Xưa kia, khi khoa học và nhận thức con người còn chưa phát triển thì người ta hay tin vào những điều ma quỷ hư vô. Đó cũng là thời thịnh đạt của những trò phù thủy, bói toán lường gạt nhân gian. Hàng ngàn năm, hoặc chí ít cũng mấy trăm năm trước mà tin vào thuật phù thủy thì còn được, chứ thời buổi khoa học kỹ thuật này mà đầu óc còn u mê như vậy thì cũng thật lạ. Tư duy não trạng đó chỉ còn tồn tại ở những kẻ tự huyễn hoặc bản thân do bất tài và nhu nhược mà thôi.
Cuối thời Tam Quốc bên Tàu, chiến sự xẩy ra liên miên khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Vua nước Thục Hán bấy giờ là Lưu Thiện nhu nhược bất tài, lại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc nên thế nước đảo điên. Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhà quân sự thiên tài, nhờ ông cầm quân đánh giặc mà bờ cõi mới được tạm yên. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của một quốc gia là ở chính trị đúng đắn chứ không phải ở chỗ cầm quân đánh giặc giỏi. Một khi lòng dân đã chán nản, bộ máy nhà nước thối nát mục rỗng thì quốc gia đó tất sụp đổ, đó là điều không thể cứu vãn.
Sau khi Gia Cát Lượng chết thì Khương Duy là một tướng giỏi cầm quân trấn giữ biên thuỳ. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô gây chiến lẫn nhau, cốt là để cuối cùng một bên dành được thống nhất. Biết được thế nhà Thục suy yếu, nước Nguỵ mới quyết định mang quân đánh Thục. Lúc này hai tướng Nguỵ là Đặng Ngải và Chung Hội chia hai đường tiến quân. Đặng Ngải mang quân trèo đèo vượt suối đi đường tắt, vì vậy mà bất ngờ áp sát Thành Đô – kinh đô nước Thục. Trước tình thế đạo quân của Đặng Ngải như từ trên trời rơi xuống bao vây kinh thành như vậy, vua Thục là Lưu Thiện luống cuống không biết làm thế nào. Thay vì điều binh kháng cự thì ông ta lại nghe lời bọn hoạn quan mời thầy Phù Thuỷ cúng bái để hòng đẩy lui quân địch. Mượn những trò múa may lừa đảo của bọn Phù Thuỷ để cầu cho đất nước bình an thì quả là điều mù quáng chưa từng thấy. Ấy vậy mà Lưu Thiện cũng nghe theo mới lạ? Cuối cùng ông ta cũng phải dẫn theo văn võ bá quan ra ngoài thành để đầu hàng Đặng Ngải, nước Thục từ đó bị diệt.
Tưởng rằng chỉ có xưa mới thế, nhưng nay cũng có người bắt chước Lưu Thiện thì quả thực còn kỳ lạ hơn nữa.
Nước An Nam ta từ khi Cộng Sản cầm quyền, dân tình đói khổ, bất công tràn đầy. Hai cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng hàng triệu đồng bào, cộng với nền chính trị độc tài phi nhân, khiến đất nước đảo điên nghiêng ngả. Lòng dân chán nản, chỉ mong chế độ sụp đổ để sớm thoát kiếp lầm than.
Cuối thời Cộng Sản, nước An Nam bị Trung Cộng chiếm mất hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc Vương An Nam bấy giờ nhu nhược bất tài, lại phải thần phục thiên triều Trung Cộng nên đành để biển đảo rơi vào tay kẻ địch. Ông ta không điều động quân đội ra giữ đảo, mà lại đi huyễn hoặc bản thân bằng những trò cúng bái phù thuỷ.
Vì thế cho nên, lúc này An Nam xuất hiện nhiều nhà Phù Thuỷ đại tài phù phép ra tay.
