Phản đối bằng tẩy chayVRNsTheo tin chúng tôi nhận được vào sáng sớm thứ tư ngày 23/10/2013 thì thân nhân cũng như giáo dân Vinh đã quyết định tẩy chay phiên tòa phi pháp tại Nghệ An để xử các ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.
Phiên tòa kể trên vi phạm nhiều điều khoản trong bộ luật tố tụng hình sự của chính chế độ CSVN.
Xin mời quí độc giả theo dõi tường thuật của trang mạng Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế sau đây.
BBT-WebVT
- - -
Tường thuật trực tiếp phiên tòa xử giáo dân xứ Mỹ Yên
23.10.2013 – Nghệ An
07:45 Gia đình ông Nguyễn Văn Hải cho VRNs biết qua điện thoại rằng họ sẽ không đến tòa, để phản đối cách làm việc vi phạm pháp luật của Tòa án và những cơ quan liên hệ, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
06:20 Trước cửa toà án nhân dân tỉnh Nghệ An, công an đã kéo dây vây quanh khu vực Tòa án. Đường Nguyễn Thị Minh Khai, cảnh sát giao thông đã kéo chắn nhưng chưa phong tỏa, công an sắc phục và thường phục đứng rất đông gần khu vực toà án, xe cứu thương và cứu hỏa đã được điều động, lực lượng dân phòng và công an chìm nổi đang vây quanh các quán cafe.
Chiều hôm qua, lúc 17:00, công an đến thông báo cho gia đình ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải biết sáng nay sẽ có phiên tòa xét xử người thân của họ, nhưng không có bất cứ giấy tờ xác thực nào.
Dự kiến nhiều nhà thờ tại giáo phận Vinh sáng nay sẽ đánh chuông kêu gọi giáo dân đến nhà thờ cầu nguyện cho hai nạn nhân của vụ đàn áp giáo xứ Mỹ Yên, mà nguyên nhân ban đầu là do chính công an gây ra, hôm 22.05.2013.
Một trí thức Công giáo đang sống tại Nghệ An cho biết sáng nay giáo dân sẽ không đi dự phiên tòa. Dường như đã có thỏa thuận ngầm nào đó. Người này nói: “chúng xin âm thầm xử để thả người”. Đó là lý do phía giáo phận Vinh không hề có phản ứng nào về phiên tòa hôm nay. Tin cho biết nhà cầm quyền đã nói với Đức Cha Phụ tá là sẽ làm cho có lệ, và thả người ngay sau đó 10 ngày. Hiện nay Đức giám mục giáo phận Vinh, Phaolô Nguyễn Thái Hợp đang ở Pháp. Trong buổi nói chuyện với giáo dân Vinh tại Paris hôm 20.10. Đức cha Phaolô đã nói đến việc đối thoại, nhưng phải bảo đảm được công bằng.
Mỹ Yên: Những Vấn Đề Liên Quan Đến Luật Trong vụ ông Khởi và ông Hải
VRNs - 22.10.2013: Anh Ngô Văn Hoài, con trai ông Ngô Văn Khởi khẳng định với VRNs: “Ngày mai 23.10.2013, bố tôi và bác Nguyễn Văn Hải sẽ bị xét xử tại tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An. Đây là nguồn thông tin tôi nhận được từ một người đáng tin cậy. Người này đã tận mắt đọc nội dung của thông báo và có chữ ký [của thẩm phán] từ ông Thư, Phó chủ tịch UBND xã Nghi Phương.”
Anh Hoài nói: “Gia đình chưa nhận được thông báo về phiên tòa bố tôi và bác Hải. Nhưng tôi và gia đình sẽ đến phiên tòa vào ngày mai. Nếu nhà cầm quyền ngăn cản không cho gia đình tôi đến tòa án thì chúng tôi sẽ tìm mọi cách để đi đến phiên tòa, cho dù có chuyện gì đi nữa thì chúng tôi chấp nhận hy sinh vì đây là bố tôi. Gia đình tôi luôn tin bố tôi vô tội.”
Một luật sư ở Sài Gòn cho biết: “Theo qui định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS): ‘Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa… quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo’.”
Trong khi đó, mãi chiều nay, sau giờ hành chánh, công an xã mới đến báo cho gia đình biết phiên tòa xử các ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải sẽ diễn ra vào sáng mai, 23.10, mỗi gia đình được cử năm người tham dự.
Do đó, “gia đình phải khiếu nại hành vi vi phạm tố tụng này của Tòa án được quy định tại Điều 325, 326, 328 và Điều 331 BLTTHS…”
Anh Hoài cho biết thêm: “Từ khi bố bị bắt gia đình đã được gặp bố hai lần. Lần mới nhất vào ngày 23.08 vừa qua. Gia đình không rõ thông tin gì về bố và không có đủ điều kiện thuê luật sư cho bố.”
Luật sư cho biết: “Theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, ông Khởi và ông Hải không thuộc trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải mời Luật sư cho các ông, nên nếu ông Khởi và ông Hải muốn thì gia đình có thể nhờ Luật sư bào chữa cho hai ông”.
Xin nhắc lại sự việc bắt đầu vào ngày 22.05.2013 vừa qua, ông Hải, ông Khởi và nhiều giáo dân khác đã chứng kiến “một số người lạ mặt” chặn xe, giữ xe và lục soát hành lý cá nhân của khách hành hương đến Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên để tham dự thánh lễ. Ngay sau đó, do bức xúc hành vi trái pháp luật của những người lạ mặt này, nhiều người có cả người công giáo và lương dân đã bắt giữ “một số người lạ mặt này” này và họ phát hiện những người lạ mặt này chính là công an.
Sau đó, công an tỉnh Nghệ An nhờ Đức cha Nguyễn Thái Hợp can thiệp vào sự việc này.
Hơn một tháng sau, ngày 27.06.2013, ông Khởi và ông Hải bị bắt cóc khi đang trên đường đi công việc. Ngoài ra, gần 50 giáo dân giáo xứ Mỹ Yên bị công an mời lên “làm việc”.
8 ngày sau khi hai ông bị bắt cóc, gia đình ông Khởi và ông Hải mới nhận được thông báo “khởi tố và bắt tạm giam” với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Tiếp đến, hồi ngày 04.09, cuộc đàn áp, hành hung, đánh đập đẫm máu của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An do trên dưới 3000 cảnh sát cơ động, công an, CSGT, an ninh, dân phòng, được huy động trang bị súng ống, lựu đạn cay, dùi cui điện, lựu đạn khói, chó nghiệp vụ… trấn áp bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên không một tấc sắt trong tay. Nhiều người bị thương nghiêm trọng. Ảnh tượng thánh bị đập nát…
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An tiến hành khởi tố vụ án hình sự 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. (Sự thật về vụ việc vi phạm pháp luật ở xã Nghi Phương, báo Công an Nghệ An). Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “hủy hoại tài sản”.
Về tội danh “gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245 BLHS:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Vậy, ông Khởi và ông Hải có là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng (nếu có) này hay không? Hay chính những “người lạ mặt” vi phạm pháp luật và nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã là nguyên nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng này?
Luật sư cho biết: “Theo Nghị Quyết 02/2003/NQ – HĐTP của Tòa án Tối Cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:
‘5. Về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự.
5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của ...
Sửa bởi người viết 23/10/2013 lúc 06:51:58(UTC)
| Lý do: Chưa rõ