logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/10/2013 lúc 04:46:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Anh Đinh Nhật Uy, sau khi rời khỏi tòa án vào ngày 29 tháng 10 năm 2013.
Photo by Bạch Hồng Quyền

Phiên xử Đinh Nhật Uy diễn ra ngày 29 tháng 10 năm 2013, lại một lần nữa nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa diễn trò hề vừa rất cũ vừa thô thiển và thiểu năng của họ. Đó là trò nhân danh nhân dân, dân tộc.

Thử điểm lại hàng trăm phiên tòa xét xử nhà yêu nước, người bất đồng chính kiến, blogger, người tham gia biểu tình chống bành trướng Trung Quốc và các nhà báo tự do, luật sư đấu tranh cho lẽ phải, công lý, nhân quyền… Đều là những phiên tòa “công khai”. Nhưng phải coi lại cái sự gọi là “công khai này”?!

Từ các phiên tòa xử luật sư Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức… trước đây vài năm cho đến phiên tòa xét xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải, và gần đây nữa là phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, gần nhất là phiên tòa xử Đinh Nhật Uy…

Tất cả đều là các phiên tòa mà theo nhà nước thông báo là công khai nhưng trên thực tế thì hoàn toàn xử kín và nếu có xử công khai một cách hình thức thì bằng mọi giá phong tỏa khu vực quanh tòa bằng công an, xe, hàng rào thép và chó nghiệp vụ.

Thậm chí là bắt “nóng” những người thân, bạn bè của người gọi là “bị cáo” trong phiên tòa. Như vậy thì còn gì là công khai? Vì sao phải xử kín nhưng nhà nước Cộng sản cứ một mực bu lu boa la loan tin là xử công khai?

Có hai lý do để xãy ra trò hề cũ rích này: Tính không chính danh của nhà nước; Tính phi pháp của các hoạt động bắt bớ và nhốt tù các nhà yêu nước.

Ở lý do thứ nhất, nhà nước Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ là một nhà nước chính danh kể từ sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, sau khi cướp chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam nhảy lên tiếm quyền bằng cách thủ sẵn hàng loạt cờ đỏ búa liềm, đợi tất cả các đảng phái hợp lực cướp chính quyền xong thì lẳng lặng treo cờ đỏ búa liềm lên khắp nơi. Thủ đoạn này nằm ngoài sự tưởng tượng và hình dung của các đảng phái. Và sau đó không lâu, chính quyền hoàn toàn bị rơi vào tay Cộng sản, những đảng phái khác bị ám sát, tiêu diệt một ách dã man.

Mãi cho đến nay, chưa bao giờ có một cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc ở Việt Nam. Mọi cuộc bầu cử cũng là một trò hề trong hàng vạn trò hề của nhà nước Cộng sản, chưa bao giờ có hoạt động ứng cử và bầu cử đảm bảo dân chủ tại Việt Nam.

Chính vì thế, nhà nước Cộng sản Việt Nam là một nhà nước không chính danh, không phải của nhân dân bầu ra mà là một nhà nước ép buộc nhân dân chấp nhận sự cai trị của mình bằng kiểu bầu cử đểu, không có khoa học và hoàn toàn không có tính dân chủ, người dân không được phép lựa chọn người tài.

Và một khi không có tính chính danh, nhà nước khộng phải của dân bầu ra, thì nguy cơ bị dân oán thán, coi thường và phanh phui sự bất minh của nó là nguy cơ cao nhất, luôn đặt trong tình trạng báo động đỏ cho sự tồn vong của chế độ. Cũng chính vì lẽ này, các hoạt động tuyên truyền, mị dân luôn được nhà nước Cộng sản đặt thành chức năng hàng đầu của truyền thông nhà nước.

Nhằm đảm bảo những tuyên truyền, mị dân của họ được hiệu quả, mọi hoạt động có tính đối lập đều bị xếp vào diện kẻ thù của Cộng sản. Nhưng, trên cơ sở đạo đức và nhân quyền, không có bất kỳ đảng phái, chính thể nào được phép xử tội công dân nếu họ bày tỏ sự bất đồng chính kiến với đảng phái đó, nhà nước đó một cách ôn hòa, có thành ý.