Đám Phù Thuỷ khuyên quốc vương An Nam xây chùa ngoài đảo rồi cho các nhà sư ra đó tu hành để trấn giữ. Nhưng quân địch liền cho phá chùa tan hoang và đuổi đám nhà sư về đất liền. Thấy không ứng nghiệm, nhà nước lại xúi ngư dân ra đánh cá ở vùng biển tranh chấp để bảo vệ chủ quyền đất nước. Kết quả là ngư dân An Nam bị lính Trung Cộng bắn giết gần hết, một ít thoát được về thì phải cống nạp tiền chuộc. Thế là họ lại phát động rầm rộ một phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”, theo đó thì dân chúng mỗi người đóng góp một cục đá to bằng nắm tay hoặc như hòn dái dê đều được. Ý nghĩa của trò Phù Thuỷ này là mấy chục triệu hòn đá do dân An Nam đóng góp sẽ làm cho quần đảo Trường Sa nổi lên mặt biển mà khẳng định chủ quyền. Nhưng đảo thì chẳng thấy nổi lên tí nào, mà ngày càng chìm nghỉm vào tay Trung Cộng. Vì thế kẻ địch chiếm luôn quần đảo, cho xây dựng các công trình quân sự ở đây và mời khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Thấy giữ đảo không xong, quốc vương liền cùng đám phù thuỷ quay sang giữ đất liền. Một kế hoạch đại quy mô được đề ra, ấy là việc trấn yểm phong thuỷ để giữ cho chế độ Cộng Sản được tồn tại bền lâu. Kế hoạch gồm: Mở rộng kinh đô, kéo dài sông Hồng để giữ vững long mạch. Trấn Yểm thần Tản Viên Ba Vì (một trong tứ đại bất tử được người Việt tôn thờ). Đưa tượng tiên đế vào thờ tại các đình chùa để dương cao linh khí, trấn áp mầm phản loạn trong nhân gian…
Nhưng kết cục chẳng thấy bình an, chỉ thấy mưa bão ngập lụt xẩy ra triền miên. Đập thuỷ điện đua nhau nứt vỡ và xả lũ làm nhấn chìm muôn dân trong biển nước. Dân chết, nước ngập, khắp nơi lòng dân oán thán ngút trời.
Xưa nay, vận mệnh của một quốc gia là do sự vận động của thời đại, chứ đâu phải cứ cúng bái mà nên? Nước mất hay còn là ở lòng dân, ở chỗ chính trị tốt hay xấu. Nay nhà nước đàn áp và bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, lại muốn cho chế độ được bền vững là sao? Quả là điều lạ chưa từng thấy vậy.
Khi người ta không còn tin ở sức mình, chỉ tin vào sự linh thiêng của những trò Phù Thuỷ thì đó là điềm mất nước. Bởi kẻ cầm quyền đã hoàn toàn bất lực, phó thác sinh mệnh dân tộc cho ma quỷ, để mà phô diễn những trò huyễn hoặc nhân tâm.
Xưa kia, khi khoa học và nhận thức con người còn chưa phát triển thì người ta hay tin vào những điều ma quỷ hư vô. Đó cũng là thời thịnh đạt của những trò phù thủy, bói toán lường gạt nhân gian. Hàng ngàn năm, hoặc chí ít cũng mấy trăm năm trước mà tin vào thuật phù thủy thì còn được, chứ thời buổi khoa học kỹ thuật này mà đầu óc còn u mê như vậy thì cũng thật lạ. Tư duy não trạng đó chỉ còn tồn tại ở những kẻ tự huyễn hoặc bản thân do bất tài và nhu nhược mà thôi.
Cuối thời Tam Quốc bên Tàu, chiến sự xẩy ra liên miên khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Vua nước Thục Hán bấy giờ là Lưu Thiện nhu nhược bất tài, lại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc nên thế nước đảo điên. Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhà quân sự thiên tài, nhờ ông cầm quân đánh giặc mà bờ cõi mới được tạm yên. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của một quốc gia là ở chính trị đúng đắn chứ không phải ở chỗ cầm quân đánh giặc giỏi. Một khi lòng dân đã chán nản, bộ máy nhà nước thối nát mục rỗng thì quốc gia đó tất sụp đổ, đó là điều không thể cứu vãn.
Sau khi Gia Cát Lượng chết thì Khương Duy là một tướng giỏi cầm quân trấn giữ biên thuỳ. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô gây chiến lẫn nhau, cốt là để cuối cùng một bên dành được thống nhất. Biết được thế nhà Thục suy yếu, nước Nguỵ mới quyết định mang quân đánh Thục. Lúc này hai tướng Nguỵ là Đặng Ngải và Chung Hội chia hai đường tiến quân. Đặng Ngải mang quân trèo đèo vượt suối đi đường tắt, vì vậy mà bất ngờ áp sát Thành Đô – kinh đô nước Thục. Trước tình thế đạo quân của Đặng Ngải như từ trên trời rơi xuống bao vây kinh thành như vậy, vua Thục là Lưu Thiện luống cuống không biết làm thế nào. Thay vì điều binh kháng cự thì ông ta lại nghe lời bọn hoạn quan mời thầy Phù Thuỷ cúng bái để hòng đẩy lui quân địch. Mượn những trò múa may lừa đảo của bọn Phù Thuỷ để cầu cho đất nước bình an thì quả là điều mù quáng chưa từng thấy. Ấy vậy mà Lưu Thiện cũng nghe theo mới lạ? Cuối cùng ông ta cũng phải dẫn theo văn võ bá quan ra ngoài thành để đầu hàng Đặng Ngải, nước Thục từ đó bị diệt.
