logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2014 lúc 07:44:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VRNs (24.01.2014) – Texas, USA – Trong chương trình “Việt Nam Hôm Nay”, chúng tôi rất hân hạnh mời được kỹ sư Đỗ Nam Hải tham gia cuộc hội thoại trên kênh truyền hình Đài VAN tivi 55.2 – tháng 1/2014.

UserPostedImage
(bút hiệu Phương Nam) là một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, thuộc Ban điều hành Khối 8406, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Trước khi đi vào câu chuyện hôm nay, xin kỹ sư Đỗ Nam Hải ngỏ lời với Quý Khán Thính Giả của Đài VAN tivi 55.2.

- Vâng, xin kính chào Quý thính giả của Đài VAN tivi 55.2. Tôi là Đỗ Nam Hải đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn-Việt Nam.

Phóng viên: Thưa kỹ sư Đỗ Nam Hải, hiện nay tình trạng công an CSVN tra tấn người dân xảy ra như thế nào? Hiến pháp và luật pháp Việt Nam có cho phép không?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Tất nhiên là Hiến pháp và luật pháp của nước Việt Nam DCCH trước kia cũng như của CHXHCNVN hiện nay đều không cho phép lực lượng công an được đánh đập tra tấn người dân, kể cả họ có là tội phạm đã được tòa án tuyên án. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã ký tham gia từ năm 1982 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc, được công bố vào ngày 16.12.1966. Trong đó, tại Điều 7 quy định: Không ai có thể bị tra tấn, bị chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện hành cũng có những điều khoản quy định rõ:

+ Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

+ Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

+ Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

+ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Không ai có thể bị tra tấn, phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người.

+ v.v…

Thế nhưng, nếu nhìn vào thực tế thì chúng ta sẽ thấy là sự vi phạm những điều luật trên của lực lượng công an Việt Nam đối với người dân Việt Nam đã diễn ra thường xuyên, phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Nó diễn ra không chỉ trong các nhà tù từ Bắc chí Nam mà còn ở ngoài đường phố, trong các thôn xóm bản làng, trong các đồn công an và trong cả nhà dân. Chẳng những đối với những người bị kết án và cả những người không bị kết án.

Những người lãnh đạo cộng sản qua tất cả các thế hệ, tuy có khác nhau ở điểm này, điểm nọ nhưng đều hiểu rất rõ rằng: công an Việt Nam là lực lượng đã và đang góp phần to lớn để bảo vệ cái chế độ độc tài, độc đảng mà họ đang nắm quyền cai trị. Vì vậy, dẫu biết rằng lực lượng ấy thường xuyên làm trái pháp luật nhưng vì muốn cho chế độ kéo dài, họ vẫn phải luôn cưng chiều về mọi mặt lực lượng kiêu binh này. Giả sử bây giờ cả hai bên mà buông nhau ra thì chắc chắn là cái chế độ này lập tức sẽ giãy đành đạch ngay. Chính vì hiểu rõ như vậy nên họ đã tìm mọi cách “liên hiệp lại” để cùng sống ký sinh vào lòng dân tộc!

Những ví dụ để chứng minh cho nhận định trên thì có rất nhiều; nó xuất hiện cả trên các báo, đài “lề Đảng” và “lề dân” nhưng để khỏi mất thời gian, tôi xin phép không liệt kê ra đây.

Càng ngày số người tham gia đấu tranh càng đông lên, nhất là có sự tham gia của giới trẻ và của những cựu cán bộ cộng sản là những đảng viên cộng sản đã từ bỏ đảng. Và cuộc đấu tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Trước cuộc đấu tranh ngày càng mạnh và càng đông người tham dự thì CSVN cũng phản ứng lại bằng cách gia tăng số lượng công an lên gấp nhiều lần, đồng thời cho phép công an gia tăng sự tàn bạo của họ lên đối với người dân nói chung, và đặc biệt đối với những người đấu tranh nói riêng. Để gia tăng số lượng công an lên, thì họ thu nhận cả thành phần xã hội đen vốn nổi tiếng về sự phi nhân và tàn bạo. Vì thế khoảng 5,6 năm nay, chúng ta thấy số những trường hợp công an đánh chết người trong khi hỏi cung ngày càng gia tăng.

