logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/10/2013 lúc 05:13:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh ruột của Đinh Nguyên Kha ra tòa ngày 29 tháng 10

SÀI GÒN (NV) .- Tòa án Long An sẽ đưa ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, ra xử về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” vào ngày 29 tháng 10.
UserPostedImage
Ảnh chụp Đinh Nhật Uy quảng bá áo thun in dòng chữ vận động cho việc nói không với tham vọng chủ quyền của Trung Quốc và ủng hộ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Những chiếc áo thun có nội dung như vậy được Công an Long An xác định là “vật chứng” để xác định Đinh Nhật Uy đã phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. (Hình: Dân Làm Báo)

Đinh Nhật Uy là anh trai sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, người bị cáo buộc là “tuyên truyền chống nhà nước” cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Kha và Uyên bị bắt hồi tháng 10 năm 2012 vì rải truyền đơn lên án Đảng Cộng sản Việt Nam hèn yếu, dung dưỡng tham nhũng và kêu gọi chống Trung Quốc. Ở phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 5 vừa qua, sinh viên Đinh Nguyên Kha bị phạt 8 năm tù, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị phạt 6 năm tù, cùng vì “tuyên truyền chống nhà nước”.

Bản án sơ thẩm của Tòa án Long An đã bị cả dư luận trong và ngoài Việt Nam đả kích kịch liệt. Ngày 16 tháng 8, khi đưa vụ án này ra xử phúc thẩm. Tuy cả hai không nhận tội nhưng Tòa án Tối cao vẫn giảm cho sinh viên Đinh Nguyên Kha 4 năm tù, còn bốn năm tù. Riêng sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giảm ba năm tù, còn ba năm tù và được cho hưởng án treo.

Ngoài hình phạt bốn năm tù vì “tuyên truyền chống nhà nước”, sinh viên Đinh Nguyên Kha còn bị cáo buộc là “khủng bố”. Cuối năm ngoái, khi sinh viên Đinh Nguyên Kha bị bắt, tư gia của cha mẹ Đinh Nguyên Kha bị khám xét, công an Long An loan báo đã thu giữ được vài trăm gram “thuốc nổ”. Công an Việt Nam cho rằng, Đinh Nguyên Kha có ý định… “chế tạo bom để phá hoại”.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ sinh viên Đinh Nguyên Kha đã chỉ trích kịch liệt cáo buộc này. Theo bà, Đinh Nguyên Kha thích làm pháo. Cái gọi là “thuốc nổ” mà công an tìm thấy khi khám nhà chỉ là loại thuốc pháo mà ai cũng có thể mua tại chợ Kim Biên - một chợ đầu mối ở quận 5, Sài Gòn, chuyên cung cấp đủ thứ tạp phẩm.

Nhiều người nhận định việc bắt giữ ông Đinh Nhật Uy nhằm gây sức ép để buộc sinh viên Đinh Nguyên Kha nhận tội “khủng bố”. Theo thân nhân của sinh viên Đinh Nguyên Kha, sinh viên này đã nhận tội “khủng bố” khi thấy anh trai mình bị bắt và công an cho biết có thể sẽ bắt cả cha lẫn mẹ Đinh Nguyên Kha.

Ông Đinh Nhật Uy bị bắt ngày 15 tháng 6. Trong Kết luận Điều tra, công bố hồi đầu tháng 9 để đề nghị Viện Kiểm sát Long An truy tố ông Uy, Công an Long An xác định, ông Uy phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” vì thu được một loạt “vật chứng” (trích nguyên văn – NV): “06 (sáu) áo thun có ghi dòng chữ: Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam. 02 (hai) áo thun phía trước có ghi dòng chữ: No to U-Line! Yes to UNCLOS! Phía sau có ghi dòng chữ: "No U FC, Xoá ‘Đường Lưỡi Bò’ Bảo vệ biển đảo Việt Nam”. Cũng trong Kết luận Điều tra, Công an Long An đề nghị “tịch thu tiêu huỷ hai quyển sách” là “Bên Thắng Cuộc” và “Chết bởi Trung Quốc”.

