logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 17/10/2013 lúc 06:05:59(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

VRNs (18.10.2013) – Washington DC, USA – Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã đánh dấu Việt nam chính thức đầu hàng áp lực “hợp tác cùng phát triển” ở Biển Đông, phù hợp với chủ trương 12 chữ “chủ quyền vẫn là của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979.

Tuyên bố chung của hai nước công bố tại Hà Nội ngày 15/10 “Về hợp tác trên biển” viết: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc.”

(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)

Đáng chú ý là có sự “khác biệt quan trọng” giữa “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” hai nước ký kết ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 và bản Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013.

Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trường Bộ Ngọai giao Trung Cộng, có sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4, nguyên văn như sau:

(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”

Điểm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”

Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).

Và một khi cụm từ “Tạm Thời” không còn nữa thì phải hiểu “giải pháp mang tính quá độ, sẽ phải chuyển từ trạng thái “tạm thời” sang “vĩnh viễn”, theo đòi hỏi của ông Lý Khắc Cường ?

Không có bất cứ giải thích nào từ phiá Chính phủ Việt Nam về sự thay đổi “rất quan trọng” này.

Nhưng báo chí Trung Cộng, kể cả Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) đều ca ngợi sự thành công của Thủ tướng Lý.

CRI dịch lại tin của Tân Hoa Xã viết rằng: “Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, là láng giềng hữu nghị, duy trì quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh và ổn định phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, phát triển và phồn thịnh của khu vực, hai bên cần phải nắm vững định hướng lớn chiến lược của quan hệ hai nước, kiên trì đi con đường hợp tác cùng có lợi cùng thắng. Nỗ lực sáng tạo đổi mới tư duy, giải quyết vấn đề Nam Hải do vấn đề lịch sử để lại duy nhất trong quan hệ hai nước….. Nhận thức chung và lợi ích chung giữa hai nước Trung-Việt lớn hơn rất nhiều bất đồng”

Tuy nhiên khi hai bên sử dụng nhóm chữ “giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” mà không hề nói đến “số phận” của quần đảo Hòang Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và 8 đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1978 là “vô tình” hay “cố ý” không đụng chạm đến chủ quyền “tự vẽ ” của Bắc Kinh về hình Lưỡi Bò (còn gọi là Đường 9 Đọan) được Trung Cộng trình cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 , chiếm từ 80 đến 85% diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông bao gồm cả 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?

Bản Tuyên bố mơ hồ này cũng không nói gì đến việc Trung Cộng đã biến các vị trí chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ phòng thủ quân sự kiên cố trong vùng Trường Sa, không kể đã chiếm thêm đá Vành Khăn từ năm 1994, gần khu Bãi Cỏ Rong có tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.

Như vậy phải chăng phiá Việt Nam còn mặc nhiên nhìn nhận cái chính quyền hành chính “tự chế” Tam Sa của Trung Cộng thành lập từ ngày 24 tháng 7 năm 2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung Cộng tranh chấp với Phi Luật Tân)



KHÔNG CHỈ Ở VỊNH BẮC BỘ

Một điểm khác không kém quan trọng là Thủ tướng Lý Khắc Cường, theo Tân Hoa Xã, còn yêu cầu hai nước thảo luận “hợp tác cùng phát triển” ở những vùng biển khác, ngoài vùng biển của Vịnh Bắc Bộ (Beibu Bay).

Họ Lý nói làm như thế, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy hai nước có khả năng và thiện chí bảo vệ hòa bình ở Nam Hải, tăng cường lợi ích chung của hai nước và giảm thiểu những bất đồng.

(“He also called on the two countries to study the possibilities of joint development of a wider area of the sea.

By doing so, China and Vietnam would demonstrate to the world that they have the capability and the wisdom to safeguard peace in the South China Sea, expand their common interests and reduce divergences” – Xinhua, 13/10/2013)

Tuy nhiên Tuyên bố chung của hai Chính phủ chỉ tập trung nói về hợp tác ở vịnh Bắc Bộ: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”

Nội dung này không mới mà chỉ đi vào hành động tiếp theo sau Thỏa hiệp giữa hai nước trong chuhyến thăm Trung Cộng hồi tháng 6 (2013) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Theo thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013) thì hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.

Hiệp định vịnh Bắc Bộ giữa hai nước ký kết ngày 25/12/2000 dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh, nhưng không có bằng chứng gì xác nhận tỷ lệ này vì không có cơ quan quốc tế hay nước thứ 3 nào được làm công việc do đạc.

Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).

Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.

Có một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở).

Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.



THẮNG LỢI VỀ AI ?

Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10 (2013), Tuyên bố chung cũng cho biết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”

Nhưng căn cứ vào “ngôn từ” của bản Tuyên bố chung và những điểm còn “nhiều nghi vấn” về điều được gọi là “hợp tác cùng phát triển” giữa hai nước thì rõ ràng phần thắng đã nằm trong tay Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sau 2 ngày thăm Việt Nam để gọi là “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Bởi lẽ khi “tình trạng hiện hữu” ở Biển Đông được “giữ nguyên” và Việt Nam cũng đã cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” thì Hòang Sa không còn là vấn đề “được nhắc đến” như Bắc Kinh vẫn nói với Việt Nam như thế trong các cuộc nói chuyện.

Và nếu Việt Nam vẫn bình chân như vại trước những hoạt động mà Trung Cộng coi như “ao nhà của mình” ở vùng Trường Sa như đánh cá, lập trại nuôi hải sản, xây dựng bến cảng, thao diễn quân sự, kiêm soát an ninh, thám hiểm, khảo cứu khoa học như Trung Cộng đang làm thì cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” như ghi trong Tuyên bố Hà Nội ngày 15/10/2013 có lợi cho Trung Cộng hay Việt Nam ?

Ngỏai vấn đề trên biển, hai bên còn đạt được các thỏa thuận phát triển giao thông nối liền hai nước, một số đường mới huyết mạch ngòai lợi ích kinh tế còn quan trọng về mặt chiến lược.

Nếu chẳng may xẩy ra chiến tranh giữa đôi bên thì chỉ trong vài giờ quân lính Bắc phương đã có mặt ở khắp nước theo các dự án :

-Đường bộ cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội.

-Đường bộ cao tốc Móng Cái – Hạ Long.

-Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Hai bên còn “ nhất trí thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới”, tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết “Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung” (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.”

Tuyên bố chung cũng nói: “Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang (tỉnh Kiên Giang) và Khu công nghiệp An Dương (thành phố Hải Phòng).

Nên biết tại khu Công nghiệp Long Giang ( tiếng Trung Hoa :Long Jiang IPD hoặc LJIP) có 12 Nhà đầu tư thì có đến 8 đến từ Trung Cộng chuyên sản xuất: Ống đồng, dầu ăn, bao bì gỗ, mô-tơ, vật liệu xây dựng, túi xách, sợi.

4 Nhà đầu tư còn lại thuộc Nhật sản xuất dây cáp điện; 2 Công ty Hàn Quốc sản xuất đồ gia dụng và thức ăn gia súc và 1 Công ty đến từ Tân Gia Ba sản xuất dầu cám.

Tuyệt nhiên không có công ty nào của Việt Nam.

Theo Bách khoa Tòan thư thì hai người Trung Hoa, Ông Weng Ming Zhao là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Ông Yu Suo làm Tổng giám đốc.

Khu Công nghiệp An Dương là công trình hợp tác và đầu tư của Công ty Liên hợp Thâm Việt đến từ Tỉnh Qủang Đông (Trung Cộng) với số vốn 175 triệu dollars chuyên về lĩnh vực được gọi là “công nghệ cao”.

Khu công nghiệp này, theo Đài Tiếng nói Việt Nam (28/12/2008) đã được khởi công xây dựng trên diện tích 800 mâu đất thuộc huyện An Dương (Hải Phòng), nhưng chậm tiến bộ vì trục trặc trong vấn đề thu hồi đất của dân và bồi thường.

Khu công nghiệp An Dương được Đài này mô tả: “ Là dự án đặc biệt quan trọng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trong thời kỳ mới. Đây còn là dự án có quy mô lớn đầu tiên mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thành phố Hải Phòng.”

Trước ngày Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội (13/10/013), Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung đã đích thân đến Hải Phòng ngày 17/6/2013 để thúc đẩy xúc tiến mau hơn dự án An Dương.

Như vậy, tất cả các dự án về giao thông, biên giới và xây dựng hai Khu Cộng nghiệp Long Giang và An Dương đều có lợi cho các công ty đầu tư và nhà nước Trung Cộng. Cho đến bây giờ, chưa ai biết cái lợi dành cho Việt Nam sẽ được bao nhiêu và liệu có bao nhiêu công nhân người Việt được vào làm cho các dự án kinh tế và xây dựng này ?

Có điều chắc chắn là dù trong tình huống nào, người Việt Nam cũng chỉ “đi làm thuê” (gia công) cho các công ty nước ngòai vì nhà nước đã bị “vướng mắc” với các dự án kinh tế có vốn đầu tư và chủ trương “đã dự thầu thì sẽ thắng” của phiá Trung Cộng !

Ngòai ra hai bên cũng đồng ý: “Nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.”

Và cuối cùng, hai bên cũng đồng ý: “ Sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt – Trung” và “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội”

Như vậy thì nên hiểu như thế nào về “thành công” của phía Trung Cộng sau chuyến sang thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Lý Khắc Cường ?

Là người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngòai, có ai biết Việt Nam đã mất Biển Đông hay nước Việt Nam đã bị “Tầu hóa” với những đồng ý vô điều kiện của Lãnh đạo Việt Nam ?

Phạm Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.157 giây.