Điều đó cho chúng ta thấy công an đã sử dụng cực hình hay tra tấn trong lúc hỏi cung. Và khi có người bị tra tấn chết thì công an phao tin rằng nạn nhân đã tự tử, đồng thời không cho phép giám định y khoa nạn nhân. Có những trường hợp không cho phép người nhà của nạn nhân được tiếp xúc nhiều với nạn nhân đã chết, và bắt ép gia đình nạn nhân phải an táng nạn nhân sớm. Tôi nghĩ tất cả những cách hànnh xử tàn bạo ấy của công an đều có sự cho phép của cấp trên. Nếu không thì công an đã không dám lộng hành như vậy đối với người dân.



Phóng viên: Ngày 7/11/2013, tại Trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ đã thay mặt Chính phủ nước CHXHCNVN ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Anh nghĩ sao về việc ký kết này? Họ có tuân giữ điều họ ký kết không? Nếu không thì họ ký kết để làm gì? Và thái độ của quốc tế trong quá khứ trước sự việc họ ký những văn bản quốc tế mà không chịu giữ ra sao?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Nếu ai chỉ nhìn vào hành động ký kết trên thì sẽ dễ lầm tưởng là họ (NCQ CSVN) đã ký với quốc tế, nhất là với Cơ quan LHQ như thế thì dù muốn hay không, họ cũng sẽ phải tôn trọng. Thế nhưng, nếu nhìn sâu rộng hơn, chúng ta sẽ thấy là hiện nay NCQ CSVN đang muốn:

+ Gia nhập TPP: Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương.

+ Đi dây chính trị: lợi dụng Mỹ làm đối trọng với những tham vọng xấu xa của Trung Quốc, rồi lại lợi dụng Trung Quốc để “bảo kê” cho chế độ của họ.

+ Ve vuốt, phủ dụ, lừa phỉnh nhân dân Việt Nam và thế giới.

+ v.v…

và đó chính là những động cơ để họ làm điều này. Nhìn vào quá khứ, ta thấy rất rõ và sau đây là một số ví dụ chứng minh:

+ Năm 2006, vì muốn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên NCQ CSVN tạm thời tỏ ra nới lỏng một số quyền của người dân. Ý đồ của họ là để giữ một bộ mặt bớt lem luốc nhằm giảm sức ép của thế giới về các vấn đề dân chủ nhân quyền, nhất là của chính phủ Mỹ. Thế nhưng, chỉ ngay sau khi họ đạt được mục đích trên thì hàng loạt những vụ bắt bớ, giam giữ, bao vây, ngăn chặn, hành hung,… những người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam đã liên tục diễn ra và chiếc mặt nạ đạo đức của NCQ CSVN mau chóng rơi xuống. Luận điệu của họ là: Ở Việt Nam không có những người bị đàn áp, bắt bớ vì đấu tranh cho tự do, dân chủ mà chỉ có những người vi phạm Hiến pháp và luật pháp Việt Nam. Bất chấp sự khinh bỉ của nhân dân, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng thế giới tiến bộ thì cái luận điệu trơ trẽn ấy cứ luôn được họ lặp đi, lặp lại.

+ Xa hơn nữa, nếu nhìn vào việc họ thi hành hai Hiệp định Genève, tháng 7/1954 và Paris, tháng 1/1973 về lập lại hòa bình ở Việt Nam thì chúng ta thấy tình hình cũng là tương tự như vậy. Luận điệu của họ là: Mỹ và các đồng minh của Mỹ đã trắng trợn vi phạm hai Hiệp định trên. Không còn con đường nào khác, nhân dân Việt Nam buộc phải đứng lên dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Thế nhưng thử hỏi: nhân dân Việt Nam, Quốc hội Việt Nam có bao giờ được họ hỏi ý kiến về vấn đề nên tiến hành chiến tranh hay nên thi đua xây dựng trong hòa bình ở mỗi miền hay không? Câu trả lời là: không!

Thực tế là: tất cả đều đã được quyết định bởi một số ít người trong Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam trước kia (Đại hội 4 năm 1976 đổi tên thành Đảng cộng sản Việt Nam). Dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, họ đã bắt nhân dân cứ thế mà lao đầu vào. Nguy cơ ấy là vẫn còn nguyên, xuất phát từ chế độ độc đảng toàn trị. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để toàn thể dân tộc Việt Nam hôm nay vùng lên đấu tranh, quyết thủ tiêu cho được triệt để cái nguyên nhân gốc ấy.

