Pano tuyên truyền cho ĐCS tại Hà Nội hôm 17/1/2013. AFP photoChủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích
cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu
nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.
Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của
Đảng: “Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ
giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Thế nhưng đội ngũ giai cấp công nhân ấy sau bao nhiên năm chịu sự lãnh đạo của đảng không hề có
một chút gì thay đổi so với trước, khác chăng là người công nhân không bị sự kềm cặp của những tay
cặp rằn của thời Pháp thuộc để thay vào đó là những quản đốc hay giám thị nước ngoài trong các khu
công nghiệp của thời kỳ đổi mới. Điều quan trọng và cần thiết nhất cho giai cấp công nhân là hệ thống
công đoàn độc lập do họ lập nên lại không hề xuất hiện tại Việt Nam.
Bài viết trong Tạp chí Cộng sản này có đoạn: “Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản
Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu
được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và
không gì có thể phủ nhận nổi.”
Trên bình diện dân tộc, dù là người yêu đảng nhất cũng không thấy được điều gì mà chủ nghĩa xã hội
mang lại tại Việt Nam từ khi theo chân Liên Xô theo đuôi chủ nghĩa này như theo đuôi một phong trào,
một lý thuyết. Trên bình diện quốc tế lại càng là một con số không tròn trĩnh vì Việt Nam luôn tự phủ định
chủ nghĩa xã hội đối với quốc tế khi liên tục khẩn khoản yêu cầu họ thừa nhận Việt Nam là một nước có
nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường, khắc tinh của CNXHĐối với Karl Marx chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế-xã hội chuyển quyền điều khiển các phương
tiện sản xuất từ tay của một số ít của dân chúng sang tay tập thể qua một cuộc cách mạng để dành lấy
quyền hành từ một chế độ tư bản hay quân chủ, phong kiến.
Ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chủ đạo đã thúc đẩy Việt Nam thực
hiện một nền kinh tế tập trung cho phép nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất lẫn phương tiện sản xuất.
Nền kinh tế tập trung tuy sau đó được cải tổ thành kinh tế thị trường nhưng phương tiện sản xuất như đất
đai vẫn nằm trong tay nhà nước.
Sau nhiều năm sống chung với khẩu hiệu và kiên trì với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mới đây Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài
lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Đại tá Phạm Xuân Phương, người nhiều năm công tác trong Cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt
Nam trả lời câu hỏi tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định là Việt Nam không thay
đổi mục tiêu tiến tới chủ nghĩa xã hội mặc dù nhìn nhận con đường của nó là mịt mùng không có điểm
đến:
“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng đề ông ấy hiều nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu
dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này.
Những cái đó nó quan hệ với nhau nó tạo ra những mối rang buộc và cú như thế mà ông ta hót. Trí thức
Việt Nam kể cả những người bảo hoàng nhất người ta cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng
nói nữa.”
Đường đi không đếnNhà văn Xuân Vũ có một cái tựa rất hay cho một trong những tác phẩm của ông, đó là “Đường đi không
đến”. Tựa cuốn hồi ký này thật thích hợp với câu nói của ông Tổng bí thư trong thời gian hiện tại mặc dù
hai sự việc xảy ra cách nhau đúng 40 năm.
Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân một lần trước khi tạ
thế đã nói với chúng tôi về vấn đề này, ông giải thích tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư ôm cái lý
thuyết tuy hay nhưng đã phá sản là chủ nghĩa xã hội:
“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không
thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà
mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của
nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây
dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám
thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã
hội.”
Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại Việt Nam vẫn kỳ vọng một thay đổi có tính
cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của chủ nghĩa xã hội để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào
dòng chảy quốc tế. Tuy nhiên kỳ vọng này theo đại tá Phạm Xuân Phương khó được ông Tổng Bí thư
chấp nhận:
“Cái gốc chính là ông ta không có khả năng để thay đổi. Không khả năng quan sát để nhận thức hiện
thực trong khi thế giới nó đã khác rồi. Mọi người đã thấy khác nhưng ông ta thì không bao giờ thấy khác.
Vẫn cứ nhìn xã hội Việt Nam, nhìn chung quang khu vực, nhìn thế giới như những năm 60. Vì vậy ông ta
cứ tiếp tục hò hét Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, vẫn là chủ nghĩa tư bản đang dãy chết,
khó khăn của cách mạng Việt Nam chỉ là tạm thời…những luận điểm từ những năm trước đây bất kỳ một
người nào ở trường lý luận ở trình độ sơ cấp người ta cũng biết được điều đó mà ông Trọng ổng lại
mang trình độ sơ cấp ra ông ấy làm.”
Và Giáo sư Đặng Phong nhận xét:
“Thế bây giờ đang đi theo cái mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận mô hình đó là thất bại là sai lầm, đổ
bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con người toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy
nhà nước nữa cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không
biết bao giờ tới nơi nhưng không bỏ được.”
Nhiều đảng viên cao cấp và kỳ cựu không còn thiết tha chú ý tới những lý luận hay nghị quyết mà đảng
đưa ra trong các kỳ đại hội nữa là điều hiện đang trở thành phổ biến. Khi niềm tin của họ bị coi thường
thậm chí lạm dụng thì mọi tuyên bố dù của cấp nào cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc cái ghế mà họ
đang ngồi. Đại tá Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo của tờ Văn Nghệ Quân Đội cho biết sự thật này:
“Những cái phát biểu, bàn luận hay lý luận của họ càng ngày càng lạc hậu thụt lại quá xa cuộc sống. Thí
dụ như cái câu ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “hiến pháp nó quan trọng sau cương lĩnh của đảng” thì
nó lạc lỏng vô cùng. Điều này chỉ có thể nói được ở những năm 60 của thế kỷ trước. lúc mà chủ nghĩa
cộng sản thế giới đang thắng thế thì người ta có thề bỏ qua nhưng đến bây giờ mà vẫn nói như thế thì
thật là sai trái.”
Câu hỏi mà nhiều đảng viên đang đặt ra, khi lý luận và chủ thuyết đã phá sản, đảng sẽ chứng minh vai trò
dẫn dắt toàn đảng toàn dân bằng phương pháp gì trong cái gọi là thực tiễn của xã hội hôm nay?
Theo RFA