logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/10/2013 lúc 09:04:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân Mỹ cũng có người phản đối hoạt động tình báo quá đà của chính quyền
Nhà Trắng đã thừa nhận cần phải có thêm ‘kiềm chế’ đối với hoạt động thu thập thông tin tình báo của Mỹ trong bối cảnh xuất hiện hàng loạt cáo buộc Mỹ nghe lén đồng minh.

Phát ngôn nhân Jay Carney cho biết Nhà Trắng hiện đang xem xét lại chính sách tình báo để làm sao giải tỏa các quan ngại về sự riêng tư.

Trong khi đó, Tây Ban Nha là nước mới nhất bị cho là mục tiêu do thám điện thoại của tình báo Hoa Kỳ.

Một nghị sỹ Dân chủ hàng đầu trong Thượng viện cho biết Ủy ban Tình báo ở đây sẽ tiến hành ‘xem xét lại’ chương trình do thám.

Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein nói bà ‘hoàn toàn phản đối’ việc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) thu thập thông tin tình báo nhằm vào các nhà lãnh đạo các nước đồng minh của Mỹ.

Một đại diện của Liên minh châu Âu ở Washington mô tả căng thẳng hiện nay giữa Hoa Kỳ và châu Âu là ‘sự tan vỡ niềm tin’.

‘Cân đo lợi hại’

Hôm thứ Hai ngày 28/10, ông Carney, phát ngôn nhân của ông Barack Obama, phát biểu với báo giới rằng chính quyền ông Obama ‘nhận thấy cần phải có thêm hạn chế đối với cách chúng ta thu thập và sử dụng thông tin tình báo’.
UserPostedImage
Mỹ bị cáo buộc có một trạm nghe lén đặt bên trong sứ quán của họ ở Berlin
Ông nói Hoa Kỳ sẽ không lợi dụng việc thu thập tình báo cho lợi ích kinh tế và rằng ông Obama cam kết sẽ bảo đảm rằng ‘chúng ta thu thập thông tin không chỉ bởi vì chúng ta có thể mà còn vì chúng ta nên, vì chúng ta cần những thông tin đó để bảo đảm an ninh cho chúng ta’.
“Chúng ta cũng cần bảo đảm rằng các dữ liệu tình báo của chúng ta phải hỗ trợ hiệu quả nhất cho các mục tiêu chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia và rằng chúng ta phải cân đo lợi hại của các hoạt động của chúng ta một cách hiệu quả,” ông nói.

Ông Carney cũng cho biết các dữ liệu tình báo của Mỹ hiện đang được nhiều thành phần trong chính quyền xem xét. Công việc này được trông chờ là sẽ giúp cho chính quyết ‘giải quyết thỏa đáng vấn đề an ninh của chúng ta cũng như của các đồng minh và mối quan ngại về sự riêng tư của cả công dân Hoa Kỳ và người dân các nước trên thế giới’.

Ông Carney và Tổng thống Obama không bình luận về các cáo buộc cụ thể rằng Mỹ nghe lén đồng minh, trong đó có theo dõi điện thoại các quan chức nước ngoài.

Hôm thứ Hai ngày 28/10, các đại diện thuộc Ủy ban về Tự do Công dân, Công lý và Nội vụ thuộc Nghị viện châu Âu đã phát biểu trước các thành viên Quốc hội Mỹ về cáo buộc Mỹ nghe lén các nhà lãnh đạo và người dân các nước châu Âu.

“Chúng tôi muốn truyền đạt với họ rằng việc do thám ở quy mô lớn các công dân châu Âu là mối quan ngại thật sự,” ông Claude Moraes, nghị sỹ châu Âu của Anh tham gia phái đoàn, nói với BBC sau buổi làm việc với phía Hoa Kỳ.

Tuy nhiên ông nói rằng bản thân ông và các thành viên trong phái đoàn không thỏa mãn với câu trả lời của các quan chức Mỹ.

Tây Ban Nha tức giận

“Họ đã phản hồi cho chúng tôi nhưng không phải là câu trả lời mà chúng tôi mong muốn,” ông nói, “ Chúng tôi đã mệt mỏi khi nghe họ nói: ‘Ở đâu mà chẳng có do thám’.

Tây Ban Nha cũng kêu gọi Mỹ cung cấp chi tiết về việc nghe lén của họ trong lúc báo chí nước này đưa tin NSA đã giám sát 60 triệu cuộc điện đàm của người dân Tây Ban Nha chỉ trong vòng một tháng.

Cáo buộc mới nhất này do nhật báo El Mundo của Tây Ban Nha đăng tải cho biết NSA đã theo dõi hàng chục triệu cuộc điện đàm, tin nhắn và thư điện tử của người dân Tây Ban Nha trong khoảng thời gian từ tháng 12/2012 cho đến tháng 1/2013.

Ông Inigo Mendez de Vigo, bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Tây Ban Nha, đã gọi cáo buộc này, nếu xác thực, là hành động ‘không phù hợp và không thể chấp nhận’.

Trong khi đó, Chính phủ Đức bày tỏ hy vọng rằng niềm tin giữa hai nước sẽ được khôi phục, phát ngôn nhân Chính phủ Đức phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin.
“Nếu những nghi ngờ này là đúng thì sẽ là một điều rất khó chịu, nhưng Đức và Hoa Kỳ có thể cùng nhau giải quyết vấn đề,” ông Steffen Seibert nói.

Bà Feinstein, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, trước đó từng bày tỏ sự ủng hộ cho chương trình do thám của Hoa Kỳ, nhưng bà nói rằng với các tiết lộ về việc do thám bà Merkel thì Ủy ban của bà cần nắm thông tin nhiều hơn.

“Theo những gì tôi hiểu thì Tổng thống Obama không biết về các cuộc hội thoại của Thủ tướng Merkel đã bị theo dõi từ năm 2002. Đó là một vấn đề lớn,” bà nói.

Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Kyodo của Nhật đưa tin hồi năm 2011 NSA từng yêu cầu Chính phủ Nhật giúp đỡ họ giám sát các đường dây cáp quang có chứa dữ liệu cá nhân đi qua lãnh thổ Nhật Bản đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Kyodo thì yêu cầu này nhằm để giúp Mỹ có thể do thám Trung Quốc nhưng khi đó các quan chức Nhật đã từ chối với lý do pháp luật không cho phép và thiếu nhân sự.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.