Kết luận Điều tra vừa kể bị chỉ trích gay gắt khi Công an Long An xác định, “lợi ích nhà nước” mà ông Uy đã “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” để “xâm phạm” chỉ là những hành vi chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Có thể vì vậy mà sau đó, trong cáo trạng được Viện Kiểm sát Long An lập để truy tố ông Uy ra tòa, cơ quan này chuyển hướng, xác định họ truy tố ông Uy vì ông đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để “nói xấu” VNPT và Viettel – hai tập đoàn nhà nước chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ Internet. Một đảng viên là hàng xóm của ông Uy cũng cáo giác ông Uy đã “nói xấu” bà ta.

Một lý do khác khiến ông Uy bị truy tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” là ông đã dùng facebook, kêu gọi trả tự do cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, sử dụng biểu tượng có số 4 đặt trong vòng tròn với gạch chéo màu đỏ (vẫn thường được nhiều blogger, facebooker sử dụng trong cuộc vận động đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp hiện hành), chỉ trích bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên đối với Kha và Uyên.

Ngoài ra đã trả lời phỏng vấn nhiều nơi, mà nội dung trả lời “thể hiện thái độ bênh vực, và ca ngợi ‘tinh thần yêu nước’ của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, xem thường phiên xử sơ thẩm vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại Long An.

Ngày 18/10/2013, luật sư Hà Huy Sơn, một trong hai luật sư biện hộ cho Đinh Nhật Uy đã gửi cho Viện Kiểm sát tỉnh Long An bản kiến nghị kêu gọi rút lại quyết định truy tố. Theo LS Sơn nêu ra, Viện Kiểm sát tỉnh Long An đã không nêu ra được thiệt hại cho các cá nhân và cơ quan nhà nước CSVN.

“Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát không chứng minh được các tổ chức, cá nhân – nhười bị thiệt hại vật chất cụ thể về hiện vật giá trị là bao nhiêu, đã đến mức chịu trách nhiệm hình sự hay chưa? Thiệt hại về thương hiệu uy tín của các tổ chức đó (Viettel, VNTP) chỉ là suy diễn, không chứng minh được. Mặt khác danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân không phải quan hệ xã hội do Điều 258 Bộ Luật Hình Sự bảo vệ, hay nó không thuộc mặt khách thể của tội này”. Luật sư Hà Huy Sơn viết trên bản kiến nghị. “...Thiệt hại vật chất không xác định được, và người bị hại 'không yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phảm, uy tín bị xâm hại' (trích dẫn trên cáo trạng, nếu có”.

LS Sơn nói rằng cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Long an “không chứng minh được mục đích, động cơ tội phạm, hậu quả tội phạm” theo sự quy định của khoản 1 điều 167 bộ Luật Hình Sự. Do đó ông đòi hỏi “rút toàn bộ quyết định truy tố” ông Đinh Nhật Uy theo điều 258 của bộ luật này.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 22/10/2013 lúc 05:17:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 22/10/2013 lúc 05:16:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ án Đinh Nhật Uy
UserPostedImage
Đinh Nhật Uy và mẹ.Photo courtesy of danlambao
-Trương Duy nhất bị bắt ngày 26/5/2013.

Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6/2013.

Đinh Nhật Uy bị bắt ngày 15/6/2013.

Cả ba nhân vật trên đều bị bắt theo điều 258, thuộc chương XX - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Luật Hình Sự, với án cao nhất là 7 năm tù giam.

Trong giới blogger, hầu như ai cũng biết hai cái tên: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Trong khi ông Nhất với quan điểm rõ ràng từ lâu: "không phải là blog phản động" thì ông Đào hầu như chuyên bàn chuyện "văn chương thế sự" như tôn chỉ của blog cá nhân ông.

Riêng Đinh Nhật Uy, hầu như rất hiếm người biết anh, cho đến khi Đinh Nguyên Kha (người em trai của Uy) và Nguyễn Phương Uyên làm dậy sóng dư luận bằng việc làm Yêu Nước, lúc đó dần dần nhiều người mới biết đến Đinh Nhật Uy qua những lần thăm nuôi em trai mình và dùng facebook trình bày cũng như đánh động dư luận quan tâm đến trường hợp oan ức của Đinh Nguyên Kha. Với phong cách đĩnh đạc và sâu sắc, nhất định trước khi bị bắt, Kha không bao giờ cho gia đình biết việc làm của mình. Theo đó, Uy cũng không hề liên quan đến việc làm của Kha, nếu có bất kỳ "dấu tích" liên hệ gì, chắc chắn an ninh đã bắt Uy từ lâu, không đợi đến sau này mới bắt.

