logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/11/2013 lúc 05:29:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Tô Hoài luôn hướng ngòi bút về phía người cùng khổ… bằng tất cả sự đồng cảm của trái tim. Đọc Truyện Tây Bắc của ông để hiểu thêm về cuộc sống của miền núi, với những mặt trái như những nỗi đau. Tập truyện có một chủ đề rất tập trung: những người dân miền núi vừa là nạn nhân của thực dân Pháp, của chế độ phong kiến, của chính những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của mình. Họ đã đứng lên đấu tranh, giải phóng…”

Nhiều tác phẩm của Tô Hoài được trích dẫn, và giảng dậy trong chương trình học ở miền Nam. Ông cũng rất được yêu qúi và được ghi nhận, với tất cả sự trân trọng, như là một nhà văn của tuổi thơ:

Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!

Ðoạn văn ngắn này, trong tập truyện O Chuột, tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – đôi lần – khi còn thơ ấu. Dù rất nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút “dáng còn bé tí teo,” và có cảm tình hoài với người viết những dòng chữ ghi trên.

Sau khi đất nước thống nhất, Nam/Bắc hoà lời ca, tôi mới biết thêm là có một Tô Hoài khác – khác hẳn trong trí tưởng ấu thơ của mình – qua lời của nhà văn Nhật Tuấn:

Hội nhà văn Việt Nam hồi đó có hơn 150 Hội viên mà hàng năm chỉ có dăm bảy suất , bởi vậy đó là cuộc đấu tranh sinh tử, giành giật âm thầm và quyết liệt chẳng thua gì vũ đài quyền Anh...

Ấy thế mà riêng Tô Hoài, tổng kết lại trong thời bao cấp ông đã xuất ngoại tới cả trăm lượt, đủ các nước Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi.... Các bác Hội viên “cả đời chưa một lần đặt đít lên ghế tàu bay” phải ca cẩm :“cái thằng ranh ma thế , có mỗi con dế mèn mà bay khắp thế gian.”

Tô Hoài không chỉ “bay” khắp năm Châu mà còn đi khắp nước. Ông tìm đến những nơi xa xôi để ghi lại những cảnh tình, và những mảnh đời (cơ cực) của người dân miền núi.

Năm 1956, Hội Văn Nghệ Việt Nam đã trao giải thưởng (hạng nhất) cho tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Tuyển tập này gồm ba truyện ngắn: “Cứu Đất Cứu Mường,”“Mường Giơn” và “Vợ Chồng A Phủ.” Cả ba đều được coi là có giá trị cao vì “đã thấm nhuần đường lối của Đảng” và “đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở vùng cao dưới ách chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là bọn quan bang, quan châu, phìa tạo, thống lý …” theo như bình phẩm của giáo sư Phan Cự Đệ.

Đường lối của Đảng (xem ra) cũng chả tốt lành hay tử tế gì. Bởi vậy, một tác phẩm nghệ thuật mà “thấm nhuần” thì e khó tránh khỏi ít nhiều khiên cưỡng hay cường điệu – theo như nhận xét của nhà văn Nhật Tuấn và nhà văn Phạm Thị Hoài:

Có lẽ tôi không ưa “Vợ chồng A Phủ” cũng vì trong phần lớn các tác phẩm có mầu sắc folklore miền ngược, viết từ hình dung của người miền xuôi, các nhân vật đều được gán cho những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai...

Tôi còn e ngại rằng chính vì cái khuôn mẫu “có mầu sắc folklore miền ngược” của những cây viết tiên phong và cổ thụ (kiểu Tô Hoài) đã khiến những tác giả thuộc thế hệ sau vẫn cứ tiếp tục nhắm mắt gán cho tất cả sắc dân bản địa ở Việt Nam “những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai...” – y hệt như nhau. Coi:

Tham gia du kích xã từ năm 1962, đã hơn 70 mùa rẫy nhưng Ngút vẫn còn đủ sức làm hơn 1ha lúa nước. Nghe nhắc chuyện “dép Bác Hồ”, Đinh Ngút lục tìm trong gùi lấy ra một đôi dép đã mòn trơ cả bố. “Dép Bác Hồ mình làm hồi Bác mất đấy. Chẳng biết đã theo mình bao nhiêu trận đánh, bao nhiêu lần cõng đạn cho bộ đội nữa”.

Ngừng một thoáng, vẻ mặt ông lão chợt nghiêm trang:

- “Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy...

Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất! (Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân Đội Nhân Dân 1 June 2009).

Nhân dịp tái bản tập Truyện Tây Bắc, vào năm 2004, Tô Hoài có đôi lời tâm sự:

Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc...Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên. Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi cũng vẫy tay gọi theo: “ Chéo lù! Chéo lù!’’ ( Trở lại! Trở lại! ). Không bao giờ quên được vợ chồng Lý Nủ Chu đưa chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ, cùng vẫy tay kêu: Chéo lù! Chéo lù! Hai tiếng “ trở lại, trở lại’’ chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà tôi phải đem trở lại cho những người thương ấy một kỷ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người HMông trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại. Chéo lù! Trở lại! Trở lại! Chéo lù!

