logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/10/2013 lúc 10:17:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Diệp Thế Lân, một “Champion of Change”
LGT: Trong gần hai mươi năm nghiên cứu về và sinh hoạt trong cộng đồng hải ngoại, tác giả đã gặp

nhiều cá nhân gốc Việt rất đặc biệt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Luật sư Diệp Thế Lân đã khiến cho

tác giả rất cảm phục và kính trọng, nhất là vì tinh thần phục vụ và khả năng tiếng Việt của anh.


Cuộc phỏng vấn này hoàn toàn bằng tiếng Việt. Kính mời quý độc giả theo dõi hành trình Diệp Thế Lân,

một hành trình nhân ái và về nguồn. Những câu chuyện như của Diệp Thế Lân sẽ tạo cảm hứng và tự tin

cho các bạn trẻ khác học và sử dụng tiếng Việt nhiều hơn. Và cũng mong các phụ huynh sẽ kiên quyết

hơn trong việc giúp con em học tiếng Việt ở xứ người. Đây là phần 1. Diệp Thế Lân sẽ tạo thêm nhiều

ngạc nhiên lý thú cho quý vị trong phần sau.


TGT: Xin mến chào Luật sư Diệp Thế Lân. Rất hân hạnh được phỏng vấn Lân hôm nay.


DTL: Thành thật cảm ơn chị Trangđài có hảo ý muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này cũng như quý độc

giả đã bỏ chút thời giờ ra theo dõi.


TGT: Lân chào đời ở Houston, tiểu bang Texas, dù sinh trưởng ở California, nên lúc nào cũng coi mình

là người Texas, phải không? Tuổi thơ của Lân có kỷ niệm nào đáng nhớ?


DTL: Vâng, đúng vậy. Ba mẹ tôi vượt biên đến đảo Hồng Kông rồi từ trại tỵ nạn đó sang Texas vào thập

niên 80, và tôi được sinh ra tại Houston, Texas. Học hết lớp năm thì gia đình dọn sang Bắc Cali. Tuy rời

Texas hồi lúc còn nhỏ, dân Texas có câu khá chính xác là: “Có thể dẫn chàng ra khỏi Texas, nhưng

không thể lấy Texas ra khỏi chàng.” Cho nên tôi vẫn tự hào là xuất phát từ Texas, dù cũng đã gần 20

năm từ khi tôi sống ở đó.


Nói về kỷ niệm thì có khá nhiều kỷ niệm đáng nhớ, nhưng không biết có kỷ niệm nào đáng kể không thôi.

Nói chung, tôi sống ở Houston vào thời thành phố ấy còn rất ít người Việt, không như ngày hôm nay. Tại

trường tiểu học của tôi, cùng lắm là có bốn người Việt thôi, hai người học trước tôi vài năm và một cô

học cùng khóa nhưng khác lớp tôi. Cho nên thời ấy, việc gặp người Việt là rất hiếm và rất quý.
Vì gia đình tôi là dân tỵ nạn, tiếng Anh kém, cho nên hồi nhỏ tôi ít khi tiếp xúc với người Mỹ. Phần nhiều

là hồi nhỏ chỉ gặp các cô chú trong nhà hoặc các người bạn Việt Nam khác của ba mẹ tôi và các đứa

con của họ thôi. Hồi đó tinh thần tham gia cộng đồng của gia đình tôi khá cao, cho nên tôi thường xuyên

tham gia các buổi sinh hoạt chung như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh, hay các

cuộc biểu tình chống kinh tài...


TGT: Lân đã theo học trung học Independence tại San Jose, và sau đó học Lịch sử và Chính Trị tại Đại

học UC San Diego. Lân đã chuẩn bị như thế nào cho chương trình đại học khi còn ở Independence? Và

tại sao Lân chọn hai ngành học trên?


DTL: Tiến trình học vấn của tôi chắc cũng không khác gì những người trẻ Việt Nam khác lớn lên tại Mỹ,

cứ học cho cố vào và tiến lên thôi. Nghĩa là ưu tiên việc học trên hết, cũng như là một hình thức trả hiếu

cho cha mẹ, và chọn những lớp học mức đại học (advance placement) khi còn học tại trung học.


Tôi đã chọn hai ngành học chính trị học và sử học vì tôi muốn làm gì khác và nổi bật so với những người

Việt khác, mà lúc đó phần nhiều là học bác sĩ, kỹ sư. Thời đó, chúng ta vẫn chưa có nhiều người Việt

tham gia vào dòng chính cho nên tôi có ý tưởng muốn làm người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức này,

chức nọ. Nhưng nay thì người Việt chúng ta có khá nhiều người Việt tham gia dòng chính rồi, cho nên

tôi đã đi làm việc khác.


TGT: Sau khi tốt nghiệp tại UC San Diego, điều gì đã khiến Lân muốn theo đuổi ngành Luật?