Thông qua những lần thăm nuôi em, Đinh Nhật Uy càng làm dư luận hiểu rõ việc làm trong sáng của Đinh Nguyên Kha cùng những hành xử vô học của giới "còn đảng còn mình", chúng không chỉ hành xử đê tiện với Kha mà còn xách nhiễu, cản trở, hù dọa, hành hung, bôi nhọ cả gia đình Uy - Kha.

Không những thế, người cộng sản táng tận lương tâm đến mức phá nát "luân thường đạo lý" của dân tộc Việt Nam, bằng cách dùng "bả lợi danh" để dụ dỗ người anh rể của Uy - Kha đoạn tình tuyệt nghĩa vợ chồng với cô Quỳnh Như, theo Luật sư Hà Huy Sơn cho biết [1] (trích):

"...Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột..." (hết trích)

Kết quả phiên tòa ngày 16/5/2013, Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng gọi là "thử thách", Đinh Nguyên Kha lãnh 4 năm tù giam cùng 3 năm quản thúc. Trong khi Đinh Nguyên Kha ở trong tù tiếp tục bị ép cung nhận "tội khủng bố" [2], thì ở ngoài Nguyễn Phương Uyên bị hành hung và làm nhục.

Sau khi cám ơn mọi người ở trong Nam đã quan tâm đến vụ án của mình, cô Uyên và mẹ ra Hà Nội để trực tiếp viếng thăm một số người đã lên tiếng ủng hộ cô cũng như nhân dịp hiếm hoi ghé thăm người cha nuôi - ông Nguyễn Tường Thụy.

Ngày 25/9/2013, khi cô Uyên và mẹ đang quây quần chuẩn bị bữa cơm cùng gia đình ông Thụy, bọn an ninh đã gây ra một vụ khủng bố theo kiểu "đánh tối tăm mặt mày" mọi người. Kiểu đánh này thường được "đại bàng" sử dụng với tù nhân mới nhập trại để thị uy nhằm làm người tù "kinh hồn tán đởm", với mục đích khuất phục ngay từ ngày đầu, sao cho tù nhân "khiếp vía" mà ngoan ngoãn "tự nguyện" làm nô lệ cho chúng sai khiến. Không những thế, Uyên còn bị một tên "ma cô" hạ nhục, bằng cách thừa lúc lộn xộn đã "nhanh tay" xâm phạm thô bạo vào nhũ hoa của cô, trong khi một bầy an ninh "hiệp đồng" lôi kéo, xô đẩy Uyên và mẹ trên đường ra sân bay Nội Bài để tống khứ họ ra khỏi Hà Nội. Hành vi đó không làm ai ngạc nhiên, bởi cô Uyên đối diện với cả đội quân "bóp thuê đánh mướn".

Ngày 20/10/2013, trang báo có tên "An Ninh Thủ Đô", "đủ thô" để "sản xuất" truyện "Kinh dị" [3]. Từ lúc cô Uyên bị làm nhục, đến ngày những con chữ đáng "lợm giọng" xuất hiện, tròn 25 ngày. Người ta tự hỏi, sao lần này an ninh tỏ ra không "lẹ làng" cho lắm, thay vì đã từng "xách toòng teng" "hai bao cao su đã xài", nửa đêm nửa hôm "vắt giò lên cổ" chạy vào khách sạn "vục" vào mặt TS. Cù Huy Hà Vũ hồi 3 năm về trước(?)
UserPostedImage
Nhóm blogger đại diện cho cộng đồng blogger Việt Nam trao “Tuyên bố 258” cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam hôm 7 tháng 8. Photo courtesy of danlambao
Ngày 29/10/2013, Đinh Nhật Uy sẽ bị xử [4] theo khoản 1 điều 258, với án cao nhất có thể nhận lãnh: 3 năm tù giam.

