logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/10/2013 lúc 10:51:14(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Chị Huệ có hai đứa con trai, một lên tám và một lên sáu. Hai vợ chồng chị làm chủ một tiệm grocery cách đây ba năm, sau khi anh chị bị layoff. Cửa hàng nhỏ, bên ngoài trông rất xập xệ, nhưng theo lời chị nói “có ăn lắm”. Tiệm nầy trước đây của một người Iran già, nhưng qua vụ khủng bố, những người quá khích trong vùng hay đến làm khó dễ, ông sợ quá nên sang lại cho chị Huệ chỉ có sáu mươi ngàn kể cả hàng hóa trong tiệm. Chị nói, ở đây đa số là dân Mễ và Mỹ đen nên họ hay mua quà vặt, cái gì cũng bán được, từ một lon bia lạnh đến ly nước ngọt… kể cả những điếu thuốc lẻ nữa! Chỉ trong vòng một năm mà anh chị đã lấy lại vốn.
Tôi ghé thăm chị Huệ trong dịp cuối tuần. Tiệm của chị nằm ngoài bìa của một dãy phố cũ chỉ có vài căn, trong đó có tiệm giặt, tiệm bán nước lọc, tiệm Pizza v.v… Đậu xe ở parking phía trước, tôi thấy có vài thiếu niên Mễ, tóc nhuộm vàng vàng, đỏ đỏ đang đùa giỡn, bên trái là một nhóm Mỹ đen gồm cả nam lẫn nữ thay phiên nhau đạp xe vòng vòng trên khu đất trống chật hẹp bên cạnh. Dù chúng không có vẻ gì ghê gớm lắm, nhưng tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Chị Huệ điềm nhiên nói: – Coi vậy chứ tụi nó hiền khô hà!
Bên trong tiệm, phía sau là kho hàng khá rộng, được ngăn ra một căn phòng nhỏ, vừa đủ để cái TV, một cái bàn, vài chiếc ghế ngồi và hai cái ghế xếp dài để nằm. – Đây là giang san của hai đứa nhỏ. Khi tan trường, tụi nhỏ về ở trong phòng nầy chơi game, xem TV, ăn uống thoải mái tùy thích.
Tôi hỏi:
- Suốt tuần, bó gối trong căn phòng chật hẹp này tụi nhỏ không than phiền hay đòi đi chơi sao? – Dĩ nhiên là có, nên thỉnh thoảng tôi cũng gửi chúng đến nhà cô em hoặc người bạn gần đây cho chơi với mấy đứa cùng trang lứa với nó.
Chị Huệ cho biết, ngoài việc bận rộn với tiệm grocery này, chồng chị còn làm thêm công việc dọn dẹp vệ sinh cho các văn phòng vào buổi tối và cuối tuần. Cứ như thế một tuần bảy ngày thì làm sao anh chị có giờ để chở con cái đi đây, đi đó.
Chị Huệ nói bằng giọng đầy tự tin:
- Vài năm nữa, kiếm thêm được một mớ tiền, chúng tôi sẽ tìm công việc khác “bề thế” hơn.
Qua những trao đổi về việc làm và đời sống, chị Huệ tâm sự:
- Năm tôi mười tuổi thì ba má tôi sang một shop may. Mỗi ngày, ba chị em tôi, sau giờ học ở trường phải vào shop may giúp ba má. Chị Hai mười bốn tuổi thì ráp quần áo, anh Ba mười hai tuổi lãnh phần vắt sổ, còn tôi chưa sử dụng máy may được nên phụ trách việc cắt chỉ. Quanh năm, suốt tháng, chúng tôi không được đi đâu chơi. Má nói với chúng tôi “phải cố gắng làm việc để trả dứt nợ nhà, nợ xe, chừng đó mình sẽ thảnh thơi, không còn lo âu nữa. Nhà này, và xe cộ là của mấy con”. Nhiều năm như vậy, thấy bạn bè đi chơi, chị em tôi thèm lắm. Nhưng mỗi lần xin đi thì bị la rày “tụi bây không biết thương ba má, chỉ ham ăn, ham chơi, không biết lo tương lai”. Có khi, cả năm mới được phép đi đến rạp xem phim một lần. Chưa bao giờ chị em tôi được tổ chức sinh nhật. Dĩ nhiên, sinh nhật của bạn bè cũng không bao giờ được đi dự. Má tôi thường nói “qua đây bày đặt ăn sinh nhật cho tốn kém, hồi đó ở Việt Nam làm gì có chuyện này, chỉ một lần đầy tháng, một lần thôi nôi là đủ rồi, có chết ai đâu”. Chị em tôi không ai hưởng được tuổi thơ một cách hồn nhiên, sung sướng. Đến khi tốt nghiệp trung học, các anh chị đều xin đi học xa – để được tự do! Tôi cũng ao ước như thế, nhưng nhìn lại thấy chỉ còn ba má trong căn nhà vắng vẻ, nên không nỡ lòng rời bỏ. Thế là đành gác lại giấc mộng được theo học tại ngôi trường đại học mà tôi từng mơ tưởng. Thương ba má thì có thương, nhưng đôi lúc nghĩ lại tôi cũng cảm thấy giận, vì ba má đã bắt chúng tôi phải làm việc quá nhiều ở lứa “tuổi thần tiên!”
Bây giờ, ba má tôi đã trả xong căn nhà thứ hai, nhưng lại mua căn nhà thứ ba lớn hơn, nên cũng phải bận rộn suốt tuần với cái tiệm nail. Con cái đâu đứa nào chịu ở chung, vậy mà hai ông bà mua cái nhà thênh thang làm gì để phải cực nhọc không chút rảnh rang hưởng chút thanh nhàn. Qua kinh nghiệm nầy, tôi không bao giờ bắt con cái phải làm gì ngoài việc chăm chỉ học hành. Sau khi các con lớn khôn, thành tài thì chúng tôi sẽ nghỉ ngơi.