DTL: Thật tình mà nói thì sự hiểu biết của tôi về ngành luật khá là kém trước khi tôi bước vào trường

luật. Tôi muốn làm luật sư chỉ vì có một tham vọng mờ ảo là muốn “giúp người” và cảm thấy có một

bằng luật là sẽ hiểu được và ảnh hưởng được sự vận hành của xã hội để giúp cho cộng đồng người

Việt tại Mỹ và nếu tài hơn thì giúp luôn đồng bào mình trong nước. Hiểu như vậy thì không sai, nhưng

trước khi vào ngành tôi hoàn toàn không có một khái niệm gì về cái thực tế của việc hành nghề luật, các

quy luật phải theo khi là một luật sư, cái xác suất kiếm được việc tôi ưa thích sau khi tốt nghiệp, v.và


Hiện nay tôi thấy hài lòng vì những gì tôi đã làm được với bằng luật của tôi. Nhưng hiện nay, cái ngành

luật cũng gần như là muốn sập tiệm vì vụ khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Từ hồi đó khá nhiều luật

sư mất việc và cho đến nay dù tình trạng kinh tế có đỡ hơn, các tổ hợp luật sư mọi nơi vẫn chưa mướn

lại các luật sư như trước đây. Cho nên hiện nay trong thị trường luật, công việc thì ít, nhưng có khá

nhiều luật sư có lâu năm kinh nghiệm chưa muốn về hưu và hàng năm có thêm hàng loạt luật sư mới tốt

nghiệp tham gia vào ngành.


TGT: Trước khi học Luật, Lân đã làm phóng viên quốc tế tại Hoa Thịnh Đốn. Lân đã cộng tác với các cơ

quan truyền thông nào?


DTL: Trước khi học luật thì tôi có làm việc một thời gian tại Đài Á Châu Tự Do. Tôi hãnh diện vì thời gian

làm tại đây và đôi khi vẫn tự xem mình là một người có gốc truyền thông.


TGT: Năm 2005 và 2006, Trangđài có đến các vùng New Orleans và Biloxi để giúp tìm hiểu về nhu cầu

nhà ở của người Việt bị ảnh hưởng bão Katrina. Rất thương đồng bào mình ở đây. Họ rất hiền lành,

chân chất, và có một nếp sống rất gần với đời sống ở Việt Nam ngày trước, một nhịp sống khá êm đềm

trong thời gian không bị bão. Là người Texas nhưng đã sống ở nhiều nơi khác, Lân nhận xét như thế

nào về cộng đồng người Việt tại vùng này?


DTL: Thú thật là trước khi cơn bão Katrina, tôi thật sự là không biết tại vùng vịnh Mexico có tập trung

nhiều người Việt Nam như thế. Như sau khi dọn xuống và ở tại đó hai năm trời thì tôi phải đồng ý với chị

Trangđài là đồng bào chúng ta tại đó thật là dễ thương, chân thành, và hiền lành.


Đối với tôi, các đặc điểm của người Việt tại vùng này là họ sống gần như lúc họ mới bước chân sang

Mỹ. Trong khi tại các nơi có đông người Việt thì trong ba thập niên qua, các người Việt đã gây dựng các

khu “Little Saigon” gồm lại các cơ sở thương mại đủ loại, cộng đồng người Việt trong vùng vịnh Mexico

phần nhiều đã tập trung vào nghề làm biển, đánh cá, đánh tôm, cào sò, v.và và vì thế đã không gây

dựng lên một cộng đồng Việt Nam phong phú đa dạng như các nơi khác, như Texas, Cali, hay Virginia.


Tại thành phố New Orleans còn đỡ, nhưng càng đi về phía đông vào Mississippi và Alabama thì càng

thấy người Việt chúng ta sống rải rác và thiếu thốn. Họ có chợ, có quán ăn Việt, nhưng không có nhiều

sự chọn lựa. Vì khi đi làm nghề biển thì phải sống trên thuyền cả ba tháng trời mới vào lại bờ, mở tiệm

ăn lấy đâu ra cho đủ người ăn để có lời mà sống? Con cái họ có học thành bác sĩ, luật sư, kỹ sư v.v.. thì

dọn đi nơi khác và ít ai trở về lại vùng này vì cảm thấy buồn. Cho nên người Việt chúng ta tại đây thiếu

thành phần các chuyên gia phục vụ cho họ.


Nhưng cũng vì thế mà người Việt tại đây sống một lối sống rất gần với lối sống tại Việt Nam, thân mật và

tình nghĩa với nhau.


