logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 05:56:30(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

“Tháng Năm chưa nằm đã sáng/ tháng Mười chưa cười đã tối”. Tôi tin điều đó như tin vào kinh nghiệm của tiền nhân hơn là chứng cứ khoa học. Vì nơi tôi ở, rõ ràng là mùa hè, có những hôm đã 9 chín giờ tối, nhưng còn mặt trời. Nhiều bà ngoại bảo cháu đi ngủ đi, tối rồi. Nhưng chúng cứ cố cãi là còn mặt trời mà bà ngoại! Thật may mắn cho tuổi chưa biết coi đồng hồ, hay chưa có ý thức về thời gian là thời kỳ hạnh phúc nhất của đời người. Kể ra tôi cũng giống con nít sống lâu năm vì đôi khi mê câu ngoài hồ, nhưng không ngờ là đã 9 giờ tối, điện thoại réo về ăn cơm mới biết ngày tàn. Khi ý thức về thời gian vô nghĩa là hạnh phúc của tuổi thơ thì chỉ còn là khoảnh khắc về sau trong đời người. Thi thoảng, người ta cũng có lúc bỗng buông bỏ từ trong vô thức để ngồi bất động một nơi nào đó mà quên hết bổn phận, trách nhiệm; hai thứ đáng chết đó lại ma ám hơn gì hết vì nó làm nên tên tuổi, địa vị của mỗi người.
Chiều tháng Mười đã về. Cơn mưa không lớn như bụi bay, nhưng mang hơi lạnh miền bắc về giữa trưa nơi trăm độ bỗng tuột hàn thử biểu xuống năm mươi độ F. Tôi chỉ ngồi xét lại những hành động bắt buộc phải có ý thức của người trưởng thành; dường như chả có gì vui bởi lệ thuộc vào những ràng buộc xã hội, nhưng giáo điều lập đi lập lại đến nhàm chán bởi tính chất vô thưởng vô phạt của giáo điều. Có thể là tôi ngụy biện cho hành vi không thật thà, xin xếp cho về sớm vì có việc riêng. Nhưng lại lái xe ra hồ, rồi ngồi ngó trời nước tháng Mười, vu vơ… Vu vơ như suy nghĩ: mỗi người đều là một tháng Mười, chưa cười đã tối.
Trong khi mùa hạ, 5 giờ sáng thì mặt trời đã ló dạng, đánh thức mọi người: Hãy bắt đầu một ngày mới. Những hôm chán mặt người nên ra hồ than thở, tôi có nghĩ: Nếu tất cả mọi người đều siêng năng như mặt trời tháng Năm thì thế giới chắc sẽ không thiếu lương thực. Nhưng mặt trời cũng như người ta vậy, siêng năng vài tháng trong chu kỳ một năm mà thôi; người ta siêng năng khi sức lực còn sung mãn một thời, rồi thôi!
Tháng Mười, bỗng một hôm như hôm nay, cái nóng của mùa hạ dịu bớt. Nhưng than ôi, nhìn lại cây lá không còn xanh như những hôm hè. Thế là vuột mất một ngày thảnh thơi ngồi nhìn cây lá xanh mướt cho thoả thích… Người ta lao theo công việc – miệt mài – đến lúc thấy áp lực cuộc sống bớt đè nặng lên vai những ràng buộc thì sức khỏe và lòng đam mê cũng nguội bớt nhiều để thỏa chí tang bồng…
Tháng Mười. Bỗng trong tôi so sánh với đời người. Thành phố tràn ngập những tên trộm hợp pháp, được hoan nghênh. Đó là những người thức dậy trước mặt trời – lười biếng. Họ siêng năng như mặt trời tháng 5 để đi đến nơi làm việc trong bóng tối mênh mông, sương mù còn ướt sũng lối cỏ, hay gió sớm thu về phai áo mỏng của những người bấm thẻ ăn giờ.
Bao nhiêu sức lực phục hồi được sau vài giờ ngả lưng trên chiếc giường quanh năm không xếp nổi cái mền. Người bấm thẻ vùng dậy khi nghe tiếng đồng hồ báo thức inh ỏi trong gian phòng còn chưa đủ ấm áp hơi người. Mắt nhắm, mắt mở đi đánh răng, rửa mặt. Nhào ra nhà bếp pha vội ly cà phê đầu ngày. Lật đật chui vô xe, để bắt đầu một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi… Dường như người bấm thẻ nào cũng bắt đầu từ suy nghĩ: Chưa có gì trong tay, con lại còn nhỏ, phải ráng lên nha ta. Cứ thế mà đi trộm tử tế, đi khi trời chưa tỏ mặt người và về khi phố đã lên đèn như đi ăn trộm, trộm tử tế là có đóng thuế; chỉ trốn thuế với chính mình là làm hoài mà không có nghỉ ngơi.
