logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/10/2013 lúc 09:08:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vietnamese Man Convicted for Facebook Posts

Dinh Nhat Uy receives a 15-month suspended sentence for using the social network to call for the release of his activist brother

A Facebook user in Vietnam has been convicted of posting messages calling for the release of his activist brother. The case marks first time the popular social network has been explicitly named in an indictment, as the communist Southeast Asian regime continues to clamp down on dissent.

Dinh Nhat Uy received a 15-month suspended sentence on Tuesday after a one-day trial in Long An province, southern Vietnam, but still faces effective house arrest and severe restrictions on movement for around two years. “As for the verdict, I think it is absurd and I have decided to appeal,” the 30-year-old told Radio Free Asia after the verdict.
Source: time.com



UserPostedImage
Tòa án tỉnh Long An hôm 29/10 tuyên phạt 15 tháng tù treo đối với Facebooker Đinh Nhật Uy vì tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng phản đối bản án 15 tháng tù treo Việt Nam vừa tuyên cho một thanh niên dùng Facebook kêu gọi công lý cho em trai và phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Đinh Nhật Uy bị buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật hình sự. Phán quyết của Tòa Án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10 còn phạt Uy 1 năm thử thách sau khi mãn án.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói bản án của Uy rõ ràng là một đòn giáng khắc nghiệt đối với quyền tự do ngôn luận của người dân tại Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Đây là một điểm lùi nữa về quyền tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam. Hết người này đến người khác bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù chỉ vì thể hiện tư tưởng cá nhân hay chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa chứng tỏ chiến dịch đàn áp các nhân quyền của Hà Nội vẫn tiếp diễn và gia tăng. Bản án của Uy là một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất cứ ý kiến nào bất đồng với nhà nước. Những hoạt động của Uy là hoàn toàn bình thường, bất kỳ ai cũng phải làm như vậy, phải lên tiếng đòi công lý trước sự bất công xã hội, trước những oan trái của người thân. Uy chẳng làm gì để bị xem là phạm tội hình sự cả.”
15 tháng tù treo của Đinh Nhật Uy là mức án tương đối nhẹ so với các trường hợp từng bị truy tố về điều 258 tại Việt Nam trước đây. Thế nhưng, ông Robertson cho rằng bản án dù ‘nhẹ’ so với các bản án liên quan đến chính trị tại Việt Nam, nhưng hoàn toàn không hề nhẹ đối với các hoạt động ôn hòa thực thi quyền con người căn bản. Đại diện của Human Rights Watch nhấn mạnh lẽ ra Đinh Nhật Uy không thể bị bắt hay bị truy tố vì các hoạt động này, huống hồ là bị tuyên án.

Đây là trường hợp đầu tiên một công dân mạng tại Việt Nam bị buộc tội hình sự theo điều 258 vì các ý kiến bình luận đăng lên Facebook.

Ông Phil Robertson nói bản án này càng chứng tỏ rằng hơn bao giờ hết, Việt Nam không xứng đáng có một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc:

“Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản. Tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam rút lui ý định tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì họ không thích hợp và không xứng đáng.”
Tổ chức Phóng viên không Biên giới RSF tại Pháp cũng cực lực lên án bản án của Đinh Nhật Uy và cho rằng đây là một bằng chứng nữa cho thấy không chỉ những người bất đồng chính kiến hay những người hoạt động trên mạng tại Việt Nam, mà cả thân nhân của họ cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, đàn áp đến mức nào.

Ông Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc RSF nói với VOA Việt ngữ:

“Bản án là thông điệp chứng tỏ chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam không hề bảo vệ và tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin của người dân.”

Tuy nhiên, vẫn theo ông, bản án 15 tháng tù treo của Đinh Nhật Uy cho thấy có lẽ ở mức độ nào đó các áp lực của công luận và quốc tế thường xuyên lên án thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam trong thời gian gần đây đã phần nào có tác dụng.

Ông Benjamin Ismail:


Tải để nghe quốc tế lên án Việt Nam về bản án đối với Đinh Nhật Uy
http://realaudio.rferl.o...ed-a066-05d577be59fe.mp3


“Chúng tôi hy vọng với áp lực ngày càng gia tăng, các chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các blogger sẽ phần nào được nới lỏng.”
Cùng mạnh mẽ chỉ trích bản án của Đinh Nhật Uy, Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Mỹ phê phán điều 258 dùng để buộc tội Uy có nội dung lập lờ, bao quát.

Ủy ban CPJ kêu gọi Hà Nội chấm dứt chiến dịch leo thang sách nhiễu các blogger độc lập-những người có quan điểm trái chiều với nhà nước và hủy bỏ các luật lệ cấm cản quyền thông tin và bình luận ý kiến trên các trang mạng xã hội.

Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, ông Bob Dietz, nói với VOA Việt ngữ:

“Vụ án của Uy là một phần trong kế hoạch lớn hơn rất nhiều của nhà nước Việt Nam nhằm bóp nghẹt các tiếng nói chỉ trích nhà nước. Bản án là lời cảnh cáo rằng bất cứ ai chỉ trích nhà nước dù bằng bất kỳ hình thức và phương tiện gì cũng sẽ bị nhà nước xử lý như thế này.”

Truyền thông của nhà nước Việt Nam nói Uy dùng Facebook “đăng các bài viết, hình ảnh và trao đổi thông tin có nội dung xấu, xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước.”

Trả lời đài VOA sau khi rời trại giam tối ngày 29/10, Đinh Nhật Uy cho biết từ khi bị bắt tới lúc ra tòa, anh một mực khẳng định mình vô tội và rất bất bình trước bản án bất công.

Uy nói bản án đã thay lời người dân nói với quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, về quyền con người tại Việt Nam bị chà đạp đến mức nào:

“15 tháng tù treo vì Facebook của mình tôi xem đó là lời cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook ở Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được, khác với các nước dân chủ ở nước ngoài. Ở nước ngoài, Facebook của tôi nó không là một cái gì cả, tôi muốn nói gì thì nói trên đó. Đó là quyền tự do. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chuyện đó khó khăn rất rất nhiều.”

Uy cho biết anh sẽ kháng cáo phản đối bản án bất chấp rủi ro có thể án bị tăng nặng hơn tại tòa phúc thẩm. Quyết định này được Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ ủng hộ.

Ông Bob Dietz:

“Đưa vụ án này lên tòa phúc thẩm cao hơn dù có thể sẽ nguy hiểm cho Uy, nhưng đó cũng có thể là một quyết định khôn ngoan khi tận dụng mọi cơ hội trong hệ thống luật pháp đang hiện hữu tại Việt Nam. Bản án của Uy là bất công, và tôi cho rằng đặt áp lực lên nhà cầm quyền và tạo cơ hội cho người dân lên tiếng ủng hộ anh có thể là một chiến thuật hữu hiệu.”

Sau Đinh Nhật Uy dự kiến sẽ diễn ra phiên xử hai blogger khác cũng bị bắt vì điều 258 là Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.

Việt Nam bị xếp 172/179 nước trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2013 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới khảo sát và vẫn nằm trong danh sách các quốc gia bị RSF liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 30/10/2013 lúc 06:16:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 30/10/2013 lúc 09:09:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam : RSF chỉ trích bản án đối với Đinh Nhật Uy
UserPostedImage
Tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF, trụ sở tại Paris, hôm qua, 29/10/2013, đã ra thông cáo chỉ trích bản án 15 tháng tù treo đối với blogger Đinh Nhật Uy trong phiên xử tại Long An.
Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm qua đã tuyên án Đinh Nhật Uy 15 tháng tù giam và 1 năm quản chế, với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân », chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Theo Phóng viên không biên giới, Đinh Nhật Uy đã bị tuyên án như trên vì anh đã đăng các bài chỉ trích trên mạng Facebook, cũng như đã vận động đòi trả tự do cho em trai là Đinh Nguyên Kha, hiện đang thọ án 4 năm tù vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Trong bản thông cáo, RSF tuyên bố : « Chúng tôi lên án bản án này, đã được tuyên nhằm trừng trị Đinh Nhật Uy vì anh đã vận động trên mạng đòi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha. Mặc dù Đinh Nhật Uy được trả tự do với sự quản chế, bản án này chứng minh chính sách của chính quyền đàn áp gia đình những nhà bất đồng chính kiến trên mạng đang ngồi tù ».

RSF kết luận : « Sự hiện diện của 400 công an mặc thường phục trong phòng xử, được huy động nhằm tạo cảm tưởng đây là một phiên tòa công khai, những áp lực đối với các luật sư của Đinh Nhật Uy, khiến một trong các luật sư này phải rút lui, cũng như những vi phạm quyền bào chữa trong phiên tòa xử Đinh Nguyên Kha cho thấy là những phiên tòa này chỉ là một sự nhạo báng công lý, với các bản án đã được quyết định trước ».

Trong bản thông cáo, RSF cũng tố cáo việc công an câu lưu những nhà hoạt động khác đến yểm trợ tinh thần Đinh Nhật Uy trong thời gian diễn ra phiên xử hôm qua.

Về phần Ủy ban Bảo vệ Nhà báo - CPJ, trụ sở tại New York, trong bản thông cáo đề ngày 29/10/2013, cũng chỉ trích bản án đối với Đinh Nhật Uy và yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc gia tăng xách nhiễu các blogger độc lập.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.