logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/11/2013 lúc 07:15:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bởi ERICA CHENOWETH | Foreign Policy/Ngọc Hoà (The Pacific Chronicle) dịch - Trong vài năm qua,

chúng ta ngày càng quen với các hình tượng biểu tình. Trong cao trào của Mùa Xuân Ả Rập, hình ảnh

người biểu tình đường phố trẻ tuổi giận dữ đang la hét bằng khẩu hiệu, bằng bảng hiệu, và đối đầu với

lực lượng an ninh đã trở thành gần như phổ biến. Nhưng chúng ta cũng như thường xuyên nhìn thấy các

chiến dịch biểu tình công khai bị lúng túng hoặc bị đảo ngược: chỉ cần nhìn vào Ai Cập và Libya là thấy

những trường hợp nổi bật nhất. Các cuộc biểu tình đường phố ở Sudan nổi lên gần đây một lần nữa

khiến chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Làm cách nào để cuộc biểu tình công khai làm suy

yếu chính phủ độc tài ? Các cuộc biểu tình có thực sự là chìa khóa để lật đổ kẻ độc tài ?
Nghiên cứu cho thấy trên thực tế, những cuộc biểu tình chỉ là một trong nhiều công cụ mà phong trào

phản kháng dân sự có thể sử dụng để tác động thay đổi. Những phong trào thành công là những phong

trào đã sử dụng một loạt các phương pháp để gây sức ép lên nhà nước trong khi vẫn giúp các nhà hoạt

động của họ được an toàn. Chiến thuật biểu tình mà chúng ta thấy chỉ là một trong hàng trăm chiến thuật

sẵn có cho những người dân tìm kiếm sự thay đổi – và chiến dịch thành công tạo ra sự thay đổi phải sử

dụng nhiều hơn là chỉ một chiến thuật duy nhất.


Maria Stephan và tôi tiến hành nghiên cứu về một câu hỏi có liên quan nhưng bao hàm rộng hơn: “Khi

nào sự phản kháng dân sự có hiệu quả?” Các kết quả từ chương trình nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy rằng các chiến dịch đối kháng thành công khi chúng xử lý được ba vấn đề quan trọng:


(1) thu hút được sự tham gia rộng rãi và đa dạng,
(2) phát triển một chiến lược cho phép họ kéo dãn cuộc đàn áp, và
(3) khuyến khích hành vi đào tẩu, từ bỏ lòng trung thành, hoặc bất tuân lệnh trong giới ưu tú của chế độ

và/hoặc lực lượng an ninh.


Thu hút sự tham gia có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong số những nhiệm vụ đó, vì khả năng khuyến

khích đào tẩu và kéo dãn tình hình thường phụ thuộc vào việc vận động được sự ủng hộ lớn trên diện

rộng. Yếu tố quan trọng bậc nhất cho một chiến dịch thành công là tỷ lệ tham gia của nó. Theo tập hợp

dữ liệu của NAVCO, trong đó xác định kết quả của hơn 300 chiến dịch có tính bất bạo động hoặc bạo

động trên toàn thế giới từ 1900 đến 2006, không một trường hợp nào bị thất bại sau khi đạt được tỷ lệ

tham gia tích cực và bền vững chỉ của 3,5 phần trăm dân số – có một số trong số các chiến dịch đó đã

thành công với ít tỷ lệ còn ít hơn. Tất nhiên, 3,5 phần trăm là không phải là điều đáng xem thường. Ở

Hoa Kỳ ngày nay, nó tạo thành con số hơn 11 triệu người. Nhưng làm thế nào để các phong trào có thể

trở nên lớn như vậy lúc ban đầu, đặc biệt là tại những quốc gia mà sự tham gia công khai vào một phong

trào quần chúng lại rất nguy hiểm?