TGT: Ngay sau khi tốt nghiệp trường luật từ McGeorge School of Law at the University of the Pacific

năm 2011, Lân đã được Mississippi Center for Justice chọn để thụ lý hồ sơ và giúp đỡ cho gần 20,000

ngư phủ gốc Việt bị ảnh hưởng dầu loang của BP ở Vùng Vịnh. Điều đáng nói là Lân không có 5 năm

kinh nghiệm như đã ghi trong thông báo tuyển người, nhưng họ vẫn chọn. Lân đã giúp đỡ đồng bào tại

Mississippi và các tiểu bang vùng Vịnh đòi tiền bồi thường như thế nào?


DTL: Như chị nói, ngay sau khi tôi tốt nghiệp trường luật thì có nạn dầu loang xẩy ra tại vùng vịnh

Mexico. Trong khi đang loay hoay nhìn quanh quẩn để xem có việc gì thích hợp để đi làm rút kinh

nghiệm bay nhẩy trong tương lai, tôi tình cờ nhận được một điện thư cho biết là tổ hợp luật sư bất vụ lợi

Mississippi Center for Justice đang kiếm một luật sư với năm năm kinh nhiệm có khả năng nói tiếng Việt

để về Biloxi, Mississippi phục vụ cho các nạn nhân của BP, trong đó có dân ngư phủ Việt Nam chúng ta.

Thấy việc này hợp với khả năng và sở thích của tôi, tôi đã xin làm.


Mà sở thích của tôi thứ nhất là khi có dịp thì đi cho biết hết tất cả các tiểu bang nước Mỹ. Và hai là làm

việc với cộng đồng Việt Nam. Điều này do ảnh hưởng trong gia đình, mà tôi đã nói trên. Là ba mẹ tôi

luôn luôn cho tôi đi dự các sinh hoạt cộng đồng từ còn bé xíu. Còn khả năng thì tôi đã tốt nghiệp luật sư.

Tôi liền viết thư thú thật là tôi mới tốt nghiệp và không có năm năm kinh nghiệp họ đang tìm kiếm, nhưng

nếu có việc khác hợp hơn cho một người mới ra trường như tôi thì xin cho tôi biết vì tôi có khả năng

ngôn ngữ và muốn giúp. Sau vài tháng, họ hồi âm cho tôi, mời tôi phỏng vấn qua điện thoại, rồi mời tôi

phỏng vấn tại Mississippi, và sau đó mướn tôi luôn.


Tôi tin rằng được việc này cũng chỉ là vì cái duyên mà thôi.
UserPostedImage
Diệp Thế Lân và các ngư phủ việt vùng Vịnh
Diệp Thế Lân, Greatest Person of The Day

LGT: Trong gần hai mươi năm nghiên cứu về và sinh hoạt trong cộng đồng hải ngoại, tác giả đã gặp

nhiều cá nhân gốc Việt rất đặc biệt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Luật sư Diệp Thế Lân đã khiến cho

tác giả rất cảm phục và kính trọng, nhất là vì tinh thần phục vụ và khả năng tiếng Việt của anh. Cuộc

phỏng vấn này hoàn toàn bằng tiếng Việt. Kính mời quý độc giả theo dõi hành trình Diệp Thế Lân, một

hành trình nhân ái và về nguồn. Những câu chuyện như của Diệp Thế Lân sẽ tạo cảm hứng và tự tin cho

các bạn trẻ khác học và sử dụng tiếng Việt nhiều hơn. Và cũng mong các phụ huynh sẽ kiên quyết hơn

trong việc giúp con em học tiếng Việt ở xứ người. Đây là phần kế chót của toàn cuộc phỏng vấn. Diệp

Thế Lân sẽ tiếp tục tạo nhiều ngạc nhiên lý thú cho quý vị trong phần sau.


DTL: (tiếp theo) Khi nhận việc thì tôi đã tham gia vào một nhóm luật sư khắp năm tiểu bang vùng vịnh,

gồm có Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, và Florida nhắm vào việc giúp miễn phí cho những nạn

nhân của dầu loang có lợi tức thấp. Tôi đã không chỉ giúp cho người Việt, mà giúp bất cứ ai đạt tiêu

chuẩn và cần giúp, nhưng tôi đặc biệt nhắm vào cộng đồng ngư phủ Việt Nam vì có khả năng ngôn ngữ.

Làm việc này có nhiều trở ngại vì tại đó không có một cách để dễ dàng thông tin cho mọi người. Truyền

hình địa phương không có, đài phát thanh địa phương không có, và ngay cả báo địa phương cũng

không có. Cho nên tôi có tự viết và in một bản tin mà tôi đặt tên là “Bản Tin Hải Đăng” để thông tin về vụ

dầu loang. Mà ngay lúc ban đầu thì cũng không có thông tin nhiều để mà cập nhật. Sau khi đổ dầu, BP

tình nguyện ứng ra trước 20 tỷ đô la để bồi thường tạm thời cho những nạn nhân và giao cho luật sư

Ken Feinberg để phân chia. Vì muốn làm hài lòng nhiều người, ông Feinberg đã hứa hẹn nhiều điều mà

ông ta không làm được. Ví dụ, ông Feinberg có hứa là trong vòng bảy ngày sau khi nộp đơn xin bồi

thường là sẽ nhận hồi âm. Trong thực tế, có người đã nộp đơn cả năm trời mà vẫn không nhận hồi âm.

