logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 01/11/2013 lúc 07:00:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Một âm mưu gian lận trong kỹ nghệ thực phẩm quy mô lớn nhất mới bị khám phá ở Mỹ khi người hảo

ngọt hoặc muốn tẩm bổ được báo động là mật ong nhập lậu vào Mỹ có thể là sản phẩm pha chế và

chứa trụ sinh độc hại có nguồn gốc Trung quốc. Phần sau đây dựa vào bài Dirty Honey (Mật bẩn) đăng

trên tờ Bloomberg Businessweek của ký giả Susan Berfield giúp chúng ta thấy gian thương nhan nhản

khắp nơi và họ chỉ cần làm giàu bất chấp nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hai công dân Đức tiền phong cho một âm mưu giăng bẫy ngọt
Magnus von Buddenbrock, 30, và Stefanie Giesselbach, 28, đặt chân tới Chicago vào năm 2006 với

nguồn hy vọng là chinh phục đất Mỹ bằng cách phát triển công ty thực phẩm của Đức có tên là ALW

Food Group. ALW là viết tắt của tên người sáng lập công ty: Alfred L. Wolff, có địa chỉ ở Hamburg. Cả

hai người trẻ tuổi thay mặt cho ALW thành lập chi nhánh của nó ở gần Millennium Park trung tâm

Chicago để nhập cảng mật ong vào Mỹ, một thị trường tiêu thụ chất ngọt tự nhiên, đầy bổ dưỡng này

vào hàng lớn nhất hoàn vũ. Công việc kinh doanh của ALW ở Mỹ phát triển dần và mở ra một tương lai

xán lạn cho Buddenbrock và Giesselbach cũng như cho ALW.
Nhưng rồi một biến cố xảy ra vì giới hữu trách xứ Cờ hoa phát giác mật qua con đường ALW tuôn vào

Mỹ là thứ mật giả, có gốc lục địa và dù có vị ngọt nhưng là của đường, của mật mía chứ chẳng phải thứ

mật chính hiệu con ong.
Khách hàng nghe tin tá hỏa, nào ngờ mật ngọt trở thành mật đắng, mật thanh khiết trở nên mật bẩn (dirty

honey)!
Vào ngày 24 tháng Ba, 2008 Von Buddenbrock tới văn phòng vào lúc 8:30 và đang chuẩn bị cho một

ngày làm việc mới thì nhân viên liên bang ập tới phong tỏa toàn bộ công ty và bắt đầu lục soát với lý do

ALW bị ngờ là gian lận trong việc nhập hàng mật ong giả vào Mỹ. Họ có hỏi về Giesselbach nhưng lúc

đó cô này về Đức nghỉ hè.
Nhóm điều tra rút đi sau khi tịch thu nhiều giấy tờ, tài liệu và computer của công ty.
Kế tiếp là số phận của Giesselbach. Ba ngày sau Giesselbach từ Đức trở về Mỹ và vừa bước chân tới

phi trường O’Hare thì bị nhân viên liên bang kéo riêng ra chất vấn về việc nhập mật của ALW, nhưng sau

đó cho cô ta ra về để điều tra tiếp.
Tại sao hai đại diện của ALW lại bị chất vấn? Thì ra phía Mỹ cho rằng đã khám phá ra một âm mưu gian

lận thuộc vào loại quy mô nhất trong việc nhập thực phẩm từ Đức. Các nhân viên liên bang của các cơ

quan trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ (US Department of Commerce) và An ninh nội địa (Department of

Homeland Security) đã mở cuộc điều tra về thủ đoạn gian trá này.

Thủ đoạn biến đỏ thành đen của gian thương
ALW bị ngờ rằng đã nhập vào Mỹ hàng triệu pounds loại mật ong rẻ tiền của Trung quốc rồi tìm cách

che giấu gốc xuất xứ để thu lợi và trốn thuế.
Nguồn lợi bất chính rất lớn vì Mỹ là một trong những quốc gia thích dùng mật ong nhất trên thế giới, và

hằng năm xài tới gần 400 triệu pounds mật ong. Một nửa lượng này dùng trong các công ty chế biến

thực phẩm như bánh kẹo, ngũ cốc và các loại đồ ăn thức uống khác. Nguồn mật nhập về khoảng 60

phần trăm từ Brazil, Argentina, Canada và từ nhiều bạn hàng khác. Gần như nguồn hàng từ Trung quốc

bị phía Mỹ chê vì các nhà nuôi ong ở Mỹ cáo buộc phía Trung quốc đã bán mật với giá hạ giả tạo làm

hại kỹ nghệ nuôi ong ở Mỹ, nên chính quyền Mỹ vào 2001 đã quy định mức thuế cho hàng mật ong

Trung quốc tăng gấp ba lần và từ đó nguồn mật ong này ít khi có cơ hội vào Mỹ chính thức.
Von Buddenbrock và Giesselbach đã cộng tác với cuộc điều tra và vào tháng Chín, 2010 hai nhân viên

