Hiện nay dư luận trong nước và quốc tế đã gọi hàng trăm người đang bị giam cầm vì bất đồng chính
kiến với đảng cộng sản là tù nhân lương tâm và còn thành lập Quỹ tù nhân lương tâm (Prisoners of
Conscience Fund), Quỹ chống án cho các tù nhân lương tâm. Thuật ngữ tù nhân lương tâm “Prisoner of
Conscience” xuất phát từ nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vào đầu thập
niên 1960. Thuật ngữ này nhằm đề cập đến bất cứ ai bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ,
màu da, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống miễn là họ đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực.
Thuật ngữ này còn để chỉ những người đã bị cầm tù, hoặc bị bức hại vì biểu lộ niềm tin theo tư tưởng và
lương tâm của họ một cách ôn hoà.
Ngày 28/5/1961 bài báo “Các tù nhân bị bỏ quên” đã khởi đầu chiến dịch, lời kêu gọi của Tổ chức Ân
Xá Quốc Tế và lần đầu thuật ngữ tù nhân lương tâm được ra đời.
Thuật ngữ tù nhân lương tâm dành cho bất kỳ người nào mà thân xác bị kiềm chế do bị cầm tù hay bằng
cách khác vì biểu lộ dưới mọi hình thức từ ngữ, ký hiệu, hoặc bất kỳ ý kiến mà họ quan niệm một cách
trung thực và không ủng hộ hoặc chấp nhận việc bạo hành cá nhân... Thuật ngữ này không bao gồm
những người đã âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ chính phủ của chính họ. Các tù nhân
đặc thù này còn bị chính phủ cho là mối đe dọa thực sự cho an ninh của đất nước và điều này không chỉ
có riêng ở Việt Nam mà còn là khái niệm được áp dụng ở một số nước trên thế giới như Miến Điện,
Trung Quốc...
Từ đó cụm từ “tù nhân lương tâm” hay tiếng nói của lương tâm nhân loại được sử dụng rộng rãi trong
các cuộc hội thảo về tù nhân chính trị, tôn giáo, phi hình sự khác... Ở Việt Nam hội Ái Hữu Tù Nhân
Chính Trị và Tôn Giáo còn chọn ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 “Human Rights Day” hàng năm
làm ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam...
Thế nhưng, theo trình bày trên, cụm từ tù nhân lương tâm chỉ thể hiện ý chí và tiếng nói lương tâm nhân
loại muốn đả phá xiềng xích, gông cùm, muốn bênh vực những người bị cầm tù vì bất đồng chính kiến,
bất đồng niềm tin lối sống một cách ôn hòa. Thuật ngữ tù nhân lương tâm hoàn toàn không nói lên được
bản chất pháp lý và chỗ dựa pháp lý của nó là Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền ngày 10/12/1948,
hoặc Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1966, Công Ước Quốc Tế về Kinh
Tế Xã Hội và Văn Hóa, Công Ước Quốc Tế về Chống Phân Biệt Đối Xử Với Phụ Nữ...
Không chỉ thế giới mà cả Việt Nam đều phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc pháp lý quốc tế trong đó
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã khẳng định “...mọi người sinh ra đều tự do, bình đẳng về nhân
quyền và quyền lợi” và mọi người còn có quyền tự do ngôn luận - bày tỏ quan điểm, tự do quảng bá tin
tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới, quyền tự do hội họp và lập hội một
cách ôn hòa v.v... Thế nhưng vì muốn thực thi các quyền này dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng cộng
sản đã có mười bốn ngàn người ký tên vào Kiến nghị 72, gần mười ngàn người ký tên vào Tuyên bố
Công dân Tự do, hơn mười lăm ngàn người ký tên vào Tuyên bố Hội đồng giám mục Việt Nam và còn
nhiều hơn thế nữa. Cuộc chiến về nhân quyền nhằm đạt mục đích thực thi các công ước quốc tế sẽ
không có điểm dừng , trong khi những người anh em của chúng ta như Nguyễn Hữu Cầu với 34 năm tù
xuyên thế kỷ, Trương Văn Xuân, Nguyễn Văn Trai sau mười lăm năm lao lý đã vùi thây.
Và còn biết bao người khác như: Linh mục Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Văn Lý; Mục sư Nguyễn Công
Chính; Hòa thượng Thích Quảng Độ; Bác sĩ Nguyễn Đan Quế; Giáo sư Đoàn Việt Hoạt; Luật sư:
Nguyễn Bắc Truyển, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân; Nhà báo: Trương
Minh Đức, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày); Nhạc sỹ: Việt Khang, Trần Vũ
Anh Bình; Doanh nhân Phạm Bá Hải; Thầy giáo Đinh Đăng Định; Kỹ sư: Trương Minh Nguyệt, Nguyễn
Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long; Sinh viên: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha;
Blogger: Đinh Nhật Uy, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất;
Thanh niên tôn giáo: Hồ Lê Sơn, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Tấn Thành, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Xuân
Anh, Trần Hữu Đức,d Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Trần Văn Nhật, Thái Văn
Dung, Nguyễn Đình Cường, Trần Đức Thạch, Hồ Văn Oanh, Đặng Xuân Diệu, Đậu Văn Dương, Hoàng
Phong và còn rất nhiều tù nhân khác nữa.
Xét cho cùng họ đều là tù nhân công ước quốc tế. Đó là chưa kể những tù nhân “Dự khuyết” đang tiếp
tục và sẵn sàng tiếp tục bước vào vòng lao lý. Những người tù khả ái đó là những giáo sư, kỹ sư, bác
sỹ, nghệ sỹ, nhà báo, doanh nhân, luật sư, sinh viên, dù rằng là lương hay giáo dân, tất cả cũng chỉ vì đòi
hỏi quyền cơ bản về nhân quyền mà đảng cộng sản Việt Nam đang chà đạp, vi phạm trắng trợn các
công ước mà họ đã từng tham gia ký kết. Cụ thể của những vi phạm công ước quốc tế là việc sử dụng
các điều 88, 89, 258 Bộ luật hình sự. Do đó, tại sao chúng ta gọi những người đấu tranh bảo vệ quyền
cơ bản vốn có của con người là tù nhân lương tâm? Sao không thử gọi một lần điển hình với doanh
nhân - blogger Đinh Nhật Uy là tù nhân công ước. Qua cách gọi này bạn sẽ có một suy nghĩ khác, một
tầm nhìn khác và thế giới sẽ thấy một trách nhiệm khác hẳn - không chỉ của cá nhân, tổ chức, nhóm,
hoặc riêng biệt dân tộc mà còn là trách nhiệm chung của nhân loại. Thuật ngữ tù nhân công ước chính là
căn cứ pháp lý cho các nước thành viên vào cuộc, là cơ sở để huy động sức mạnh toàn lực thực thi
công ước, có như thế mới thấy hết lương tâm, trách nhiệm của cộng đồng phấn đấu vì một thế giới xã
hội dân sự thời đại.
Lê Lam - cựu tù công ước quốc tế