Sự xuất hiện đan xen về thời gian trình bày như trên cho thấy, ngoài việc đám "bóp thuê đánh mướn" hạ nhục thêm Người Con Gái Yêu Nước, chúng còn muốn vẽ ra "bộ mặt" những người liên quan đến Nguyễn Phương Uyên đều là những "kẻ nhơ nhớp" với cụm từ lững lờ mà đểu cáng: "ông bố hờ đầy nghi vấn", nhằm ám chỉ Nhà thơ - cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy. Mặt khác, thứ "kinh dị bẩn thỉu" này "xuất ra" từ bản mặt của chúng, cốt làm nhiều người thấy vậy mà xa lánh, khi những người ủng hộ Đinh Nhật Uy xuất hiện trước cổng tòa để bày tỏ ôn hòa như đã từng ủng hộ Uyên - Kha? Lại bắt gặp thứ "tư duy xúi" một lần nữa, qua chuyện "Kinh dị" chăng?

Cộng sản, không có gì họ không dám làm, dù đó là việc làm thất đức nhất họ cũng không từ, thậm chí đối với ngay những thanh niên yêu mến chế độ độc đảng toàn trị mà cô Hoàng Thị Nhật Lệ và bạn bè đau đớn trở thành nạn nhân [5] trong vai "chú hề" một cách chân thật, để làm "bia đỡ" cho chúng trước tiếng cười thị phi, trong vở "bi hài kịch" với tên gọi "phản bác tuyên bố 258".
Theo ông Phạm Chí Dũng [6], nhà quan sát chính trị có tiếng ở Việt Nam: "...trường hợp blogger Đinh Nhật Uy ở Long An bị bắt liên quan đến màu sắc chống Trung Quốc, hai blogger khác là Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng và Phạm Viết Đào ở Hà Nội lại được xem là mang dấu ấn “nội bộ” nhiều hơn".

Tôi đồng ý một phần với ý kiến của ông Dũng. Điều đó có nghĩa Đinh Nhật Uy không thể xếp chung "một rọ" với Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, nhưng điều gọi là "màu sắc chống Trung Quốc" thì cần xem lại. Lý do? Như trình bày phần trên, Uy bắt đầu được nhiều người quan tâm, chia sẻ, thương mến khi kêu oan cho em trai, chứ không phải người ta biết đến Uy xuất phát từ nguồn cội "màu sắc chống Trung Quốc" như ông Phạm Chí Dũng nhận định. Điều này không có nghĩa tôi phủ nhận Uy là người yêu nước. Điều tôi muốn nói, lý do bắt Uy vì "màu sắc chống Trung Quốc" thiếu thuyết phục. Trước Uy có hàng trăm người khác từ Bắc chí Nam "chống Trung Quốc" còn "dữ" hơn vài khẩu hiệu đưa lên mạng như Uy. Trước đây, Uy cũng không ở trong tầm ngắm của bọn "bóp thuê đánh mướn" với tư cách người bất đồng chính kiến.

Thêm vào đó, xét về mọi mặt (danh tiếng, "tầm vóc", mối quan hệ, số lượng và "chất lượng" bài viết v.v...) Đinh Nhật Uy chẳng có gì để "được phép" so sánh với hai "tên tuổi lớn" cùng bị bắt vì "tội 258".

Vậy lý do gì lại xếp cả ba người vào cùng "một rọ - 258"? Lý do gì - Đinh Nhật Uy - với những cái gọi là "chứng cớ" rõ như ban ngày, chỉ cần một hay hai tuần là xong "cáo trạng", nhất là loại "cáo trạng mẫu" luôn có sẵn, tại sao phải để đến hơn 4 tháng trời mới xử? Phải "điều tra cẩn trọng" và "theo đúng quy trình"? Chắc chỉ làm trò cười cho thiên hạ, khi ai cũng biết người cộng sản chỉ xài luật rừng, "muốn tội nào là ra tội đó". Ngoài ra, nói cho công bằng, Uy hầu như chẳng viết gì nhiều, ngay cả khi bắt đầu kêu oan cho em trai.

Lý do gì cùng bị bắt vì "tội 258" - một thứ "tội" không phải thuộc loại nặng như 79 hay 88, trong khi Đinh Nhật Uy bị bắt một cách thô bạo, chà đạp nhân phẩm rồi đem ra xử tại địa phương cư trú, thì Trương Duy Nhất lại được "đưa đón" từ phi trường Đà Nẵng - trong tác phong thoải mái, đầy tự tin - bay ra Hà Nội?