Thêm một trở ngại là mục đích của quỹ 20 tỷ của BP là để bồi thường tạm thời cho những nạn nhân, để

họ có tiền sống trong khi chờ đợi vụ kiện tụng tập thể diễn ra. Hiện nay vụ kiện này vẫn chưa giải quyết,

mà nếu phải chờ cho đến khi kiện xong để nhận tiền thì chắc nay có nhiều người tiêu đời rồi. Thế nhưng

ông Feinberg lại đi làm việc khuyến khích mọi người chấp nhận luôn tiền bồi thường cuối cùng và hủy

bỏ tất cả quyền lợi của họ. Có nghĩa là nếu nhận tiền bồi thường tạm thời thì ông ta cho vài ngàn và làm

khó dễ. Nhưng nếu nhận liền một số tiền ấn định để giải quyết mọi khiếu nại đối với BP thì ông Feinberg

cho tiền liền, không thắc mắc.

Tùy theo từng trừng hợp, sự chọn lựa này có lợi hoặc có hại. Cho nên tôi phải quy tụ các buổi họp cộng

đồng để giải thích cho mọi người hiểu rõ vấn đề. Tôi đã lái xe đến khắp năm tiểu bang trong vùng để

tiếp xúc với người Việt mà biết là mình cũng không gặp hết nổi. Trong khi đó có nhiều luật sư ác ý,

nhắm vào cộng đồng Việt Nam, dụ người Việt mình ký hợp đồng mướn luật sư trong khi không cho

người Việt mình biết họ đang ký cái gì. Tôi có làm việc với báo New York Times để bạch hoá sự việc

này.


TGT: Vốn vẫn tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng ở những nơi Lân đã sống, Lân đã không chỉ đóng

vai trò luật sư biện hộ, mà còn trực tiếp giúp đỡ cộng đồng ngư phủ ở đây về nhiều mặt, như ấn hành

một bản tin hằng tháng, gặp gỡ với các thương nhân tại đây để hỗ trợ tinh thần cho họ. Thậm chí, mọi

người còn chuyền cho nhau số điện thoại của Lân để gọi khi cần giúp đỡ, cho dù đó không phải là vấn

đề pháp lý, khiến tờ Huffington Post đã chọn Lân là “Greatest Person of the Day” và tờ Jackson Free

Press chọn làm “Person of the Day.” Lúc đó, Lân làm việc mấy chục tiếng một ngày?

DTL: Thật ra là tôi cũng không biết. Trong lúc đó tôi chỉ có việc này thôi. Khi dọn xuống Mississippi thì

tôi đâu có quen ai. Cho nên tôi cứ thích ở tại văn phòng làm việc đến tối. Làm các đơn đòi bồi thường

xong thì sang việc viết Bản Tin Hải Đăng. Chán việc thì mượn internet tại văn phòng để làm việc cá

nhân. Vì tại nhà thì tôi không mua internet. Cho nên có thể nói là tôi đã sống luôn tại văn phòng và chỉ về

nhà để tắm và ngủ thôi.


TGT: Vì Lân rất năng nổ và làm việc hiệu quả, nên đã được mời ở lại thêm một năm để tiếp tục giúp đỡ

ngư phủ gốc Việt. Mississippi Center for Justice, Legal Services of Alabama, và Southeast Louisiana

Legal Services là ba tổ chức địa phương đã cùng góp ngân sách để giữ Lân lại. Vậy trong suốt hai năm

ở đó, Lân có cảm thấy mình đủ thời gian để thực hiện tất cả những gì mình muốn không?

DTL: Dĩ nhiên là không. Hiện nay những việc liên quan đến nạn dầu loang BP vẫn chưa giải quyết xong.

Tôi vẫn theo dõi các tin tức liên quan đến vụ này và vẫn liên lạc với những đồng nghiệp trước đây của tôi

để cập nhật sự hiểu biết của tôi. Lúc tôi rời khỏi vùng thì cũng còn có vài thân chủ chưa nhận được tiền

bồi thường như ý mà tôi đã phải giao lại hồ sơ của họ.


TGT: Khi rời Mississipi để qua San Jose lập nghiệp, chắc đồng bào mình bên đó quyến luyến Lân lắm?

