logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/10/2013 lúc 09:53:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Bỏ nước mà đi” là hành động của một nhóm trí thức Ai Cập đang làm; họ là những người Ai Cập cũng

yêu thương thủ đô Cairo, yêu thương bãi biển Hồng Hải, đồng bằng sông Nile, nơi chôn nhau, cắt rún

của họ, không kém gì người Việt yêu thương Cần Thơ, Huế, hay Biên Hòa, Hải Phòng.

Nhưng những người Ai Cập đang bỏ nước mà đi, đã làm sai, trong lúc họ tưởng là họ cũng chỉ làm cái

việc cực chẳng đã, “cắn răng rời bỏ quê cha, đất tổ mà đi,” như người Việt đã làm.

Một trong những người này là ông Mohamed Hashem, chủ nhân sáng lập nhà xuất bản Merritt Publishing

House từ năm 1988, và, trong 25 năm hành nghề, ông đã từng xuất bản trên 600 tác phẩm được độc

giả Ai Cập ưa chuộng; 25 năm là 300 tháng, mỗi tháng ông Hashem in ra và phát hành 2 tác phẩm của

người Ai Cập, viết bằng ngôn ngữ Ai Cập. Ông gửi vào đó bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu kỳ vọng.

Hashem viết trên Facebook, là ông yêu thương quê hương đến mức không đủ can đảm ngồi nhìn mọi

giá trị Ai Cập bị đập vỡ nát từng ngày, từng ngày, trong những diễn tiến tàn bạo của cuộc Cách Mạng Ai

Cập. Ông không đủ sức chịu đựng những tàn phá vật chất, văn hóa, và sinh khí của quê hương Ai Cập,

đất nước đã từng có một nền văn hóa lừng lẫy từ thời thượng cổ, thời mà nhân loại còn ăn lông, ở lỗ.

“Guồng máy đào tạo những lãnh tụ độc tài, ồn ào hoạt động vượt quá sức chịu đựng của tôi,” Hashem

viết. “Mặt khác guồng máy này còn bóp nhỏ cuộc cách mạng, bóp nhỏ cả trị giá sinh mạng và hoài bão

của người Ai Cập; guồng máy tàn bạo chà đạp luật pháp - tôi muốn nói luật pháp quốc gia chứ không đề

cập đến luật tôn giáo hay luật của quân đội.”

Hashem nói ông không muốn hùa theo việc làm của những kẻ “mượn danh tôn giáo để tạo ra khủng bố

chính trị;” nhưng ông cũng không muốn tiếp tay với tướng Abdel Fattah al-Sisi. Hashem nhìn nhận

tướng Sisi đúng trong việc nhân danh toàn dân Ai Cập, lật đổ và đối phó với những thủ đoạn khủng bố

của giới cầm quyền quá khích Hồi Giáo.

Nhưng ông vẫn không thể ngồi chứng kiến cảnh Ai Cập phá sản; ông xin xuất ngoại, để lại nhà xuất bản

Merritt tiếp tục hoạt động dưới quyền điều hành của một nhà văn đã từng có sách do Merritt xuất bản.
“Từ ngoại quốc, tôi sẽ tiếp tục cộng tác,” Hashem nói. “Tôi phải xa rời quê hương, không ở lại được vì

đã quá gớm nhờm với những diễn biến đang xẩy ra.”

Hashem chạy trốn điều dằn vật không thể chạy trốn - nội tâm. Dù ông định cư tại Luân Đôn hay Hoa

Thịnh Đốn thì tin tức, hình ảnh quê hương tao loạn vẫn từng phút, từng giờ đeo đuổi theo ông.

Hành động chạy trốn của ông Hashem đáng bị chê trách, vì ông là một nhà trí thức, ông đào ngũ trong

lúc giải pháp cho Ai Cập không phải là mũi súng của tướng Sisi, hay niềm cuồng tín của giới lãnh đạo

Hồi giáo, mà là tư tưởng, là kiến thức của người Ai Cập.

Hàng chục triệu người đồng hương của ông, không có kiến thức như ông, lại không chạy trốn được đến

cả những nỗi khổ hiện thực như bắn giết hàng ngày, rác rến ngập thành phố, đường lưu thông tắc

nghẽn, giá phẩm vật gia tăng.

Họ cam chịu như gần 90 triệu người Việt Nam đang cam chịu cảnh quốc nhục, cảnh chính quyền cúi

đầu tuân lệnh ngoại bang, cảnh ngoại kiều tràn vào chiếm ruộng đất, sinh kế, và tước đoạt quyền sống

của họ.

Nỗi khổ của anh Tareq Nour, 23 tuổi - một người Ai Cập khác - có khổ hơn những bực bội nội tâm của

ông Hashem đôi chút. Nour làm việc tại một bệnh viện công; lương tháng $45 mỹ kim, vừa đủ nuôi

miệng.

Trong cảnh tao loạn, anh vẫn phải đi làm hàng ngày; đường từ nhà tới bệnh viện bị ngăn chặn bởi vài ba

cuộc biểu tình, vài ba trạm kiểm soát của quân đội. Ban đêm giới nghiêm.