Thoạt nhìn, cả ba người bị bắt đều có vẻ "lợi dụng tự do ngôn luận". Nhưng nhìn sâu bên trong rất khác nhau, đặc biệt "tình cảm" mà ông Trương Duy Nhất "dành cho" ông Nguyễn Bá Thanh quá rõ, đặc biệt là khi ông Nhất tung hô mãnh liệt, lúc ông Thanh giữ ghế "Trưởng ban Nội chính Trung Ương". Lúc đó, theo ông Nhất, nó là "bàn đạp" để tiến lên "ghế thủ tướng". Hình như một chút gì đó sỗ sàng quá đà và làm nóng mặt "ai đó", nên "ai kia" cần phải "dạy cho một bài học" về "thói ngông cuồng"? Còn ông Đào? Nhận định của tôi không khác ông Phạm Chí Dũng, đặc biệt, khi nhớ lại ông Đào có bài [7] "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang can thiệp để ông Trương Duy Nhất được thả..." có vẻ hơi quá "phấn kích" một chút, nên có thể người ta nghĩ "cho nó bơn bớt cái miệng vài tháng là... đủ"? Còn Đinh Nhật Uy? Dân đen "chính hiệu con nai vàng", "không thần không thế", không "dây mơ rễ má" với bất cứ một ai thuộc hàng có "số má" trong giới cộng sản cao cấp từ trung ương đến địa phương.

Giữa tình hình kinh tế rối bời, với những khoản vay mượn thế giới ngày càng khó khăn hơn, sản xuất đình đốn, các loại thị trường ngày càng hiu hắt, dân oan vùng dậy khắp nơi, song song với những cuộc "diễn tập chống bạo loạn" của phía công an dày đặc như răn đe và sẵn sàng đàn áp sắt máu bất kỳ lúc nào v.v..., nổi lên giữa các "mảng tối tăm" đó, lại là một "mảng sáng khổng lồ" mang tên "hòa hoãn" hay "thỏa hiệp" giữa các phe phái đang xuất hiện ngày một rõ?

Dường như phía "chính phủ" trở nên "quyết liệt" với chỉ dấu tỏ ra "mạnh tay", khi hàng loạt vụ tham nhũng bị "lôi đầu" ra như: anh em Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng bị bôi nhọ đầy mặt báo theo cách "đay nghiến" của người cộng sản (những ai còn tin tưởng cộng sản hãy nhìn cách họ lợi dụng Hoàng Thị Nhật Lệ và bêu riếu anh em Dũng - Trọng mà ngẫm!); vụ "lương khủng" các công ty công ích tại Tp.HCM cũng chuyển sang cơ quan điều tra; EVN bị lôi vụ xây sân golf, biệt thự lại tính "tuốt luốt" vào trong giá thành điện; vụ PVN tỏ ra "không còn mặn mà" độc quyền xăng dầu v.v... như "quả táo ngon lành" trong truyện cổ tích "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" dứ trước mặt người dân Việt Nam đang "đói khát" tự do dân chủ (!) "Đảng và nhà nước" tính tiếp tục lừa dân bằng vài "con sâu be bé" thế sao?!

Phải chăng "xử trước" Đinh Nhật Uy là động tác "nhóng dư luận" mà người cộng sản hay sử dụng? Bản án "dành cho" Đinh Nhật Uy trở thành "điểm chặn trên" cho Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào? Thậm chí biết đâu ông Nhất và ông Đào lãnh án treo hoặc đáng mừng vui hơn, được trả tự do kèm theo lời xin lỗi? "Tội xâm phạm an ninh quốc gia" luôn nặng hơn rất nhiều so với "tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính", người bị bắt còn được giải oan và xin lỗi đàng hoàng, tại sao không có quyền nghĩ ông Nhất, ông Đào "may mắn" hơn? Chỉ ê chề cho dân đen như Đinh Nhật Uy! Một "tên tiểu tốt vô danh" bỗng nhiên trở thành "điểm tựa" cho "các anh, các chú"...dựa(?!)