DTL: Tôi chỉ mong là đã làm được một chút việc hữu ích cho một số người là vui rồi. Không mong được

người nhớ. Và tôi cũng biết là không có tôi thì việc vẫn chạy thôi, vì không có ai trên đời này không thay

thế được. Tuy nhiên, rời Mississippi có nghĩa là rời bỏ một số bạn thân quý đã chia xẻ với tôi trong một

giai đoạn có khá nhiều ý nghĩa trong đời của tôi. Không biết họ có nhớ tôi không, nhưng chắc chắn là tôi

nhớ họ.


TGT: Hiện nay, Lân đang làm việc cho Chương trình “Vietnamese American Workers' Rights Project”

để giúp người Mỹ gốc Việt có thu nhập thấp hiểu rõ và tranh đấu cho quyền công nhân của mình. Mời

Lân nói về mục đích chính và các sinh hoạt của chương trình này, cũng như những dự tính phát triển

trong tương lai.

DTL: Việc này tương tự với việc tôi làm trước đây tại Mississippi, theo nghĩa là tôi sẽ tiếp tục tổ chức

những buổi sinh hoạt để thông tin cho cộng đồng và tiếp tục quảng bá dịch vụ miễn phí của tôi. Sự khác

biệt là nay tôi làm về luật lao động, thay vì luật thảm hoạ.

Vốn cộng đồng người Việt chúng ta sang Mỹ là để thoát chế độ cộng sản, tìm kiếm các quyền tự do tư

tưởng, tự do hành động. Nhưng tại các xứ tự do và có tổ chức như Hoa Kỳ, người dân có biết bao

những quyền lợi dưới luật pháp mà tôi cảm thấy người Việt mình không để ý, không biết, hay là biết mà

không rõ và vì tính nhỏ cho tiện lợi trước mắt nên bỏ qua mà bị thiệt lớn.


Riêng về mặt luật lao động, cụ thể nhất là dưới luật lao động, chủ nhân phải đóng tiền vào quỹ bảo hiểm

thất nghiệp cho mọi nhân viên để khi mất việc vì một lý do không phải vì mình gây ra thì nhân viên ấy có

thể lãnh tiền thất nghiệp. Trong khi đó thì hiện nay trong ngành làm móng, biết bao nhiêu ngươi thợ đáng

lẽ phải coi như là nhân viên và hưởng quyền này, nhưng lại đi khai mình là người thầu độc lập

(independent contractor). Làm người thầu có nghĩa là mình sẽ tự đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và

điều này có nghĩa là mình đóng thuế hàng năm cao hơn. Nếu khai theo dạng nhân viên thì chủ tiệm phải

trả cho mình, và mình sẽ phải đóng thuế ít hơn. Trong khi đó, nếu là người thầu thì mình có quyền tự

chủ. Thứ hai làm tiệm A, sang thứ ba thì làm tiệm B, có thể vô ra thoải mái, không cần phải xin phép chủ

tiệm. Miễn sao mình làm theo đúng giao hẹn thôi. Thế nhưng dù đã khai thuế theo dạng người thầu,

nhiều thợ móng chỉ làm ở một tiệm và cho phép chủ nhân bắt nạt mình như mình là một nhân viên.

Các nạn này không chỉ có trong ngành móng, nhưng đó là một điển hình của các vấn đề lao động mà tôi

muốn nhắm tới.


TGT: Hiện nay, VAWRP đã thụ lý được bao nhiêu trường hợp? Những vấn đề nào khiến Lân quan tâm

nhất trong công việc này?

DTL: Hiện nay tôi mới nhận việc và bắt đầu bắt tay vào công việc cho nên tôi cũng không rõ con số như

thế nào. Riêng tôi thì còn trong giai đoạn quảng bá nội dung kế hoạch này cho nên chưa chính thức

nhận thân chủ. Nhưng trong mấy tháng qua kế hoạch VAWRP đã được thực hành bởi luật sư Betty

Nguyễn, và theo tôi hiểu LS Betty cũng đã giúp hơn 30 người rồi trước khi rời việc này.

Ngoài những vấn đề đã nêu, hơn hết là tôi muốn phổ biến các quyền lợi dưới luật lao động cấp tiểu

bang và liên bang cho người Việt Nam chúng ta biết. Ví dụ, tại Cali, sau khi làm việc bốn tiếng là phải

được nghỉ 10 phút. Sau năm tiếng làm việc là phải được nghỉ 30 phút để ăn trưa. Người nhân viên có

thể không lấy giờ nghỉ này để tiếp tục làm việc, nhưng sau sáu tiếng làm việc thì người nhân viên bắt

buộc phải nghỉ 30 phút. Sau 10 tiếng làm việc thì phải được thêm 30 phút nghỉ. Nếu có ai bị ngăn cản

không lấy được giờ nghỉ của mình thì người nhân viên có thể khiếu nại, và hưởng được thêm một giờ

lương cộng thêm tiền lãi cho mỗi ngày đã bị ngăn cản lấy giờ nghỉ. Khiếu nại mà bị đuổi việc là người

chủ có vấn đề.