Đến một lúc nhìn mọi vật không còn rõ ràng; muốn đọc cái toa bác sĩ phải đưa tờ “giấy trắng mực đen” ra gần cửa sổ mới thấy chữ. Khi cẩn thận đọc mấy hàng chữ nhỏ trên hũ thuốc vừa mua theo toa bác sĩ thì phải cần tới cái kính mới đọc được. Đọc được chữ đã khó khăn rồi nhỉ! Nhưng có hiểu gì đâu vì toàn đi làm chứ có đi học đâu mà hiểu được “chữ nhỏ” ở Mỹ. Phải nhờ con cái đọc và giải thích cho mình.
Kể ra sự cố gắng trộm cắp thời gian của chính mình đã có kết quả là con cái được đi học. Rồi chúng sẽ lên đường tương lai ở những đại học, thoát ly gia đình. Người bấm thẻ cày dữ hơn nữa để ủng hộ con em, quên hẳn đời mình đã qua mùa hè rực rỡ! Những đêm mất ngủ bỗng dưng xen vào chuỗi ngày thiếu ngủ triền miên; xen vào tâm tư làm hoang mang một mình. Có những dấu hiệu của mỏi mệt, nặng hơn là triệu chứng của bệnh tật thỉnh thoảng ghé thăm… người bấm thẻ mong thầm sự trở về – trở lại, của vốn đầu tư – nhưng mấy đứa trẻ về nhà khi đã ra khỏi cửa.
Có thể bầu trời tháng Mười đã dùng cơn mưa bụi để xóa đi sự rực rỡ của bầu trời tháng Năm; sự nhìn lại nào chả luyến tiếc quá khứ. Nhưng riêng tôi hay ai cũng là tháng Mười, chưa cười đã tối. Không phải riêng sáng nay mà sáng nào cũng thế; sự thức dậy và đến chỗ làm của mỗi người đều tương tự như nhau. Những bóng người uể oải từ ngoài bãi đậu xe tiến vào đấu trường với đối thủ nhàm chán là công việc. Tình người, tình bạn, tình đồng nghiệp… gói chung trong cái hích vai nhau thay cho lời chào hỏi buổi sáng mà ai cũng lười nói vì còn ngái ngủ. Đôi mắt đỏ của người kia là mắt tôi đó! Thành phố không có dịch đau mắt đâu mà sợ, từ khi loài người đã mắc bệnh chung – là thiếu ngủ đó thôi!
Bạn tôi đã kiệt sức với việc làm để đạt được những giá trị không cần thiết cho anh ta. Nên tôi cũng đã đến lúc cần sự nghỉ ngơi khi chúng tôi đã đi qua thời gian dài lê la khắp những hãng xưởng trong thành phố để kiếm sống. Rồi chúng tôi cũng sẽ như những người đi trước mình, mỗi đời người là những tháng Mười âm u, sương mờ, gió lạnh… cật lực cả đời từ mùa hè rực rỡ đến lãng đãng mưa bay, lá vàng rơi trên cỏ biếc biết gì! Chỉ có người ta biết đi qua tuổi trẻ tháng Năm để thấy tháng Mười đời người đã về. Có những tiền bối còn chưa kịp nghỉ ngơi thì tai nạn, bệnh tật đã cướp đi cả sinh mạng.
Liệu có ai biết phải làm gì để công bằng với mình một chút, trong đời sống người ta đi đòi hỏi sự cộng bằng mù lòa theo những giáo điều đã đến lúc cần thay đổi. Tôi xin về sớm đồng nghĩa với không ăn lương. Nhưng thử hỏi ở lại làm tới hết giờ thì tôi cũng không giàu có hơn hay phải đi vay nợ gì hết. Tôi hài lòng với vài giờ được gần gũi nơi tôi đã ra đi và sắp về lại. Ở đó, không có ai chê trách kẻ lười và cũng chẳng có lời khen nào cho kẻ siêng năng khi mọi người đã đi qua tháng Năm, tháng Mười của thời tiết trên mặt đất; đi qua, đi qua những giáo điều tiêm nhiễm từ trong bụng mẹ.
Tháng Mười chưa cười đã tối dù sao cũng không đúng với ít người được mãn nguyện trong đời sống. Nhưng có ai còn sống để nói sau khi đã chết là vì sao tôi phải chết như tháng Mười nào cũng qua…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.