điều hành bậc trung của ALW bị buộc tội giúp ALW thực hiện một âm mưu gian lận về thực phẩm tới 80

triệu Mỹ kim, và được kể là một trong những vụ gian lận thuộc loại lớn nhất trong kỹ nghệ thực phẩm ở

Mỹ.
Andrew Boutros, phụ tá công tố viện ở Chicago, đã tổng kết tội danh của nhóm ALW: ngoài hai bị cáo

đã kể còn tám nhân viên cao cấp của ALW trong đó có Alexander Wolff, tổng giám đốc điều hành của

đại công ty, và một thương gia trung gian mặt hàng mật ong người Trung quốc, về tội từ 2002 đã thực

hiện một âm mưu toàn cầu để lừa khách hàng Mỹ. Tuy nhiên những kẻ bị buộc tội phần đông cư trú tại

Đức nên phía Mỹ chưa làm gì được ngoài việc nhờ cơ quan hình cảnh quốc tế Interpol truy nã họ.

Cuộc điều tra khởi từ 2006
Ngay từ lúc Giesselbach mới tới Chicago điều hành văn phòng của ALW thì nhận được điện thư báo

cho biết hàng mật ong của tổng công ty ở Đức sắp gửi tới từ nhiều hải cảng khác nhau. Một trong những

email này đề ngày 3 tháng Năm, có ghi rõ bằng tiếng Đức “Loesungmoeglichkeiten” hay “Solution

possibilities”. Nội dung của bức điện thư khiến nhà điều tra chú ý tới việc làm ăn có vẻ bí mật của ALW

trên đất Mỹ.
Tiếp tục, trong một cuộc kiểm soát tình cờ, nhân viên quan thuế của Mỹ nghi ngờ sáu chuyến tải mật

chứa trong container của ALW gửi tới Mỹ là mật có gốc từ Trung hoa mà ghi bên ngoài ghi là sản phẩm

cao cấp của Cao ly “Korean White Honey”.
Cuộc điều tra còn cho biết thêm, một thương gia trung gian gốc Đài Loan có tên là Michael Fan, đã

được ALW mách nước rằng muốn tuôn nguồn hàng lục địa vào Mỹ thì phải dùng các thùng màu đen

khác hẳn với thùng màu xanh lá cây Trung quốc thường dùng. Phía ALW còn rỉ tai Fan rằng phải tạo cho

mật ong Trung quốc có vị đậm đà hơn thường thấy. Trong thực tế mật ong Trung quốc thường được thu

gom sớm hơn và dùng máy móc làm khô chứ không phải do ong thực hiện, nhờ thế ong sẽ sản xuất

nhiều mật hơn nhưng cũng do đó mật thường có vị hăng nồng và hơi chua. Muốn chế biến có thể trộn

đường, mật mía và sirô vào mật ong để làm giảm tạp vị của mật ong Trung quốc.
Sau khi lượng hàng của Fan bị khám phá, một chức sắc điều hành của ALW vội vã viết cho Gisselbach:

“Tôi yêu cầu tất cả các nơi tiếp nhận đừng đề cập tới việc này trong e-mail. Xin dùng điện thoại và dùng

tiếng Đức. Cám ơn.”
Tuy nhiên, Giesselbach và các giám đốc ở Hamburg, Hong Kong và Bắc Kinh vẫn tiếp tục dùng email

đề cập tới vấn đề bén nhạy về việc dán nhãn hiệu nước khác vào hàng Trung quốc toan “mập mờ đánh

lận con đen”.

Các gian thương tuôn hàng rởm vào Mỹ bằng cách nào?
ALW có trụ sở chính ở Đức nhưng có nhiều văn phòng ở Trung quốc. Những chi nhánh này dùng các

trung gian độc lập để thu mua mật ong lục địa, từ đó những thùng mật ong có dung tích 50 gallons chứa

mật ong được tải sang Ấn, Mã Lai, Indonesia, Nam Hàn, Nga, Mông Cổ, Thái Lan, Đài Loan và

Philippines để thay đổi nhãn hiệu mới và thường được lọc qua để làm mất dấu vết nơi xuất xứ ban đầu.