* * *

Tôi đến nhà anh chị Thống ngay lúc Alex vừa đi chơi về. Chị Thống nhìn đứa con gái mười bảy tuổi của mình xinh xắn trong bộ quần áo đúng “mốt” bằng đôi mắt ngưỡng mộ và hãnh diện khoe với tôi: – Con bé chỉ mặc quần áo hiệu nổi tiếng chứ nhất định không xài đồ rẻ tiền. Cái xách tay LV của nó cũng hơn bạc ngàn, giày dép thì toàn là đồ “xịn”. Bà chị chồng trách tôi tập con cái tiêu xài hoang phí. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Hồi còn trẻ ở Việt Nam, gia đình không dư giả, thấy bạn bè ăn mặc đẹp, đi xe mới, tôi ao ước hoài mà không có được, rất tủi thân. Bởi vậy, tôi không muốn con mình mang mặc cảm như tôi ngày xưa, nên nó muốn gì tôi đều đáp ứng. Tôi cũng không cho cháu đi làm thêm ngoài giờ học. Ngày nào tôi còn đủ sức cáng đáng mọi chi tiêu cho gia đình thì nó khỏi phải làm gì hết.

* * *

Bạn thân mến,
Làm cha mẹ, ai cũng lo cho con theo khả năng tài chánh và quan niệm sống của mình. Chính vì những yếu tố nầy mà con cái của mỗi gia đình được an bài trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Đứa thì có cha mẹ khó khăn, nghiêm khắc. Đứa lại được nuông chiều quá sức. Theo suy nghĩ của bạn, ai đúng, ai sai cho sự thành công của trẻ?
Với cái nhìn của người viết, chị Huệ là một đứa bé bất hạnh vì quan niệm sai lầm của cha mẹ. Sống ở một đất nước đầy cơ hội cho tương lai, điều quan trọng không phải là căn nhà, chiếc xe, hay tài sản để lại cho con (dĩ nhiên, có được cũng là một điều tốt, nếu đó không phải là cái cớ để anh chị em chúng tranh giành sau này) mà quan trọng là giá trị tinh thần, để khi ra đời, con cái có đủ điều kiện tự xây dựng hạnh phúc. Có những kinh nghiệm từ ký ức của mình – trong một hoàn cảnh khác – không phải lúc nào cũng đúng với bọn trẻ. Thí dụ ở Việt Nam trước đây, để lại cho con nhà cửa, ruộng vườn… là một điều thực tiễn. Nhưng ở đây, đời sống đã khác nhiều. Hãy tạo cho trẻ những môi trường thích hợp với lứa tuổi của chúng – như một loài hoa được cấy trồng trong điều kiện phân bón, khí hậu thích hợp thì nó sẽ tự sinh hoa kết nhụy thật tốt đẹp. Không nên ép con trẻ phải suy nghĩ như người lớn, bắt chúng làm việc với ý thức trách nhiệm của người lớn như chị em của chị Huệ khi còn nhỏ. Cảm thấy tuổi thơ của mình bị mất mát vì phải làm việc quá nhiều ở lứa tuổi đáng lẽ chỉ biết học và biết chơi, chị Huệ oán trách cha mẹ. Nhưng đến khi có con, chị lại chú tâm vào việc kiếm tiền một cách quá bận rộn. Dù con của chị không phải làm gì, nhưng lại bị giam lỏng trong căn phòng nhỏ bé, không được cùng bạn bè hưởng thú rong chơi hồn nhiên, vui vẻ. Có phải vết chân buồn của tuổi thơ cũng giống như nhau?
Trường hợp chị Thống, vì không đạt được điều mơ ước ở tuổi trẻ, chị đã đền bù cho con không điều kiện. Biểu hiện tình thương như vậy liệu có phải là một cách tốt nhất cho con nên người?!
Thiết nghĩ, chúng ta nên tập cho con trẻ tinh thần trách nhiệm và ý thức được giá trị của từng giọt mồ hôi đổ ra trong cuộc sống bằng cách hướng dẫn cho con những công việc hợp với lứa tuổi và tính tự lập một cách chừng mực khi còn đi học. Chỉ như thế, trẻ mới có được sự chuẩn bị đúng đắn cho bước chân vào đời mà vẫn cảm thấy mình hưởng được trọn vẹn những niềm vui trong cuộc sống cũng như tình yêu thương của cha mẹ.
Và như thế có nghĩa là chúng ta đã cho con cái niềm hạnh phúc phải không bạn?
Trần Yên Hạ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.