Nhìn lại lịch sử, căn cứ vào tình hình quốc tế và khu vực, chúng ta có thể khẳng định rằng: cuộc chiến tranh ấy là hoàn toàn có thể tránh được, nếu như ông Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản của ông biết đặt quyền lợi của đất nước và dân tộc lên trên quyền lợi hẹp hòi, ích kỷ của họ. Thế nhưng, thực tế là họ đã làm ngược lại và đó chính là tội lỗi tày đình mà họ đã gây ra cho đất nước và dân tộc.

Cũng xin nói thêm: sau Chiến tranh thế giới thứ 2, mục đích can thiệp của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ vào Việt Nam và một số điểm nóng khác trên thế giới là muốn ngăn chặn làn sóng cộng sản đang lây lan rộng. Sự can thiệp ấy là khác hẳn về chất, so với những cuộc chiến tranh nhằm mục đích xâm lược thuộc địa và phân chia lại thị trường mà các nước thực dân, phát xít đã tiến hành trước đó.

Để nhìn nhận và đánh giá những vấn đề của lịch sử như thế này, theo tôi không thể tin vào những “nhà sử học” đang ăn lương của NCQ CSVN. Những người đang đấu tranh dân chủ phải nhận trách nhiệm nói rõ cho nhân dân biết những điều này. Nếu như trong nhân dân vẫn còn nhiều người nhận thức sai lệch rằng: nhờ “ơn Bác, ơn Đảng” đã tổ chức và lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, để ngày nay “dân tộc ta cập bến vinh quang” thì cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam sẽ còn phải cộng thêm rất nhiều khó khăn.

Bản chất của cộng sản là lường gạt và tráo trở. Họ có thể vừa hứa xong là thất hứa ngay, vừa ký kết xong là có thể vi phạm điều ký kết ngay. Cụ thể nhất là dịp Tết Mậu Thân 1968, họ vừa ký kết đình chiến để mọi người dân hai miền Bắc, Nam được hưởng một cái tết an bình, vui tươi, thì họ tổng tấn công miền Nam ngay từ ngày giáp tết, không để cho người dân ăn tết yên lành một ngày nào cả. Hay như Hiệp định Paris vừa ký kết xong là họ phản bội ngay. Còn bao nhiêu thí dụ khác nữa kể không hết. Vì thế chắc chắn việc họ ký kết với Liên Hiệp Quốc về việc chống tra tấn và chống trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá của người dân, chúng ta có thể chắc chắn hầu như 100% là họ sẽ phản bội ngay. Chẳng có thể tin họ được một điều gì!

Quốc tế đã bị cộng sản lừa không biết bao nhiêu lần. Họ cũng đã từng rút kinh nghiệm. Nhưng dường như họ cũng quên đi mau chóng những kinh nghiệm chua chát ấy. Một phần vì những người trong chính giới phương Tây rất ít người là nạn nhân của cộng sản, nên họ không thể tưởng tượng nổi lương tâm con người lại có thể đi đến chỗ cho người ta lường gạt nhau một cách tàn ác và trắng trợn như người cộng sản. Chỉ những người đã từng sống với cộng sản và đã từng là nạn nhân của cộng sản mới có thể hiểu nổi sự gian trá và tàn ác đến tột cùng của cộng sản.



Phóng viên: Đầu năm 2014, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng có bài viết: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”, trong đó có đoạn: “Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân… Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ”.

Việc “đổi mới thể chế” mà ông ta đề cập ở đây là nói đùa cho vui, để mị dân, hay ông ta đã manh nha tư tưởng muốn đổi mới thật sự?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Những người lãnh đạo cộng sản nắm quyền, chẳng những ở Việt Nam mà ở bất cứ nước nào trong Hệ thống XHCN trước kia đều rất hay nói về dân chủ. Họ thường nói “Nền dân chủ XHCN là gấp triệu lần nền dân chủ tư sản” cơ mà. Vì vậy, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói như vậy. Nhưng nói là một chuyện, còn làm lại là chuyện hoàn toàn khác. Nếu thực lòng muốn xây dựng nền dân chủ mới, trước hết ông Dũng với cương vị Thủ tướng cần làm ngay những việc trong quyền hạn của ông sau đây:

+ Bãi bỏ luật cấm báo chí tự do hoạt động. (Việt Nam hiện nay bị xếp thứ 172/198 nước về quyền tự do báo chí). Thả ngay lập tức và không điều kiện các tù chính trị đang bị giam giữ.