Hoặc nếu ai có thân nhân trong gia đình bị bệnh nặng, mình có quyền nghỉ việc đến 12 tuần trong năm

không lấy lương để lo liệu cho thân nhân đó dưới luật pháp. Nếu lấy phép dưới 12 tuần thì việc làm của

mình được bảo đảm dưới luật pháp và mình không thể mất việc. Đây là các quyền lợi điển hình mà tôi

mong mọi ai cũng sẽ biết. Còn nhiều nữa.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện & hiệu đính
(Còn tiếp)

Sửa bởi người viết 24/10/2013 lúc 05:03:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 24/10/2013 lúc 05:04:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Diệp Thế Lân trong phòng thu đài RFA
LGT: Trong gần hai mươi năm nghiên cứu về và sinh hoạt trong cộng đồng hải ngoại, tác giả đã gặp nhiều cá nhân gốc Việt rất đặc biệt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Luật sư Diệp Thế Lân đã khiến cho tác giả rất cảm phục và kính trọng, nhất là vì tinh thần phục vụ và khả năng tiếng Việt của anh.


Cuộc phỏng vấn này hoàn toàn bằng tiếng Việt. Kính mời quý độc giả theo dõi hành trình Diệp Thế Lân, một hành trình nhân ái và về nguồn. Những câu chuyện như của Diệp Thế Lân sẽ tạo cảm hứng và tự tin cho các bạn trẻ khác học và sử dụng tiếng Việt nhiều hơn. Và cũng mong các phụ huynh sẽ kiên quyết hơn trong việc giúp con em học tiếng Việt ở xứ người. Đây là phần chót của cuộc phỏng vấn. Cám ơn quý độc giả đã đồng hành với Luật sư Diệp Thế Lân trong những chia sẻ sống động và hữu ích của anh.


TGT: Là một luật sư chọn hành luật trong xu hướng phục vụ cộng đồng, Lân có nghĩ rằng mình phải chịu thiệt về lợi tức không?


DTL: Dĩ nhiên làm một luật sư công phục vụ cộng đồng sẽ không thể làm nhiều tiền bằng các luật sư tư. Nhưng ngược lại thì tôi cảm thấy giầu về mặt tình cảm và giờ giấc làm việc của tôi vô cùng thoải mái so với các luật sư tư. Nếu có cô nào chịu được tôi và mức lương của tôi thì ít nhất cô ta có thể yên tâm là sẽ hiếm khi mà tôi phải ưu tiên cho việc làm hơn cô ta.


Nói đùa vậy chứ thật ra tôi không cảm thấy bị thiệt thòi. Tôi đã chọn con đường này và tôi hài lòng với con đường tôi hiện đang đi. Trong khi các bạn luật sư tư của tôi thường xuyên phải làm việc muốn chết để tranh cãi về những điều khoản trong một hợp đồng để giải quyết vấn đề giữa hai công ty, thì hàng ngày tôi biết việc của tôi có gây ảnh hưởng cụ thể trong đời của những thân chủ của tôi.
Ba mẹ tôi là dân tỵ nạn đến Mỹ tay không. Miễn sao tôi không kém hơn họ vào lúc mới sang đây là tôi thấy là khá rồi.


TGT: Sinh ra ở Mỹ, nhưng Lân lại thông thạo tiếng Việt, và còn làm Cố vấn cho Bộ Quốc Phòng về tiếng Việt. Lân đã học tiếng Việt như thế nào?


DTL: Tôi giữ được tiếng Việt ngày hôm này là hoàn toàn nhờ mẹ tôi. Hồi nhỏ thì tôi nói tiếng Việt trong gia đình. Tiếng Anh thì tôi hiểu và nói được là vì hồi nhỏ xem qua nhiều TV. Nhưng tôi đã không thật sự cần đến tiếng Anh cho đến khi tôi bước chân vào trường học lần đầu. Khi đi học thì tôi nhận thấy là chẳng ai dùng tiếng Việt cả, cho nên tôi cảm thấy là tiếng Việt không có giá trị. Về nhà, tôi bắt đầu trả lời ba mẹ tôi hoàn toàn bằng tiếng Anh.


Ba mẹ tôi bắt tôi nói tiếng Việt trở lại, tôi không chịu. Ba mẹ tôi dụ tôi nói tiếng Việt trở lại, tôi cũng không chịu. Vì tôi cho là mình hiện đang sống tại Mỹ, phải nói tiếng Mỹ, cần đến tiếng Việt làm chi? Riết rồi mẹ tôi chịu thua và bảo với tôi rằng: “Con muốn nói tiếng Anh thì đó là quyết định của con. Nhưng tiếng Anh của mẹ kém và sẽ không khá hơn. Con không dùng tiếng Việt thì sẽ có ngày quên mất. Trong tương lai khi con lớn lên, sẽ có một ngày mẹ con mình không nói chuyện được với nhau.” Vì lời nói đó của mẹ tôi mà tôi phải nghĩ lại. Ở cỡ 5 tuổi mà tôi cũng ý thức được là mẹ tôi nói đúng. Và vì thế mà tôi dùng tiếng Việt trở lại.