Sáu thập niên đã qua, Tô Hoài vẫn chưa có dịp “chéo lù” thì “những “người Hmông "trung thực chí tình” năm xưa đã “đổ về Hà Nội”, theo như tường thuật của blogger Trần Thị Cẩm Thanh:
Trong mấy ngày qua, trời Hà Nội mưa và gió lạnh, thông tin về những người H Mông bị bị công an quận Đống Đa đuổi ra khỏi nhà thờ trong đêm giá lạnh đã khiến cộng đồng không thể bàng hoàng, bàng hoàng vì tại sao con em nhân dân sau khi được tuyển vào ngành công an, ngành công an đã đào tạo họ như thế nào, môi trường sống và làm việc ra sao mà chúng nó lại trở nên tàn nhẫn như vậy…

Theo trình bày của người dân H Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tất cả dân tộc H Mông sống trong 4 tỉnh phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị đàn áp tàn nhẫn, cấm không cho sống đời sống văn minh mà bắt trở về với các thủ tục lạc hậu của dân tộc H Mông.

Khác hẳn với gam “mầu sắc folklore miền ngược” (đậm nét trong truyện “Vợ Chồng A Phủ”) cách ăn mặc cũng như ăn nói gẫy gọn, chững chạc, tự tín của những thanh niên H’mông – nghe và thấy được qua youtube – khiến tôi hết sức ngạc ngạc nhiên và vô cùng xúc động:

“Chính quyền từ trung ương đên địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc… chúng em cũng cảm thấy là có lẽ chúng tôi cần phải đứng lên để vạch trần, và đứng lên dũng cảm… để kiên nhẫn vượt qua khó khăn đó… để chúng tôi được sống và quyền làm người như các dân tộc khác.”

Hoặc:

"Trên đấy nó cứ bắt cóc người dân tộc H Mông... bắt người vô cớ, không có 1 lý do gì, bà con rất hoang mang lo sợ, nên bà con bây giờ phải xuống đây để cho chính phủ giải quyết, phải có một văn bản để cho bà con yên tâm mà làm ăn thì bà con mới quay về, còn không có thì chúng tôi cứ ở đây thôi. Cho đến khi nào chính phủ công nhận, nhà nước bảo không bắt dân tộc này nữa, và không làm cho dân tộc này phải hoang mang lo sợ nữa thì chúng tôi sẽ về... không phải ở đây làm gì. Chúng tôi có nhà có cửa, có cuộc sống của chúng tôi, chẳng qua là do không công bằng nên chúng tôi phải đi đòi hỏi".

Không cần phải là thầy bói người ta cũng có thể đoán được “chính phủ” đã “giải quyết” sự việc “không công bằng” này ra ra sao. Từ Bangkok, hôm 24 tháng 10 năm 2013, biên tập viên Gia Minh RFA có bài tường thuật:

Thông tin truyền tải trên mạng Internet trong những ngày qua cho biết có một nhóm đồng bào người H’mông mấy chục người từ 4 tỉnh phía Bắc gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang xuống Hà Nội khiếu kiện phải sống vật vạ tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng như những dân oan các tỉnh khác lâu nay phải bám trụ tại đó để tiếp tục khiếu kiện.

Một số người hảo tâm tại Hà Nội đã đến giúp đỡ cho họ trong suốt những ngày qua. Thế nhưng đến đêm 23 tháng 10, lực lượng chức năng đã đến và đưa họ đi. Một phụ nữ trong đoàn khi đang trên xe mà không biết bị đưa đi đâu, trả lời qua điện thoại kể lại chuyện bị bắt đưa đi như sau:

Người ta đến đánh, dùng roi điện giật bà con. Họ là công an thành phố kết hợp với công an trên tỉnh, họ có người mặc sắc phục, có người không. Bà con cầm tay nhau, những người bên trong thoát, nhưng phía ngoài lăn ra đất hết. Họ lôi ra xe buýt, đưa về đàn áp tại chỗ tiếp công dân. Sau đó đưa lên xe về Cao Bằng, có ba xe. Khi lên xe, tôi thấy một người nằm tại đống rác là các chiếu mà bà con Hà Nội cho dùng tạm, người đó không còn tính mạng nữa rồi!

Tô Hoài, nay, đã bước qua tuổi 90. Chưa chắc ông đã đến được vườn hoa Mai Xuân Thưởng để an ủi những người H’mông trong những đêm mưa giá lạnh. Tôi chỉ hy vọng (mỏng manh) rằng nay mai ông sẽ lên tiếng, ít nhất thì cũng là một lời ai điếu, cho những người Hmong vừa bị đánh chết tại Hà Nội tuần qua. Đây là con cháu của những người được chính Tô Hoài mô tả là “trung thực, chí tình” mà hơn nửa thế kỷ trước khi ông bước “ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi” mà họ “vẫy tay gọi theo: ‘Chéo lù! Chéo lù!’ (Trở lại! Trở lại!)”

Tuy nhiên, tưởng cũng cần phải nói thêm rằng “trung thực” và “chí tình” là những đức tính không dễ tìm nơi (rất nhiều) những kẻ ở miền xuôi.

Theo Blog Tưởng Năng Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.