+ Tổ chức một diễn đàn dân sự để đối thoại với nhân dân về 3 vấn đề quan trọng:

- Học thuyết Mác-Lê nin.

- Sở hữu nhà nước, nhất là sở hữu đất đai.

- Chế độ chính trị độc đảng ở Việt Nam hiện nay.

Những vấn đề này, trong năm 2013 vừa qua nhân dân và giới văn sỹ, trí thức Việt Nam đã góp ý rất đầy đủ và xác đáng nhưng tất cả đều đã bị NCQ CSVN phớt lờ. Trong bản Hiến pháp mới của họ, chúng vẫn cứ được quy định như đinh đóng cột vậy.

Phóng viên: Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu từng nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Tốt nhất, những lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng như những người cộng sản khác, chúng ta nghe xong thì hãy bỏ ngoài tai và hãy chắc chắn rằng không có sự thật ở trong những lời nói đó. Chắc hẳn mọi người đều nhớ chính ông Thủ tướng này đã từng tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng ông quyết tâm diệt trừ tham nhũng, nếu không diệt được thì ông sẽ từ chức. Nhưng sau lời tuyên bố ấy thì tham nhũng ngày càng leo thang, mà ông ta thì chẳng những không từ chức mà còn quyết bám cho bằng được cái ghế Thủ tướng của ông.

Khi nghe ông tuyên bố về việc “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân” thì nhiều người đã hy vọng rằng năm nay có thể sẽ có một sự gì đổi mới về thể chế. Nhưng tôi tin rằng những người ấy cũng sẽ thất vọng y hệt những người đã từng hy vọng tham nhũng sẽ giảm bớt sau khi ông tuyên bố sẽ từ chức, nếu không diệt được tham nhũng.



Phóng viên: Trả lời phỏng vấn BBC ngày 2/1/2014, Giáo sư Tương Lai nói ông “mừng” và “thú vị” trước thông điệp của Thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng “tiến bộ”. Ông nói: “Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân”. Kỹ sư nghĩ sao về lời phát biểu của Giáo sư Tương Lai?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Cái sự “mừng” của ông Tương Lai theo tôi cũng tương tự như cái sự “mừng” của một số người Việt Nam vào đầu năm 2013, khi NCQ CSVN phát động chiến dịch toàn dân “Góp ý cho bản Hiến pháp sửa đổi 1992” vậy. Lúc đó nhiều người cũng đã từng háo hức, ngỡ rằng NCQ CSVN lần này đã muốn cầu thị, đã muốn có một bản Hiến pháp thực sự dân chủ. Thế nhưng, thực tế là NCQ đã cho nhân dân một trận đại tẽn tò! Có thể nói tóm tắt như sau: Hiến pháp mới được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua vào tháng 11/2013 vừa qua coi vậy mà không phải vậy. Ở đó, nó nói nhiều đến quyền con người nên dễ làm cho người ta lầm tưởng rằng nó vì con người; nó là của dân, do dân và vì dân. Thực chất, nó chỉ là của Đảng, do Đảng và vì một thiểu số nắm đặc quyền, đặc lợi trong ĐCSVN hiện nay mà thôi!

Nếu Giáo sư Tương Lai nói ông “mừng” và “thú vị” trước thông điệp của Thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng “tiến bộ”, thì tôi nghĩ rằng ông lầm hoặc ông quá ngây thơ khi ông nghe nói thế. Rất có thể là ông cũng bị Thủ tướng của ông lừa thêm một lần nữa.

Tuy nhiên, ông Giáo sư Tương Lai nói rất đúng trong câu: “Lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân”. Điều đó có nghĩa là các vị lãnh đạo có trọng trách rất hiếm khi nói được một sự thật lớn lao, nghĩa là các vị toàn nói láo, và cũng rất hiếm khi nói lên được một khát vọng của nhân dân, nghĩa là họ toàn nói những chuyện gì đâu chẳng liên quan gì đến những khát vọng của nhân dân cả.



