logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/08/2012 lúc 04:59:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giữa bối cảnh mối quan hệ tăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, một vụ tự thiêu ở miền nam xứ này đã trở thành điển hình cho tình trạng nhân quyền tồi tệ thêm nữa tại Việt Nam, song song với những cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.
UserPostedImage
giáo sư Alan Weiner
“Hành động tuyệt vọng"
Ngày 30 tháng 7 bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu bên ngoài trụ sở Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu ở miền Nam Việt Nam. Bà đã thiệt mạng trên đường đưa tới nhà thương.

Bà Liêng, 64 tuổi, hành động để phản đối việc giam giữ người con gái của bà, Tạ Phong Tần. Cô bị bắt giam từ ngày 30 tháng 9 năm ngoái, và theo lịch trình sẽ ra toà ngày 7 tháng 8 vừa qua, nhưng vụ xử đã đình hoãn vô thời hạn sau khi người mẹ tự thiêu.

Tạ Phong Tần cũng như Phan Thanh Hải cùng Nguyễn Văn Hải, được biết nhiều hơn với bút hiệu “Điếu Cày”, là thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, và là tổ chức không được phép của chính quyền. Không được cho phép tổ chức đồng nghĩa với tính cách bất hợp pháp, theo luật của Việt Nam.

Ba blogger này, theo lịch trình, sẽ bị xử theo điều 88 bộ luật hình sự, liên quan đến tội tuyên truyền chống Nhà nước. Án nặng nhất là 20 năm từ giam, mặc dù hầu hết các blogger nhận bản án nhẹ hơn thế.

Đây là đợt gần nhất của một loạt những sự bắt bớ giam cầm các blogger và những người bất đồng chính kiến khác. Tổ chức Theo dõi nhân quyền cho biết năm nay đã có 10 người bị kết án.

Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Quốc đều bày tỏ mối quan ngại . Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger nói trên. Tổ chức “Nhà báo không biên giới” gọi việc làm của bà Liêng là một “hành động tuyệt vọng”

Hoa Kỳ can dự
Năm nay cũng như năm ngoái, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam được nói đến khá nhiều. Nhìn chung những vụ thu hút sự chú ý nhiều nhất là việc những người bất đồng chính kiến bày tỏ ý kiến về ch. Đôi khi những vụ đàn áp vì tín ngưỡng hay sắc tộc cũng chiếm hàng đầu tin tức.

Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập tới vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 7. Bà nói :”Có người biện luận rằng những nền kinh tế đang phát triển cần phải tăng đà phát triển kinh tế trước hết, việc cải tổ chính trị và dân chủ phải đi sau. Nhưng đó là một sự đổi chác thiển cận. Cải tổ chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan chặt chẽ.”

Nước Mỹ có một cộng đồng người Việt mạnh và có tổ chức. Nhiều người Việt lớn tuổi hơn trong cộng đồng là những người thoát thân khỏi chế độ Cộng Sản. Họ có ảnh hưởng lớn về chính trị khiến những người dân cử Mỹ, như dân biểu Loretta Sanchez ở California, thường thúc đẩy Việt Nam giành ưu tiên cho lãnh vực nhân quyền.

Hôm 25 tháng 7, giáo sư Alan Weiner của trường luật Stanford đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn kiện về việc giam giữ độc đoán 17 người tín đồ hoạt động cho Giòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam.

Tuy nhiên dù bao nhiêu áp lực và bao nhiêu lời tuyên bố, tình hình tại Việt Nam vẫn không được cải tiến. Giáo sư Weiner gọi đó là “cái nếp xâm phạm nhân quyền ngày càng gia tăng” trong một bảm tuyên bố gửi cho báo chí.

Trên thực tế, sự suy thoái như vậy đã khởi sự từ 2008, lúc quyền tự do báo chí bắt đầu bị cắt xén sau khi hai phóng viên bị bắt giam vì phóng sự của họ về vụ PMU-18 đầy tai tiếng. Nội dun vụ việc là năm 2006, một số đảng viên bị phát hiện đã đem những khoản tiền viện trợ khổng lồ của Nhật Bản và Ngân hàng Thế Giới đi cá độ bóng đá.

Cùng năm ấy, luật mới về blog ra đời, cấm các blogger đả động đến chính trị.