Nguồn hàng sau đó được ALW đưa sang Mỹ sau khi đã xoay ra chứng nhận giả về tình trạng kiểm soát

chất trụ sinh, một điều kiện Mỹ đòi hỏi mới cho nhập hàng (nên nhớ người nuôi ong Trung quốc vì muốn

bảo quản tổ ong đã dùng chất Chloramphenicol để chống chứng bệnh ong hay mắc là chứng

Foulbrood, một thứ trụ sinh mà Mỹ cấm dùng trong thực phẩm). Nếu một công ty chế biến Mỹ từ chối

nguồn hàng giá rẻ, thì ALW sẽ tìm công ty khác. Cách lừa đảo xem ra tinh vi nhưng lại có sơ hở vì phía

Mỹ thấy nguồn hàng ALW đột nhiên có nhiều xuất xứ quá (căn cứ vào nhãn dán trên thùng), gom lại còn

nhiều hơn nguồn hàng truyền thống từ Brazil, Argentina, Canada… nên nghi ngờ của giả. Hơn nữa, các

công ty thực phẩm mua hàng của ALW cũng đặt vấn đề tại sao công ty này bán ra thứ mật ong giá rẻ

hơn thị trường nên tiết lộ nghi vấn với cơ quan điều tra. Từ đó phanh phui ra thủ đoạn đổi trắng thay đen

của ALW.
Trở lại số phận của hai tay đại diện cho ALW: sau lần bị chất vấn về việc nhập mật ong phi pháp vào Mỹ

vào tháng Ba 2008, họ vẫn được phía Mỹ cho tiếp tục công việc được ALW giao phó. Đặc biệt những

tay cao cấp của công ty này ở Hamburg thấy động nên không hề đặt chân tới Mỹ.
Trong khi ấy, Giesselbach có việc phải quay về quê hương. Vào ngày 23 tháng Năm, cô giám độc trẻ

tuổi này được đồng nghiệp là Von Buddenbrock chở ra phi trường O’Hare. Nhưng giới hữu trách liên

bang cho rằng họ định bỏ của chạy lấy người, nên đã giữ cả hai lại và truy tố họ về tội âm mưu nhập

cảng mật ong từ Trung quốc bằng cách thay đổi nhãn hiệu và phẩm chất. Kết cục, cả hai bị tống giam

chờ ngày ra tòa.
Bên kia đại dương, Wolff của ALW cho một tờ báo địa phương biết: “Cáo buộc của Mỹ về họ vô căn cứ

và chúng tôi sẽ chống lại bằng tất cả các biện pháp hợp pháp”.
Cuối tháng 06, Von Buddenbrock và Giesselbach được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo chứng. Còn

ALW đóng cửa văn phòng tại Mỹ và cắt đứt liên hệ với hai “can phạm”.
Phía các nhà điều tra Mỹ cho rằng Giesselbach thực ra chỉ là hình nộm của ALW và công ty này làm ăn

gian dối, sau khi vỡ lở tai tiếng ở Mỹ thì “đem con bỏ chợ, sống chết mặc bay”.
Ra tòa vào mùa xuân 2012, Giesselbach và Von Buddenbrock nhận một cáo buộc về tội gian lận. Theo

bản nhận tội Giesselbach tiết lộ trong khoảng thời gian từ lúc cô ta tới Chicago tháng 11 năm 2006 và

vào tháng 5 năm 2008 khi bị bắt, thì khoảng 90 phần trăm mật ong do ALW nhập vào Mỹ đã “man khai

về nguồn gốc sản phẩm”.
Còn phía ALW chưa bó tay gian xảo, lại có chiến lược mới. Họ bán cơ nghiệp cho một công ty địa

phương có tên là Norevo ở Hamburg. Giới hữu trách Mỹ, trong việc điều tra vụ gian lận này, cho biết đó

là cách tránh né dư luận và pháp luật Mỹ vì trong thực tế những thành phần cốt cán của AWL vẫn nấp

dưới bóng công ty mới để kinh doanh mật ong.
Giesselbach vào tù, bị giam tai khám đường ở Bruceton Mills, W.Va. và hơn một năm sau được phóng

tích và trục xuất về Đức. Còn Von Buddenbrock thì bị quản thúc tại gia ở Chicago và sau khi thụ hình

cũng được phép về Đức.
Nhưng giới hữu trách Mỹ vẫn tiếp tục điều tra về hàng “mật bẩn”. Họ đào sâu cuộc điều tra trong chiến

dịch có tên là “Project Honeygate” với các đối tượng có liên quan đến ALW là Honey Holding (thường bị

gọi là thùng rác (garbage can) của ALW vì chuyên nhận hàng ALW mà các công ty khác chê, nhờ giá rẻ)

và Groeb Farms và nhiều trung gian về thương vụ mật ong.
Vào đầu năm 2013, Mỹ truy tố họ về tội trốn thuế lên tới 180 triệu Mỹ kim. Năm người nhận tội, trong đó

có một giám đốc điều hành của Honey Holding.
Riêng Groeb Farms, có trụ sở ở Onsted, Mich., cho biết đã sa thải hai giám đốc điều hành về tội làm giả

tài liệu và man khai với chủ tịch đoàn của công ty ngay cả lúc công ty mở cuộc nội kiểm vì nghi ngờ có

loại mật bị nhập một cách phi pháp vào kho. Groeb Farms cũng đồng ý trả tiền phạt 2 triệu Mỹ kim.
Còn Honey Holding nay đổi tên là Honey Solutions đóng tiền phạt 1 triệu dollars và tiếp tục kinh doanh.
Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.