Ngọc:

Tất cả cho thiên triều, đảng CS và chính quyền CSVN phớt lờ làm ngơ trước vận mệnh đất nước trong khi đó thì ra tay khủng bố một đám tang của một bà mẹ VN đã ra đi vì chính nghĩa và những bầu nhiệt huyết đang sục sôi vì tiền đồ tổ quốc. Đám tang của bà mẹ VN Đặng Thị Kim Liêng đã nằm xuống vì tự do, công lý và nhân quyền cho dân tộc VN. Bà Đặng thị Kim Liêng, mẹ của Anh Thư Tạ Phong Tần đang bị Công an CSVN giam cầm nơi ngục thất vì đã phất cao ngọn cờ đấu tranh cho tự do, dân chủ, công lý bên cạnh các Anh Thư, Tuấn Kiệt ưu tú khác của dân tộc VN.

Có lẽ cũng mang tâm trạng như vậy mà nhà thơ Nguyên Thạch không khỏi thốt lên rằng:

Hôm nay tiễn mẹ, con xin được gởi lời thương tiếc

Mẹ là chung

Mẹ nước Việt kiêu hùng
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.