Tuy nhiên, như nhiều bạn trẻ Việt Nam khác lớn lên tại Mỹ, học tiếng Việt trong nhà không hẳn có nghĩa là mình sẽ thông thạo tiếng Việt. Vì tiếng Việt mình có nhiều loại: loại hỏi thăm nhau giữa bạn bè và thân nhân, loại dùng trước đám đông, và ngay cả Hán Việt nữa! Cho nên nói tiếng Việt trong nhà thì thông thường ai cũng nói được chút đỉnh. Hầu như ai cũng nói được là mình đói bụng hay biết xin tiền cha mẹ. Nhưng vào tuổi lên đại học thì ít ai biết dùng tiếng Việt để bàn về chính trị học, triết lý, kế toán chỉ vì thiếu chữ.


Trong nhà thì thông thường là đâu có bàn về những đề tài này đâu, cho nên không biết chữ là phải. Và hơn nữa, nói tiếng Việt trong nhà cũng không chuẩn bị cho các bạn phát biểu trước đám đông về cách xưng hô. Trong gia đình đâu có bao giờ dùng đến những câu như “kính thưa quý vị quan khách” và trong nhà cũng không bao giờ phải xưng “tôi” với ai. Cho nên ra đời dù lớn rồi, lúc nào cũng quen dùng “cháu” và “con” thôi. Nói chung là tự nhiên đến một tuổi nào đó là khi cảm thấy mình thiếu chữ, thay vì cố lên để khá lên, quá nhiều bạn trẻ lại mặc cảm, tưởng rằng là mình dở tiếng Việt và không chú tâm học thêm tiếng Việt vì sợ dùng chữ sai và bị chọc.


Cá nhân tôi hồi nhỏ biết nói tiếng Việt trong nhà. Vì ba mẹ dẫn đi sinh hoạt cộng đồng cho nên quen nghe cái lối nói tiếng Việt trong các diễn văn. Nhưng tôi không biết đọc và viết. Hồi lúc tôi 14 tuổi, sau khi một chuyến đi Âu Châu và làm quen với một số bạn Việt Nam bên đó, tôi có ý định trao đổi qua điện thư với họ bằng tiếng Việt. Khi viết thư, tôi biết tôi muốn nói gì, nhưng không biết đánh vần. Cho nên tôi lôi một từ điển Anh-Việt ra, dịch trong đầu những gì mình muốn viết sang tiếng Anh, rồi truy lại cái lối đánh vần trong tiếng Việt.


Dĩ nhiên, tôi có nhờ mẹ tôi xem qua lại các thư của tôi trước khi tôi gởi đi. Sau vài tháng cố viết tiếng Việt với cái từ điển Anh-Việt bên cạnh, tôi chuyển sang một từ điển Việt-Anh để xem lại tôi đánh vần có đúng dấu hay không, và khi cảm thấy mình không thường xuyên viết sai nữa là tự tin rồi.


TGT: Lân đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và bảo tồn tiếng Việt đối với các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt. Lân đã tham gia những sinh hoạt nào liên quan đến sứ mạng này?


DTL: Sinh hoạt cụ thể thì không có tham gia sinh hoạt nào cả. Nhưng khi nói chuyện với các bạn Mỹ gốc Việt của tôi thì tôi thường khuyến khích họ dùng tiếng Việt hơn và rủ họ trao đổi bằng tiếng Việt thử xem. Trước đây tôi có một danh sách bạn mà tôi gởi email hàng tuần để cập nhật tin tức về Việt Nam và cộng đồng Hải Ngoại, cũng như vài điểm về văn hóa Việt Nam, nhưng vì bận quá cho nên phải bỏ.


TGT: Vì những đóng góp của mình, Lân đã được vinh danh tại Toà Bạch Ốc với tước hiệu “Champion of Change.” Xin chia sẻ kinh nghiệm và cảm giác của Lân trong ngày hôm đó.


DTL: Thật ra tôi được giải thưởng “Chiến Sĩ Cho Sự Tiến Bộ” từ Toà Bạch Ốc nhưng khác với nhiều người đã nhận giải này. Có khi những người nhận giải này được gặp TT Obama, có khi không. Tiếc rằng là đợt của tôi không được gặp, tôi đã không được về Toà Bạch Ốc dự lễ. Kỳ tôi nhận giải, tôi và những ai nhận giải cùng lúc được mời về New Orleans để gặp với một vài cố vấn của T.T. Obama. Thế nhưng qua buổi họp tại New Orleans, tôi có làm quen với một số người làm trong Toà Bạch Ốc và sau đó trong một chuyến công tác sang Hoa Thịnh Đốn, tôi có được mời vào thăm cánh phía tây của Toà Bạch Ốc. Và tôi cũng nhận được một bức thư của TT Obama viết riêng cho tôi.