Một cách để các nhà tổ chức có thể phát triển phong trào của họ là bao gồm các chiến thuật an toàn

hơn và do đó thu hút sự tham gia của những người sợ rủi ro. Ví dụ, thay vì chỉ dựa vào các cuộc biểu

tình hoặc phản đối, nhiều phong trào có thể cho phép mọi người tham gia vào “các cuộc đình công

bằng điện”, trong đó mọi người tắt điện vào thời điểm phối hợp trong ngày, hoặc bằng cách đập vào nồi

và chảo lúc nửa đêm để báo hiệu sức mạnh về số lượng. Tham gia vào các loại hành động như vậy có

thể thu hút nhiều người còn lưỡng lự, đồng thời cũng cho phép họ cơ hội để phát triển ý thức đồng nhất

với phong trào và mục tiêu của nó. Ví dụ, ở Chile dưới thời Pinochet, các cuộc biểu tình trực diện chống

lại nhà độc tài là quá nguy hiểm. Trong một trường hợp, Pinochet cảm thấy rất bị đe dọa bởi những ẩn ý

trong một số bài hát nổi tiếng mà ông ta cấm cho hát công khai, nó không mất nhiều công sức. Nhưng

khi người ta bắt đầu đập vào nồi và chảo, nó cho phép họ thể hiện sự thách thức của họ một cách nặc

danh và an toàn trong nhà riêng của họ. Khi những tiếng kêu vang đòi thay đổi bằng kim loại trở nên

ngày một lớn hơn, các nhà tổ chức chống lại Pinochet và những kẻ ủng hộ họ trở nên bạo dạn hơn để

thúc hành động gây rối và công khai hơn.


Một phong trào tương tự đang được tiến hành ở Ai Cập ngày hôm nay, nơi mà phong trào “Masmou” đã

khiến hàng ngàn người đập vào chậu và chảo trong nhà của họ vào lúc 9 giờ mỗi đêm để báo hiệu rằng

có những lựa chọn hữu hiệu khác đối với cả chính phủ al-Sisi và Nhóm Anh em Hồi giáo. Trong môi

trường đàn áp cao độ, quả thực là vẫn có an toàn cho số đông. Những hành động như thế có thể báo

hiệu rằng không ai bị cô lập, trong khi gây khó khăn cho chính phủ trong việc đàn áp những người tham

gia.


Một khi mọi người bắt đầu được động viên, sự tác động đến chính trị nội bộ của một chế độ độc tài có

thể là rất lớn. Như ông Gene Sharp lập luận một cách đúng đắn, không có chế độ nào là một nguyên

khối. Tất cả các nhà lãnh đạo đều 100 phần trăm phụ thuộc vào sự hợp tác, sự tuân lời và giúp đỡ của

những kẻ tạo thành trụ cột hỗ trợ cho chế độ: lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông nhà

nước, giới kinh doanh hay ngành giáo dục, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan chức dân sự. Khi

những người đó bắt đầu đánh giá lại vai trò của chính quyền đối với lợi ích lâu dài của họ, họ có thể thực

sự bị lôi kéo để từ bỏ hỗ trợ kẻ lãnh đạo. Điều này rất có khả năng xảy ra khi càng có nhiều người được

huy động để chống lại đối thủ của phong trào.


Tại sao vậy? Bởi vì không một ai trung thành với chế độ ở bất cứ nước nào sống hoàn toàn cô lập với

dân chúng của chính họ. Họ có bạn bè, họ có gia đình, và có mối quan hệ hiện tại sẽ còn tồn tại với họ

trong thời gian dài, bất kể là nhà lãnh đạo còn tồn tại hay đã ra đi. Như nhà phê bình văn học Robert

Inchausti được cho là đã nói rằng, “Bất bạo động là một sự đánh cược — không phải vì sự tốt lành của

nhân loại mà là vì độ phức tạp vô hạn của nó”. Lấy một ví dụ từ cái gọi là “Cuộc cách mạng máy ủi”, một

cuộc cách mạng của người Serbia chống lại Slobodan Milosevic để lật đổ ông ta vào tháng 10 năm

2000. Trong trường hợp này, một khi đã trở nên hiển nhiên rằng hàng trăm ngàn người Serbia đã đổ về

Belgrade để yêu cầu Milosevic từ bỏ chức vụ, cảnh sát phớt lờ lệnh bắn vào người biểu tình. Khi được

hỏi lý do tại sao đã làm như vậy, một trong số những người đó nói: “Tôi biết những đứa con của tôi

đang ở trong đám đông.”


