logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/08/2012 lúc 05:01:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong lá thư ngỏ đề ngày 06/08/2012, các nhân sĩ trí thức năm ngoái đã hai lần gởi kiến nghị lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam về tình hình đất nước, nay lại bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
Bảy mươi mốt người ký tên trong thư ngỏ là các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng trong và ngoài nước như : giáo sư Tương Lai, các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, luật gia Lê Hiếu Đằng, chuyên gia Vũ Quang Việt ở Hoa Kỳ… Các nhà trí thức này đã từng gởi kiến nghị ngày 10/07/2011 về « Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay », và ngày 08/09/2011 về việc « Cải cách toàn diện để phát triển đất nước ».

Hai bản kiến nghị trước đều có chung nhận định là Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ bá quyền, làm Việt Nam phải khuất phục. Thư ngỏ lần này nhận xét rằng trong một năm qua Trung Quốc đã tiến thêm những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam. Từ việc ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mời thầu tại 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cho đến việc ồ ạt đưa hàng đoàn tàu đánh cá và tàu bán quân sự xâm phạm Trường Sa, kể cả đe dọa gây chiến.

Các nhân sĩ hoan nghênh Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua, và đề nghị Nhà nước công bố trước dư luận trong nước và thế giới thực trạng quan hệ Việt – Trung. Nhân dịp này Nhà nước cần giải thích về thực chất của công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông để dư luận biết rõ sự thật, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo. Trước các thủ đoạn bành trướng của Trung Quốc, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược.

Phần thứ hai trong thư ngỏ đề nghị Nhà nước cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp. Trong việc bảo đảm các quyền hiến định về tự do, dân chủ, các nhà trí thức đã nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền lập hội, quyền tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa. Thư ngỏ đề nghị chấm dứt các hành động trấn áp người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
UserPostedImage
Nhóm nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc, ngày 05/06/2011 (Courtesy Cao Lập)
Cuối cùng các nhân sĩ ký tên trong thư bày tỏ mong mỏi các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trong tình thế hiểm nghèo hiện nay.

Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Tương Lai, một trong số những trí thức ký tên vào thư ngỏ đã nhấn mạnh :
« Ở trong vị thế địa chiến lược « trứng chọi với đá » - Việt Nam ở bên cạnh một nước láng giềng quá lớn, mà giới cầm quyền của nước láng giềng ấy luôn nuôi dưỡng cái mộng bành trướng về phương Nam. Ông cha ta biết rất rõ điều đó, nên luôn luôn có kế sách mềm dẻo ngoại giao để có quan hệ hữu nghị, tránh những cuộc chiến tranh xâm lược.

Nhưng mềm dẻo được là vì có ý chí mãnh liệt làm hậu thuẫn. Không có cái ý chí mãnh liệt đó thì không có ngoại giao mềm dẻo. Đối với kẻ thù, không có một chút mơ hồ ảo tưởng nào cả, và chính nhờ không mơ hồ mà ông cha ta mới giữ được nước cho đến bây giờ.

Và thời kỳ ông cha ta giữ nước đó thì làm gì có bối cảnh quốc tế hỗ trợ như Việt Nam hiện nay. Bối cảnh hiện giờ thuận lợi gấp vạn lần. Việt Nam phải biết tranh thủ thuận lợi đó. Phải lôi kéo về mình những lực lượng có thể giúp mình chống lại Trung Quốc, để thoát ra khỏi cái vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cho nên trong thư ngỏ chúng tôi nói là « sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược, vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ». Vì dân tộc này ở trong cái thế trứng chọi đá, thì phải có khí phách. Khí phách có cứng mới đứng đầu gió !

Bây giờ sự hỗ trợ của quốc tế là rất rõ ràng, thì vấn đề làm làm sao biết tranh thủ lấy nó. Vượt qua cái lợi ích phe nhóm, vượt qua cái lợi ích cá nhân, muốn đổ bê-tông cho chiếc ghế của mình. Làm được chuyện đó, đặt được lợi ích của Tổ quốc lên trước lợi ích của cá nhân mình thì sẽ tìm ra đối sách, sẽ tìm ra được sức mạnh ».
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.