Phóng viên: Ngày 17/12/2013 vừa qua, Thủ tướng CSVN vừa ký Nghị định 208 cho phép công an “được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.

Theo Anh, Nghị định này phải chăng là một chỉ dấu báo hiệu những cuộc đàn áp đẫm máu sẽ xảy ra trong năm 2014 này đối với các nhà đấu tranh dân chủ, dân oan và những người biểu tình chống Trung cộng? Nhà nước có thể cho công an được phép lạm dụng Nghị định này để đàn áp, để dẹp tan những mầm mống chống đối?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Đây là một bước đi mới cực kỳ nguy hiểm của NCQ CSVN đối với nhân dân Việt Nam. Trước đây, khi chưa có Nghị định này thì công an Việt Nam cũng đã rất lộng quyền rồi. Họ đã từng đánh chết người ở trong các nhà tù, ở các đồn công an và ở ngoài đường rồi sau đó, chính họ lại là lực lượng được độc quyền điều tra những cái chết kia, với đầy rẫy sự giả trá. Nay họ lại được phép nổ súng nữa thì sự lạm dụng bạo lực và sự giả trá kia sẽ tăng lên gấp hàng trăm, hàng ngàn lần.

Phóng viên: Tôi nghĩ rằng rất nhiều Nghị định hay điều luật được Quốc hội hay Nhà nước đưa ra chỉ nhằm mục đích hợp pháp hóa những hành vi vi phạm Hiến pháp hay những điều đã có sẵn trong luật pháp của chính chế độ này. Chẳng hạn Nghị định số 38/2005 cấm tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ cho mọi người như: vỉa hè, lòng đường, quảng trường, v.v… là để biến những cuộc biểu tình của dân chúng trở thành bất hợp pháp và việc đàn áp biểu tình của công an trở thành hợp pháp.

Cũng tương tự như thế, Nghị định 208/2013 nhằm hợp pháp hóa việc công an bắn chết người dân khi họ chống lại sự đàn áp của công an, hầu tạo điều kiện thuận lợi cho công an dẹp tan những mầm mống chống đối chế độ. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2 năm 2014 này. Từ đó, chúng ta có thể nghĩ rằng sẽ có những cuộc đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình của dân oan hay của những người yêu nước chống Trung cộng xâm lược, v.v…



Phóng viên: Về hiệu quả của việc công an đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ một cách ngày càng tàn ác dã man, chẳng hạn như trường hợp Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn vừa qua khi ông ra Hà Nội thăm anh Phạm Văn Trội. Theo Kỹ sư, sự tàn ác như thế có làm cho các nhà đấu tranh dân chủ phải sờn lòng mà giảm đi mức độ can đảm hay là có tác dụng ngược lại?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Chúng ta một lần nữa lên án mạnh mẽ trước công luận sự dã man, mù quáng của lực lượng công an, khi họ hành hung anh Huỳnh Ngọc Tuấn. Chúc anh mau chóng phục hồi sức khỏe và tiếp tục con đường đấu tranh chính nghĩa của mình. Sau đó, họ lại tiếp tục đàn áp anh Nguyễn Kim, anh Nguyễn Quang A và những người cùng đi, khi họ đến thăm sức khỏe anh Phạm Văn Trội, một tù nhân chính trị. Rồi ngày 19/1/2014 vừa qua, tại vườn hoa Lý Thái Tổ – Hà Nội, công an lại đàn áp nhân dân, khi họ đến đó làm lễ tưởng niệm và ghi ơn 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc, tại quần đảo Hoàng Sa, cách đây tròn 40 năm (19/1/1974-19/1/2014).

Đó không phải là những lần đầu tiên NCQ CSVN ra lệnh cho công an đàn áp những người yêu nước mà đã là hàng ngàn, hàng vạn lần trước đó. Thế nhưng, những người con ưu tú của dân tộc vẫn không nản chí, không sờn lòng, không sợ hãi. Họ đã và vẫn đang dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại sự bạo tàn đó. Họ là những tấm gương sáng để mọi người dân Việt Nam noi theo và lực lượng ấy đang ngày càng lớn mạnh. Tôi tin tưởng rằng: một khi mà cả dân tộc Việt Nam cùng quyết vùng lên thì nhất định cái chế độ phản dân, hại nước này nhất định sẽ phải gục xuống!