Tưởng rằng chỉ có xưa mới thế, nhưng nay cũng có người bắt chước Lưu Thiện thì quả thực còn kỳ lạ hơn nữa.
Nước An Nam ta từ khi Cộng Sản cầm quyền, dân tình đói khổ, bất công tràn đầy. Hai cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng hàng triệu đồng bào, cộng với nền chính trị độc tài phi nhân, khiến đất nước đảo điên nghiêng ngả. Lòng dân chán nản, chỉ mong chế độ sụp đổ để sớm thoát kiếp lầm than.
Cuối thời Cộng Sản, nước An Nam bị Trung Cộng chiếm mất hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc Vương An Nam bấy giờ nhu nhược bất tài, lại phải thần phục thiên triều Trung Cộng nên đành để biển đảo rơi vào tay kẻ địch. Ông ta không điều động quân đội ra giữ đảo, mà lại đi huyễn hoặc bản thân bằng những trò cúng bái phù thuỷ.
Vì thế cho nên, lúc này An Nam xuất hiện nhiều nhà Phù Thuỷ đại tài phù phép ra tay.
Đám Phù Thuỷ khuyên quốc vương An Nam xây chùa ngoài đảo rồi cho các nhà sư ra đó tu hành để trấn giữ. Nhưng quân địch liền cho phá chùa tan hoang và đuổi đám nhà sư về đất liền. Thấy không ứng nghiệm, nhà nước lại xúi ngư dân ra đánh cá ở vùng biển tranh chấp để bảo vệ chủ quyền đất nước. Kết quả là ngư dân An Nam bị lính Trung Cộng bắn giết gần hết, một ít thoát được về thì phải cống nạp tiền chuộc. Thế là họ lại phát động rầm rộ một phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”, theo đó thì dân chúng mỗi người đóng góp một cục đá to bằng nắm tay hoặc như hòn dái dê đều được. Ý nghĩa của trò Phù Thuỷ này là mấy chục triệu hòn đá do dân An Nam đóng góp sẽ làm cho quần đảo Trường Sa nổi lên mặt biển mà khẳng định chủ quyền.
Nhưng đảo thì chẳng thấy nổi lên tí nào, mà ngày càng chìm nghỉm vào tay Trung Cộng. Vì thế kẻ địch chiếm luôn quần đảo, cho xây dựng các công trình quân sự ở đây và mời khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Thấy giữ đảo không xong, quốc vương liền cùng đám phù thuỷ quay sang giữ đất liền. Một kế hoạch đại quy mô được đề ra, ấy là việc trấn yểm phong thuỷ để giữ cho chế độ Cộng Sản được tồn tại bền lâu. Kế hoạch gồm: Mở rộng kinh đô, kéo dài sông Hồng để giữ vững long mạch. Trấn Yểm thần Tản Viên Ba Vì (một trong tứ đại bất tử được người Việt tôn thờ). Đưa tượng tiên đế vào thờ tại các đình chùa để dương cao linh khí, trấn áp mầm phản loạn trong nhân gian…
Nhưng kết cục chẳng thấy bình an, chỉ thấy mưa bão ngập lụt xẩy ra triền miên. Đập thuỷ điện đua nhau nứt vỡ và xả lũ làm nhấn chìm muôn dân trong biển nước. Dân chết, nước ngập, khắp nơi lòng dân oán thán ngút trời.
Xưa nay, vận mệnh của một quốc gia là do sự vận động của thời đại, chứ đâu phải cứ cúng bái mà nên? Nước mất hay còn là ở lòng dân, ở chỗ chính trị tốt hay xấu. Nay nhà nước đàn áp và bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, lại muốn cho chế độ được bền vững là sao? Quả là điều lạ chưa từng thấy vậy.
Khi người ta không còn tin ở sức mình, chỉ tin vào sự linh thiêng của những trò Phù Thuỷ thì đó là điềm mất nước. Bởi kẻ cầm quyền đã hoàn toàn bất lực, phó thác sinh mệnh dân tộc cho ma quỷ, để mà phô diễn những trò huyễn hoặc nhân tâm.
Minh Văn