Vị cảnh sát này không phải là duy nhất ở Serbia hoặc ở nơi khác. Chúng tôi thấy rằng nhìn chung, lực

lượng an ninh có xu hướng đào tẩu thường xuyên hơn khi họ phải đối mặt với chiến dịch bất bạo động

(so với cuộc nổi dậy vũ trang), đặc biệt là khi con số tham gia gia tăng. Sau khi lưu ý đến các yếu tố

khác, khoảng hơn 60 phần trăm khả năng lực lượng an ninh đào thoát khi đối đầu với các chiến dịch bất

bạo động lớn nhất, và hơn 30 phần trăm có khả năng đào thoát trước các chiến dịch bất bạo động vừa

phải. Vụ đào tẩu của lực lượng an ninh xảy ra trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang Iran trong cuộc

kháng chiến chống Shah, trong lực lượng vũ trang Philippines trong cuộc nổi dậy chống Marcos, và

trong quân đội Israel trong cuộc nổi dậy lần đầu tiên của người Palestine, chỉ để nêu ra vài ví dụ. Những

sự thay đổi lòng trung thành đó có thể là rất quan trọng đối với kết quả của các chiến dịch: Chúng làm

tăng cơ hội thành công của chiến dịch lên hơn 60 phần trăm.


Tất nhiên, các cuộc biểu tình – và những phong trào quần chúng nói chung – có xu hướng thường

xuyên bị thất bại cũng như các cuộc biểu tình thành công. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào những thất bại

hoàn toàn – như Thiên An Môn, cuộc nổi dậy Hungary năm 1956, hay Cách mạng Vàng Nghệ tại Miến

Điện năm 2007 – sẽ thấy rõ rệt một vài nét chính. Các chiến dịch thất bại không bao giờ lan rộng để bao

gồm tỷ lệ lớn dân chúng, hoặc bị thất bại vì không thể thay đổi giữa chiến thuật rủi ro rất cao và những

chiến thuật an toàn hơn. Nhưng họ cũng thất bại trong việc thiết lập một chiến lược dài hạn để thực hiện

các chiến dịch bền vững có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trước sự đàn áp tàn bạo của nhà nước. Thời

gian tồn tại trung bình của một chiến dịch bất bạo động là từ hai năm rưỡi đến ba năm, nhưng rất ít

chiến dịch trong số này đã có một chiến lược dài hạn, ngoài những hy vọng đầy mơ tưởng rằng những

chiến thắng về chiến thuật có thể làm cho chế độ phải đáp ứng yêu cầu của họ.


Các chiến dịch phản kháng dân sự đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, từ Bahrain đến

Maldives, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria. Trong tất cả các trường hợp này, các nhà vận động phong trào cần

phải phân tích một cách cẩn thận những ảnh hưởng chính trị mà các chiến thuật như vụ biểu tình gây ra.

Nếu các chiến thuật này không làm tăng thiện cảm đối với chiến dịch trong và ngoài nước, không làm đa

dạng hóa các cơ sở của người tham gia, và không khuyến khích sự đào thoát trong giới ưu tú của chế

độ, thì chúng sẽ không giúp mang lại cơ hội thành công cho phong trào. Nhưng thay vì từ bỏ đấu tranh

vì các cuộc biểu tình không hiệu quả, sẽ tốt hơn nếu các nhà lãnh đạo phong trào đánh giá cao nhiều

phương pháp phản kháng bất bạo động và bất hợp tác khác để có thể chống chọi với đối thủ của họ.

Các chiến dịch cuối cùng sẽ thành công là những chiến dịch hoàn toàn áp dụng lời cảnh báo của Tôn

Tử rằng “chiến thuật mà không có chiến lược là tiếng huyên náo om sòm trước khi thất bại.”


  • Erica Chenoweth là Phó giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel của Đại học Denver và

    nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo. Bài viết này được chuyển thể từ các

    cuộc nói chuyện tại TEDxBoulder và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2013 của những người đoạt giải

    Nobel Hòa bình ở Warszawa.


    Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Erica Chenoweth, The Dissident’s Toolkit, Foreign Policy, ngày 25 Tháng

    Mười 2013.
    Ngọc Hoà (The Pacific Chronicle) dịch
    Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
    http://www.thepach.com/v...uoi-bat-dong-chinh-kien/
  • Ai đang xem chủ đề này?
    Guest
    Di chuyển  
    Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
    Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
    Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

    Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
    Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.