Trường hợp vụ xử gần đây nhất với Đình Nhật Uy cũng nằm trong diện làm lộ rõ tính phi pháp của nhà nước Cộng sản. Vì suy cho cùng, Đinh Nhật Uy không làm tổn hại gì đến nhà nước Cộng sản Việt Nam, việc nói xấu (giả sử có) của Uy cũng không làm tổn thất đến ngân sách quốc gia (như các quan chức Cộng sản đã và đang làm), việc bày tỏ chính kiến của một công dân trước sự xuống cấp đạo đức của hàng loạt cán bộ nhà nước (điều này khỏi cần chứng minh thêm) và phê phán nhà nước đớn hèn, chấp nhận cúi luồn trước Trung Quốc (điều này chẳng có gì là sai)… Là hoàn toàn chính đáng, nếu xét trên khía cạnh Hiến Pháp hiện hành và những công ước về quyền con người mà nhà nước Cộng sản đã ký với Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng nhà nước phải bắt Uy, bởi bắt Uy là việc bắt buộc phải làm, vừa răn đe, vừa ghép tội, vừa giảm bớt một mối nguy đang tự do đi lại nói năng và rao giảng những thứ mà “nó nói ra thì tao chết, mày chết, chúng ta chết…”. Và, một khi những người như Uy, Uyên, Kha… Còn tự do, còn chưa bị tù tội, thì một sớm một chiều, đảng Cộng sản sẽ lộ rõ bộ mặt nói láo, mị dân và lừa đảo môt cách toàn diện. Điều này cũng đồng nghĩa với ngày tàn chế độ!

Lần này, với phiên tòa của Uy, cũng tuyên bố là phiên tòa công khai, vì sao? Vì không nói công khai là không được, bởi không thể nào đưa ra lý do là Uy đã nói xấu đảng Cộng sản mà bị bắt bị xử, vì nói như thế thì ngay tức thì bị “dân Tây” lẫn dân ta đều đặt câu Hỏi: Vì sao đảng bị nói xấu? Nói xấu có hại gì mà cả một cái đảng to bự với hơn ba triệu đảng viên và hàng loạt các ban bệ lại xúm vào đánh hội đồng một thanh niên không được to con gì?

Vô lý! Chỉ còn một nước duy nhất là đẩy người bị xử vào tội: gây mất đoàn kết dân tộc, tuyên truyền phản động. Như vậy, cả hai tội đều liên quan đến quốc gia đại sự hơn 90 triệu dân chứ không phải chuyện riêng của một cái đảng hơn ba triệu đảng viên nữa rồi. Và đã là có tội với dân tộc thì phải xử công khai cho dân tộc quan sát. Thế nên bèn loan tin: Xử Công Khai!

Nghe tin, bà con lại tin! Lại đến tham dự để xem sự thể ra làm sao? Lại bị lừa nữa rồi. Có gì mà xem mà tham dự, đây là một chuyện bọn tao xử thằng đó, nó nói xấu bọn tao, nó làm ảnh hưởng đến miếng ăn, chỗ ngồi và miếng đất vàng thờ Bác của tao ngoài Hà Nội cũng như anh bạn mười sáu vàng (SJC) và bốn (số chín) tốt của tao. Thế mà cũng không hiểu! Nếu không nhân danh quốc gia, không nhân danh dân tộc để xử thì bọn tao đưa cái lưng toàn trị, độc tài ra à?!

Và đây cũng là nguyên nhân, lý do vì sao rất cả các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, người yêu nước, nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và chống bành trướng Trung cộng đều tuyên bố công khai nhưng lại xử kín. Vì Công khai là cái cớ, qua đó, nhân danh dân tộc, quốc gia để xử, nhưng xử kín vì nếu để nhân dân mục kích sở thị thì họ biết hết sự việc, lòi cái đuôi bẩn ra, còn ra thể thống gì nữa!

Theo bài viết trích từ trang blog Viết Từ Sài Gòn.

Sửa bởi người viết 29/10/2013 lúc 04:47:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.