Người cộng sản có một "phẩm chất" rất hay, trong cơn nguy nàn, họ trở nên "dễ thương" với biểu hiện gắn bó chặt chẽ, họ sẵn sàng "gác lại quá khứ" mọi mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ để giữ vững chế độ. Qua cơn nguy biến, họ... "hướng tới tương lai" tiếp tục... đấu đá, thậm chí mãnh liệt hơn. Đó là "đặc sản" tôi học được từ những năm làm việc cho cộng sản, quên báo mọi người, dù ai cũng...biết (!).
22-10-2013
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam

_______________

http://xuandienhannom.bl...ruoc-ngay-phien-toa.html[1]

http://www.bbc.co.uk/vie...uyenkha_new_charge.shtml [2]

http://www.anninhthudo.v...d=b%C3%B4i%20nh%E1%BB%8D [3]

http://danlambaovn.blogs...ruy-to-theo-ieu-258.html [4]

http://www.rfa.org/vietn...1913-10192013113827.html [5]

http://www.voatiengviet....oc-cai-cach/1770271.html [6]

http://ttxcc6.wordpress....ruong-duy-nhat-duoc-tha/ [7]
Theo RFA
chung  
#3 Đã gửi : 22/10/2013 lúc 09:25:03(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Tin mới nhất về phiên xử Đinh Nhật Uy
Một nguồn tin nội chính từ Long An cho hay là cuộc họp 3 bên: An Ninh - Viện Kiểm sát - Tòa án về vụ Đinh Nhật Uy đã kết thúc vào lúc 12 giờ thứ ba ngày 22.10.2013. Kết quả của phiên họp này thì Đinh Nhật Uy sẽ bị kết án 18 tháng tù. Người ta đã tính toán hết các diễn biến phiên tòa, phản ứng của luật sư và dư luận cũng như chắc chắn là Đinh Nhật Uy sẽ kháng án sơ thẩm để kết quả ở án phúc thẩm y án thì mức án 18 tháng tù giam là lựa chọn tối ưu. Phiên xử ở Long An vào ngày 29.10 đến đây có các mục tiêu:


1. Ngăn chặn răn đe phong trào đối lập mà cấp thiết nhất là việc kêu gọi hủy bỏ điều 258 Bộ Luật Hình Sự.


2. Phép thử dư luận và truyền thông quốc tế về trường hợp của ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào cũng bị kết án về điều 258 Bộ Luật hình sự.


Một giảng viên Đại học Luật thành phố cho biết là lần này nhà cầm quyền áp dụng điều 258 Bộ Luật Hình Sự cho các phóng viên hay blogger là phù hợp với Bộ Luật hình sự về mặt Học Thuật. Các chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan phù hợp với điều 258 hơn là các điều 88 hay 79 từng áp dụng với các nhà bất đồng chính kiến trước đây. Nhưng điều 258 là điều luật vi phạm các công ước quốc tế mạnh nhất, vi phạm cách rõ ràng nhất các cam kết quốc tế trong bối cảnh Việt Nam mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài.


Theo giảng viên này hiện nay cần thay đổi thuật ngữ hay dùng xưa nay là "Tù nhân lương tâm" thành "Tù nhân công ước". Vì thuật ngữ "Tù nhân lương tâm" nó mơ hồ và không rõ nghĩa. Cụ thể ai làm điều gì đó trái đạo đức nhưng luật phép cho phép thì hay nói "lương tâm cắn rứt" vì phạm trù đạo đức (lương tâm) bao giờ cũng lớn hơn phạm trù luật pháp. Nên gọi thẳng là "Tù nhân chính trị" hay "Tù nhân tôn giáo" thì sát nghĩa hơn.


Gần đây nhiều người vì đứng lên bảo vệ các công ước, hiệp ước được ký kết giữa Việt Nam và quốc tế mà bị tù tội như ông Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày, bà Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Thị Công Nhân, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, ông Phan Ngọc Tuấn, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính... thì họ đều là TÙ NHÂN CÔNG ƯỚC. Giảng viên này đề nghị các hãng truyền thông độc lập, blogger lề dân nên dùng thuật ngữ này.


Theo vị giảng viên từng du học nước ngoài này cho biết là trường hợp "tù nhân công ước" Đinh Nhật Uy là vô tội cần thả ngay tại tòa. Không cần áp dụng biện pháp ngân chặn là bắt tạm giam tạm giữ. Giảng viên này cũng ngậm ngùi: "Ngoài luật thì cũng có lệ, ở Việt Nam thì áp dụng lệ nhiều hơn luật. Trong các trường hợp "tù nhân công ước" thì việc áp dụng các hình phạt nặng trở thành lệ thường".

Hải Huỳnh (Danlambao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.226 giây.