logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 30/10/2013 lúc 05:25:40(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Sáng nay sương thu lãng đãng làm tôi sực nhớ một buổi sáng sương mù năm nảo năm nao, một trong những buổi sáng “gây ấn tượng” trong đời và đã được ghi dấu bằng một bài văn ngắn. Đoản văn chứa đựng những cảm nghĩ rời ấy nói về một “nhân vật chính” là con bé út của HV, giờ đây như con chim vừa mọc xong lông cánh, vội vàng rời xa cha mẹ để tung bay đến những chân trời mới lạ. Từ tình cảm nhớ con, HV bỗng có ý nghĩ muốn đọc lại bài viết ấy nên bèn lục tìm trong tủ kéo, và may quá, tìm ra được “nó.” Xin gửi đến bạn và mùa thu, như một chia sẻ, như một lời chào dịu dàng nhất mà HV có được.

Vậy là cuối cùng con bé út của tôi cũng đã đi học. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng 11, con gái bốn tuổi của tôi mới “cắp sách” đến trường và đã học được hai hôm. Sở dĩ có sự chậm trễ này là vì đơn xin nhập học vào lớp Vỡ Lòng công lập (Head Start) cho con bé, một thì bị bác, một thì còn nằm mãi ở đuôi của cái “waiting list” dài ngoằng, đợi hoài không thấy gọi. Mà kiếm trường tư thì, eo ôi, chi phí cho một ngày gửi con “ăn học” tốn kém không thua một ngày lương tôi kiếm được. Vì thế mà con bé vẫn phải ở nhà.

Mùa tựu trường đã qua gần hai tháng, thấy con bé càng ngày càng háo ha háo hức chuyện đi học, tôi bèn họp “hội nghị Diên Hồng,” lấy ý kiến của bố và mấy anh chị nó xem có chịu “thắt lưng buộc bụng” để dành tiền đóng học phí trường tư cho con bé hay không. Vốn thương cô em út nhỏ xíu con, sợ đợi đến năm sau, đến tuổi chính thức được vào trường công thì cô nàng vừa nhỏ vừa nhát vừa… dốt, quá tội, nên mấy anh chị của nó đành chịu “hy sinh,” rút bớt các mục vòi vĩnh vui chơi để cho nàng út “ăn học.”

Ngày đầu tiên theo mẹ đến trường, con bé nhảy tưng tưng, có vẻ rất náo nức với một “kinh nghiệm mới.” Sau khi thở hắt ra một cái để nén cơn xúc động, nó “bye-bye” mẹ một cách bình tĩnh. Con bé háo hức đi học bao nhiêu thì tôi cũng hồi hộp không kém khi đi đón nó vì tôi có linh tính rằng nó sẽ… khóc. Bởi thế tôi cũng không ngạc nhiên lắm khi được nghe cô giáo bảo nó đã khóc “off and on” trong buổi học đầu tiên.

Vì vậy, buổi học thứ nhì hôm nay mới là một ngày... đáng sợ cho tôi đây. Sự náo nức đi học hôm nào đã biến mất ở con bé, mà chỉ còn những màn nói xa nói gần, “Thôi, con hổng chịu lớn đâu,” “Con muốn ở nhà chơi với mẹ,” “Đi học một lần thôi” (!)... Cho tới lúc ngồi trên xe (trong car seat) đến trường trong một buổi sáng sương đục âm u, nó òa lên khóc làm tôi càng thêm khổ lòng! Dỗ dành lẫn “áp lực” mãi thì cũng chia tay được với nó, dĩ nhiên là... một cuộc chia tay đầy nước mắt!

Nhưng buổi sáng đưa con đến trường tôi thấy ảm đạm bao nhiêu thì đến khi rước nó, lòng tôi ấm áp bấy nhiêu. Ở ngoài sân chơi, con bé ngồi gọn trong lòng cô giáo, chỉ chỏ nói nho nhỏ với cô giáo gì đó. Tôi thấy cô giáo cúi xuống nghe và gật gật đầu. Chắc chắn là cô không hiểu được gì, vì vốn liếng tiếng Anh của cô học trò nhỏ này có gì đâu ngoài mấy chữ mà con bé nhập tâm từ cái Tivi như “Help, come on, please come back, wait for me...” Vậy mà cô cũng cười cười, nghiêng đầu hiền từ nhìn nó. Trông thấy tôi, nó ùa chạy tới và khoe: con chơi cát, con sơn màu, con lượm lông chim... rồi chạy lại ôm cô giáo, bye-bye cô trước khi ra về.