Câu hỏi được đặt ra là liệu Hoa Kỳ có hành động hết sức mình cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer của Học viện quốc phòng Australia, một chuyên gia về Việt Nam, nói :

”Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến mức độ nào mà Việt Nam thực sự muốn được một điều gì đó từ người Mỹ. Việt Nam muốn chủ tịch nước của họ được đón tại toà Bạch ốc. Việt Nam muốn là đối tác chiến lược của Mỹ. Việt Nam muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn chế về vũ khí bán cho họ. Các giới chức Mỹ đã nói rõ không một điều nào trong số đó sẽ được thực hiện nếu nhân quyền (bao gồm quyền tự do internet) được cải tiến. Nhưng mặc cho những áp lực của Hoa Kỳ, mọi việc càng ngày càng tệ”

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói với giới nhà báo trong một buổi họp báo hồi tháng trước rằng cả những thành phần bảo thủ cứng rắn trong chính quyền Việt Nam cũng bắt đầu thấy giá trị của mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Thế nhưng những điều kiện do người Mỹ đặt ra vẫn không được đáp ứng.

Viên chức cao cấp của bộ ngoại giao Mỹ giải thích :”Điều mà Hoa Kỳ đang làm là nói rõ vời Việt Nam rằng nếu họ muốn có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, họ sẽ phải thực hiện những bước cần thiết về mặt kinh tế và cũng phải tăng tiến thành tích tốt về nhân quyền, là điều mà trên thực tế có nhiều trường hợp đã bị lạc hướng thay vì tiến bộ”

Liên Hiệp Quốc lên tiếng
Có thể Hoa Kỳ là nước lên tiếng nhiều nhất, nhưng không phải quốc gia duy nhất lo cho vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Một bản tuyên bố của Liên Hiệp Quốc được công bố vì vụ tự thiêu của bà Liêng viết rằng :

”Một số những vụ bắt giam và kết án nặng nề trong những năm gần đây biểu lộ khuynh hướng đáng ngại trong việc hạn chế tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, và quyền tự do hội họp của các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, là những người đã đặt dấu hỏi về những chính sách của chính phủ bằng một phương cách ôn hoà”

Trở lại với đại học Stanford, giáo sư Alan Weiner nói với báo The Diplomat :

”Chúng tôi hy vọng rằng một tài liệu về sự phát hiện của một cơ quan đáng kính và có thẩm quyền như Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về việc bắt giữ độc đoán sẽ xác nhận những gì chúng tôi tin vào, đó là: việc chính quyền Việt Nam bắt giữ những người hoạt động này là đã vi phạm nghĩa vụ của Việt Nam về nhân quyền quốc tế.”

Ông nhắc lại :

“Hy vọng rằng tài liệu phát hiện của cơ chế đáng kính và có thẩm quyền nói trên cho thấy Việt Nam đã xâm phạm nhân quyền của những nhà hoạt động ấy sẽ khuyến khích Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của họ”

Trên thực tế quyền tự do ngôn luận được “tôn sùng” trong hiến pháp Việt Nam. Điều 69 Hiến pháp Việt Nam xác định :

”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên nhóm 8 từ sau cùng "theo quy định của pháp luật” mới là cốt yếu. Những phần khác của luật, như điều 88 hạn chế “tuyên truyền”, có thể chiếm ưu thế trên điều 69, và việc đó sẽ thể hiện rõ ràng khi ba bloggers ra toà lãnh án.

Yếu tố Trung Quốc
Nhưng vì sao nhiều nỗ lực như vậy đưa đến rất ít tiến bộ? Một phần có thể do mối quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam đối chiếu với mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Công việc trong Đảng, Bộ chính trị, hay trong chính phủ thường là ít được biết đến trong một khung cảnh trong sáng, và nhiều người thừa nhận rằng những nhân vật thù nghịch với Mỹ hay có liên quan nhiều hơn với Mỹ có thể đã tung ra những cuộc đàn áp khắc nghiệt hơn để làm chậm lại sự tăng tiến của mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ .
Giáo sư Thayer nói :

”Thành phần bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam chỉ muốn sử dụng vấn đề nhân quyền để ngăn trở sự phát triển của mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Hoa Kỳ.”

Đó cũng chưa phải bức tranh toàn cảnh, khi những quan ngại về an ninh nội chính và sự lo âu về “diễn biến hoà bình” cũng là những mối lo toan của khá nhiều người (trong đảng Cộng Sản).

Với con số “cư dân mạng” gia tăng nhanh chóng nhất trong khu vực Đông Nam Á, và 30 phần trăm dân số sử dụng internet (mà 75% trong số đó vẫn sống bên ngoài các thành thị), có những sự lo sợ về việc những nhóm đông đảo được tổ chức online.

Liệu mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ rốt cuộc có vượt thắng được điều mà một số thành phần trong chính quyền Việt Nam coi là mối quan tâm về an ninh nội chính hay không? Điều đó còn phải chờ xem. Tuy nhiên điều khả dĩ xảy ra nhiều hơn là sẽ còn thêm nhiều blogger bị bắt giam, mặc cho quốc tế phản đối.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 14/08/2012 lúc 05:31:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.