“Chúng tôi đã biểu tình, đã chiến đấu suốt nhiều tháng trường để lật đổ nhà độc tài Mubarak,” anh Nour

nói. “Lật đổ chế độ cũ để xây dựng chế độ mới, xây dựng tương lai. Giờ này không ai còn dám nói đến

chuyện tương lai nữa, khi mà hiện tại còn chẳng biết đang đi về đâu.”

Nour nói, “Nhiều người đi Mỹ, họ phải đi chứ không muốn đi; nhưng muốn cũng không được, mà muốn

trở lại chế độ độc tài dễ ghét nhưng yên ổn ngày trước lại cũng không được nữa.”

Nour nói những người Ai Cập đi Mỹ là phải đi, chứ không muốn đi; cách anh biện hộ cho họ, tố cáo là

trong thâm tâm, anh cũng muốn đi ra khỏi đất nước bất ổn của anh.

Cô Sarah Radwan, 33 tuổi, một chuyên viên họa đồ, (graphic designer) đi Qatar theo khế ước ký với

một nhà thầu xây cất. Cô từng xuống đường, biểu tình tiếp tay hạ bệ cựu tổng thống Mubarak. “Ông ta trị

vì quá lâu,” Radvan than thở, “Tôi sinh ra, lớn lên dưới triều đại của ông ta. Đất nước trì trệ trong chậm

tiến và tham nhũng. Nhưng, lật ông ta xuống, tình hình còn tệ hơn.”

Radwan nói, “Chế độ độc tài tôn giáo của tổng thống Morsi không phải là đời sống người Ai Cập lựa

chọn, tuy nhiên, cũng không ai muốn thay ông Morsi bằng một chế độ độc tài quân phiệt; nhưng mỗi lần

thay đổi lại là một lần tệ hơn.”

“Giờ này chỉ còn tao loạn, chỉ còn súng đạn,” Radwan than thở. “Nhưng súng đạn lại không giết tham

nhũng, hà lạm. Người ta ước tính cần phải 5 năm mới dẹp được tham nhũng; tham nhũng cao ngập đầu

chúng tôi, mà chúng tôi lại chưa bắt đầu ngày thứ nhất của 5 năm cần thiết. Tôi thương yêu Ai Cập, tôi

không muốn phải xa rời Ai Cập; nhưng đi rồi, không biết tôi có còn can đảm trở về nữa không!”

Không dám trở về nhìn quê hương thống khổ cũng là tâm trạng của nhiều người Việt hải ngoại; tuy nhiên

giữa chúng ta với cô Radwan, và ông Hashem vẫn có một cách biệt rất lớn: đa số chúng ta đến Mỹ và

những quốc gia khác không đến bằng passport, trong lúc họ đến không bằng passport tị nạn.

Chúng ta không thể trở về vì thù ghét Việt Cộng, và vì Việt Cộng vẫn còn manh tâm hãm hại chúng ta,

người Ai Cập không muốn trở về để tránh chứng kiến nỗi thống khổ của cố hương.

Một người Ai Cập khác, giảng viên đại học Cairo, tiến sĩ dược khoa Mostafa Sobhy, 32 tuổi, nhận lời

mời làm giảng viên một viện đại học tại Saudi Arabia. Job cũ, trường mới, quốc gia mới.

“Còn chế độ tồi tệ của ông Mubarak, chắc tôi không xuất ngoại,” anh than thở; và cũng như nhiều nhà trí

thức Ai Cập, anh đang đặt lời khác cho bản nhạc của Lam Phương “Tôi đã lầm khi chống Mubarak.”

Bài báo này nêu tên 4 nhân vật - 3 trong 4 người này đã xuất ngoại - và cả 4 đều nại ra một vấn đề, vấn

đề chung của người Ai Cập: vấn đề lãnh tụ bất xứng. Tổng thống Mubarak bất xứng, họ biểu tình lật đổ

chế độ của ông ta; lật đổ chế độ cũ, họ tổ chức bầu cử để mưu tìm một chế độ khác, tiến bộ hơn,

nhưng lại bỏ quên, không tiên liệu yếu tố tôn giáo: trong khối 80 triệu người Ai Cập có đến 70 triệu tín

đồ Hồi Giáo; vì không tiên liệu được yếu tố tôn giáo họ đã bầu một lãnh tụ Hồi Giáo vào chức vụ tổng

thống Ai Cập.

Ông tổng thống này, Mohammed Morsi, bị người Ai Cập không theo Hồi giáo chống đối, và bị quân đội

lật đổ; tín đồ Hồi giáo phẫn nộ nổi loạn chống quân đội.

Người Ai Cập không bị bắt buộc phải lựa chọn hoặc một chế độ độc tài Hồi giáo, hoặc một chế độ độc

tài quân phiệt. Con đường Dân Chủ vẫn mở rộng trước mặt họ, và cái địa bàn cần thiết để đi đúng vào

con đường Dân Chủ vẫn là trí thức.

Trong hoàn cảnh đó, các nhà trí thức Ai Cập bỏ nước mà đi - họ tự coi họ là những người đi tị nạn.

Nhưng họ không giống người Việt Nam tị nạn Cộng Sản, họ chỉ là những kẻ đào ngũ, bỏ trốn trách

nhiệm đối với dân tộc

Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.