Tôi chợt cảm thấy đời sống dễ yêu quá. Đời sống với những tấm lòng, những chỗ nương tựa cho những đứa trẻ vừa bị bứt rời khỏi mẹ. Phải chi ai ai cũng đối xử tốt với tha nhân như vậy nhỉ! Nhìn con bé thỏ thẻ với cô giáo Mỹ, tôi chạnh nhớ tới một bà giữ trẻ mà tôi đã gửi nó khoảng hơn một năm lúc nó mới lên hai. Bà mới từ Việt Nam qua, chưa quen thuộc với cuộc sống ở Mỹ, nhưng bà cũng có vẻ hài lòng với điều kiện sống (khá chật vật) của mình và nhất là với công việc giữ trẻ ấy. Vào khoảng thời gian đó, nó chưa nói được nhiều, chỉ bập bẹ từng tiếng một hoặc diễn tả bằng tay chân. Cho tới khi tôi nghỉ việc, tôi thôi gửi nó nữa, bà vẫn thỉnh thoảng ghé nhà với dăm cái bánh, vài viên kẹo để thăm nó cho đỡ nhớ. Đó cũng là một tấm lòng Việt Nam thương yêu trẻ mà tôi đã từng chịu ơn. Ước gì có bà ở bên cạnh nó để nghe nó nói chuyện tiếng Việt như sáo và thật dễ thương ở tuổi lên bốn này.

Lần cuối cùng tôi gặp bà cách đây khoảng nửa năm, lúc chúng tôi đang tất tả dọn nhà. Chiều nay, tôi quyết định gọi cho bà, đưa số điện thoại mới để giữ liên lạc với người đàn bà dễ thương ấy hầu thỉnh thoảng dẫn con bé đi thăm bà vú nuôi đầu đời của nó. Thế nhưng, ở đầu dây bên kia, ngoài sự chờ đợi của tôi, có người trả lời là tôi đã gọi lầm số rồi.

Tôi bần thần nhìn buổi chiều đang xuống bên ngoài. Tia nắng vàng yếu của mùa thu mơ màng mỏng manh phiêu dật của tôi đã tắt từ lúc nào. Hoàng hôn cam nhạt đang bị pha lẫn bởi nhiều màu xám đục làm mờ dần tàn cây phong với những chiếc lá nâu khô héo úa đầu cành. Tự nhiên tôi thấy tiếc một cái gì đã trôi qua, đã không còn nữa. Sẽ không bao giờ còn thấy lại cái sân nhỏ trước nhà “bà bác” (mà con bé hay gọi) với bóng dáng hai bà cháu lom khom nhặt lá, xem hoa. Sẽ không còn buổi sáng đưa con tới, buổi chiều đón con về... Tôi đã ơ hờ đến đỗi quên không chụp cho bà với con bé một tấm hình.

Mà cho dù có bao nhiêu tấm hình đi nữa, thì liệu tôi có bớt u buồn tiếc nuối những cái bóng ấy không? Chưa chắc. Hình như tôi sinh ra cứ để chìm vào những hoài niệm mà tiếc chuyện đã qua. Nhất là những lúc trời đất giao mùa để cuối cùng choàng phủ khắp không gian những màu nắng, những sắc lá nên thơ hư ảo của một độ thu về.

Có lẽ mùa thu đẹp vừa vì sự toàn hảo của thời tiết, sự mơ màng của màu sắc lẫn ánh sáng, và cũng vì tính cách không trường cửu của nó. Nếu nó kéo dài ngày này qua tháng khác thì người ta còn thấy nó đẹp không? Mà nếu nó chỉ đẹp vì nó ngắn ngủi thì hóa ra con người ta chẳng bao giờ được hạnh phúc hay sao? Cứ cái gì mất rồi mới thấy tiếc, cái gì không còn nữa mới thấy quí. Vậy thì đời sống buồn quá đi thôi.

Nhưng không sao, có thể mai sáng thức dậy, tôi sẽ nghĩ khác. Như nhiều lần đã xảy ra, sau một giấc ngủ, tôi sẽ nhìn sự việc một cách nhẹ nhàng dễ dãi hơn. Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có. Dòng đời rồi sẽ trôi, mọi sự tưởng sẽ không còn nhưng biết đâu sẽ có lúc chúng quay về, hay là chúng mãi còn ở đâu đó, dưới một dạng thức nào đó. Như nước thành mây và rồi sẽ thành mưa, rơi lại đầu nguồn. Như mùa thu dịu dàng êm ả ấy, qua một thời gian nhất định nào đó đủ để cho người ta chờ đợi, nhớ nhung, rồi sẽ trở về sau những ngày hè nắng chói oi nồng.
Hạnh Viên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.