“Ở đâu có đàn áp thì ở đó có đấu tranh”. Càng đàn áp nhiều thì sự căm phẫn càng lớn. Sự căm phẫn đó khi bị khủng bố sẽ được tích tụ và âm thầm nung nấu để khi có điều kiện thì sẽ bùng lên. Khi chế độ suy yếu không còn sức mạnh để đàn áp được nữa thì người dân sẽ nổi dậy một cách hết sức mạnh mẽ với tất cả lòng căm thù. Lúc đó những kẻ tàn bạo sẽ phải đền tội một cách xứng đáng.



Phóng viên: Ở hải ngoại có nhiều người rất nghi ngờ về những người đã từng phục vụ cho chế độ cộng sản nhưng nay lại công khai tuyên bố bỏ đảng, hoặc đứng về phe đấu tranh dân chủ. Kỹ sư nghĩ sao về sự nghi ngờ này? Nghi ngờ như thế có phải là khôn ngoan không?

Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Đúng là có một thực tế đó, khi có những người nghi ngờ như vậy và theo tôi, điều này cũng là tự nhiên. Nhưng nhìn vào dòng chảy của cuộc sống, tôi rất lạc quan. Bởi vì, nếu chỉ là 10 năm trước thôi thì sẽ ít ai nghĩ rằng có hàng trăm người đã từng phục vụ cho chế độ cộng sản, có người từng là cựu chiến binh của QĐNDVN đã đến vườn hoa Lý Thái Tổ – Hà Nội để công khai tưởng nhớ và ghi ơn những người con của dân tộc đã anh dũng hy sinh tại quần đảo Hoàng Sa, vào tháng 1 năm 1974. Mặc dù, trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc (1954 – 1975) họ ở hai bên chiến tuyến, từng đánh nhau một mất, một còn.

Hôm nay, trong nội bộ nhân dân với nhau thì tình tự dân tộc theo thời gian đã chiến thắng tất cả. Nó vượt qua được mọi hố sâu ngăn cách trong quá khứ để mọi người cùng xích lại gần nhau và kết hợp với nhau. Theo tôi, đại bộ phận dân tộc, dù trong chiến tranh có người ở phía bên này hay phía bên kia thì hôm nay, họ hiểu rằng họ là cùng một cội sinh ra, là đồng bào của nhau và tất cả họ đều cùng thuộc giai cấp bị trị thấp cổ, bé họng. Còn giai cấp thống trị họ hiện nay chính là những kẻ nắm quyền lực và tiền bạc trong ĐCSVN. Hơn ai hết, những kẻ này rất sợ sức mạnh đoàn kết của giai cấp bị trị.

Hiện nay, các đảng viên cộng sản ngày càng giác ngộ được bản chất xấu của chế độ, nên làn sóng bỏ đảng ngày càng lan rộng. Không những họ từ bỏ đảng mà nhiều người còn đứng về phe đấu tranh dân chủ để chống lại Đảng mà họ đã phục vụ trước kia. Điều này làm chế độ độc tài rất lo sợ. Thiết tưởng chúng ta cần mở rộng vòng tay để đón nhận những người từ bỏ đảng và ủng hộ họ để khuyến khích việc từ bỏ đảng ngày càng lan rộng thêm. Việc tỏ ra nghi ngờ họ, nhất là đả kích họ là điều mà chế độ cộng sản rất mong muốn. Họ rất muốn nhờ bàn tay của người Việt tị nạn để ngăn chặn làn sóng từ bỏ đảng bằng việc nghi ngờ và đả kích họ. Chúng ta cần làm hết sức mình để chống lại ý đồ xấu xa đó của NCQ CSVN.

Vì vậy theo tôi, phương châm đơn giản nhưng dứt khoát của chúng ta là: Hãy làm tất cả những gì mà giai cấp thống trị hiện nay ở Việt Nam đang run sợ!

Nguồn: Đài VAN tivi 55.2 – tháng 1/2014
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.209 giây.