Nói chung thì tôi thật là vui mừng khi được Toà Bạch Ốc vinh danh như thế. Nó cũng là một động cơ khuyến khích, cho mình ấm lòng vì biết tổng thống nước mình có để ý đến việc mình đang làm và ông ta tán thành. Được TT Obama khen là một điều bất ngờ, là một thành tích để lại cho con cháu trong tương lai, nhưng nó cũng không thay đổi những gì tôi đã và sẽ làm.


TGT: Tháng Tư năm 2012, Lân đã được trao giải thưởng vì những đóng góp cho Gulf Justice Consortium (tạm dịch: Uỷ Ban Công Lý Vùng Vịnh): the John Minor Wisdom Public Service and Professionalism Award from the American Bar Association Litigation's Section. Nhờ Lân giải thích thêm về giải thưởng này.


DTL: Phải nói rõ đây không phải là một giải thưởng cho riêng tôi nhưng là giải thưởng cho cái nhóm luật sư khắp năm tiểu bang trong vùng Vịnh Mexico mà tôi đã cùng làm việc để phục vụ miễn phí cho các nạn nhân lợi tức thấp suốt hai năm trời. Dù định cư khắp năm tiểu bang với các luật khác nhau và mức độ ảnh hưởng bởi dầu loang khác nhau, chúng tôi đã họp với nhau mỗi hai tuần và góp sức để tranh đấu cho quyền lợi của các người nghèo trong vùng sau nạn dầu loang. Bà xếp của tôi tại Trung Tâm vì Công Lý tại Mississippi, LS Martha Bergmark đã dẫn đầu nhóm này và kêu mọi người hợp tác với nhau vì thấy nhu cầu nâng đỡ cho nhau sau cơn bão Katrina. Sự hợp tác thành một khối như vậy để giải quyết một nguy cơ chung là một gương mẫu làm việc cho nhiều nơi khác, ví dụ như vùng đông bắc Hoa Kỳ sau cơn bão Sandy. Vì thế mà Hội Luật Sư Bắc Mỹ đã chọn vinh danh nhóm chúng tôi.


TGT: Là một luật sư được đào tạo ở Mỹ, nhưng Diệp Thế Lân hành luật theo một mẫu mực 'ngoài dòng,’ mà tôi gọi là luật-từ-tâm, luật tình người, luật phục vụ, luật tranh đấu cho công bằng. Luật từ trái tim. Đây có phải là giá trị lớn nhất trong nghề luật của Lân?


DTL: Khi nói về giá trị thì phải xem ai là người đang lượng giá. Nếu xem nghề luật sư là một cách đạt mục đích làm tiền nuôi gia đình và sống một cuộc sống khá giả thì việc giúp những người “ngoài dòng” như chị nói là chuyện phụ. Còn nếu xem việc ngành luật là một vị trí trong xã hội, mang theo với nó những quyền lợi và trách nhiệm thì không có gì hơn việc dùng kiến thức về luật pháp của mình để giải tỏa được một vấn đề của người thân chủ. Nhưng vào ngành luật thì ai cũng được khuyến khích bỏ ra 50 tiếng mỗi năm để giúp miễn phí cho những thân chủ không có khả năng mướn luật sư, bất kể là luật sư tư hay luật sư công.


TGT: Bài học quan trọng nhất đối với Lân trong vai trò một luật sư là gì?


DTL: Từ phía ngoài nhìn vào, một người luật sư có tài là một luật sư đã thắng được nhiều vụ kiện tụng. Thế nhưng bước vào ngành rồi thì hiểu là người luật sư có tài chính là người luật sư biết thương lượng và giải quyết được vấn đề của đôi bên để khỏi bao giờ phải ra mặt trước thẩm phán.


TGT: Cám ơn Luật sư Diệp Thế Lân đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Xin thân chúc Anh mọi thành công và thuận lợi với Chương trình tranh đấu cho quyền công nhân của người Mỹ gốc Việt có lợi tức thấp.


DTL: Một lần nữa, cảm ơn chị Trangđài đã thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu có ai tại Cali muốn liên lạc với tôi để hỏi về luật lao động hay tham khảo về một khó khăn nào ở nơi làm việc, quý vị có thể gởi điện thư cho tôi tại: ldiep@las-elc.org hoặc điện thoại cho tôi qua số 504-264-3117.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện & hiệu đính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.590 giây.